Tên Khoa học: Achyranthes aspera L.Tên tiếng Anh: Tên tiếng Việt: Cỏ xước; Cở sướt; nam ngưu tấtTên khác: Achiranthes aspera var. rubro-fusca Wight; Cyathula geniculata Lour.;
Cây thảo sống hằng năm hay hai năm, cao khoảng 1m. Rễ nhỏ, cong queo, bé dần từ cổ rễ đến chóp rễ, dài 10 - 15cm, đường kính 2 - 5mm. Lá mọc đối, mép lượn sóng.
Hoa nhiều, mọc thành bông dài 20 - 30cm ở ngọn cây. Quả nang, có lá bắc tồn tại thành gai nhọn. Hạt hình trứng dài.
Loài liên nhiệt đới, có phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở Việt Nam cũng gặp khá phổ biến.
Cây mọc trên các bãi cỏ, nương rẫy cũ, quanh làng bản, ven đường đi, bờ bụi nơi có ánh sáng và đất tốt, tới độ cao 1500m. Ra hoa vào mùa hè - thu.
Ngọn và lá non thu hái vào lúc cây chưa có hoa, đem vò kỹ, thái nhỏ, rửa sạch, chần qua nước sôi có thể xào hoặc nấu canh. Người ta đã biết trong loại rau này có các thành phần tính theo g% là: nước 81,9; protein 3,7; glucid 9,2; xơ 2,9; tro 2,3 và tính theo mg%: caroten 2,6; vitamin C 20.
Rễ cây và các bộ phận khác được dùng trị:
1. Cảm mạo phát sốt, sổ mũi; 2. Sốt rét, lỵ; 3. Viêm màng tai, quai bị; 4. Thấp khớp tạng khớp; 5. Viêm thận phù thũng; 6. Tiểu tiện không lợi, đái dắt, đái buốt; 7. Đau bụng kinh, vô kinh, kinh nguyệt không đều; 7. Đòn ngã tổn thương. Liều dùng: 15 - 30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp.
Ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây trị bệnh phù, bệnh trĩ, nhọt, phát ban da, đau bụng và rắn cắn. Rễ được dùng sắc để làm se. Hạt được dùng trị chứng sợ nước.