Tên Khoa học: Ailanthus altissima (Mill.) SwingleTên tiếng Anh: Tên tiếng Việt: Thanh thất núi cao; Càng hom cao; Phượng nhỡn thảo; Xú xuânTên khác: Toxicodendron altissima Mill, Ailanthus glandulosa Desf;
Cây gỗ lớn cao quá 20m; vỏ hầu như nhẵn với những đường quanh co; nhánh lớn tỏa rất rộng. Lá dài đến 60cm, mang 13 - 25 lá chét hình trái xoan nhọn, chia thùy, dài 7 - 12cm, rộng 2 - 4cm, có lông mịn ở mặt trên, nhẵn ở mặt dưới, mép gốc lá có 3 - 4 tuyến to ở răng; gân bên 7 - 9 đôi.
Chùy hoa dạng tháp to. Hoa nhỏ màu trắng lục; lá đài 5, nhỏ; cánh hoa 5, cao 2,5mm; nhị 10; có đĩa mật; hoa cái có bầu 5 cạnh, 5 đầu nhụy. Quả 1 - 5, có cánh ở hai đầu, dài 4 - 6cm.
Loài của Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây mọc ở các tỉnh phía Bắc ở độ cao lên đến 1500 m.
Chỉ gặp ở trong các rừng nhiệt đới núi cao. Có khả năng chịu hạn và đất xấu.
Ra hoa tháng 6 - 7, có quả tháng 9 - 10.
Cây được trồng làm cảnh, do kỹ thuật trồng trọt và bằng con đường vô tính, người ta đã tạo ra những cá thể không có hoa đực để tránh mùi hôi và phát triển những cá thể có hoa đỏ hay vàng.
Gỗ dùng đóng đồ đạc thông thường, đóng xe, đóng thùng nuôi ong. Hạt có dầu. Vỏ thân, vỏ rễ, lá dùng làm thuốc.
Vỏ thường dùng trị tiêu chảy kéo dài, lỵ lâu ngày, đái ra huyết, phụ nữ huyết băng, đới hạ và nam giới di tinh, bạch trọc... Ở Ấn Độ, vỏ dùng trị lỵ và ký sinh trùng đường ruột; nếu uống nhiều thì gây nôn.
Lá có độc, súc vật ăn vào có thể bị chết; thường dùng ngoài nấu nước tắm rửa chữa ghẻ lở, chốc đầu