Tên Khoa học: HaloragaceaeTên tiếng Anh: Tên tiếng Việt: Rong tiên (Rong xương cá, Nghi tháp, Rong đuôi chóTên khác:
Haloragaceae R.Br. 1814
Họ Rong đuôi chồn (danh pháp khoa học: Haloragaceae, đồng nghĩa: Cercodiaceae A.-L. de Jussieu, Myriophyllaceae Schultz-Schultzenstein) là một họ trong bộ Tai hùm (Saxifragales) của thực vật hai lá mầm hạt kín. Trong hệ thống Cronquist, nó được đặt trong bộ Rong đuôi chồn (Haloragales), nhưng trong hệ thống APG II, nó được đặt trong bộ Saxifragales. Họ này gần như phân bố rộng khắp toàn cầu, ngoại trừ các vùng sa mạc khô cằn. Trung tâm đa dạng về loài nằm ở Australia và Nam bán cầu nói chung.
Cây thảo sống chìm ở dưới nước như rong đuôi chồn và lá thường xẻ lông chim như sợi thường mọc vòng 4 lá một, một số mọc đối thậm chí cả mọc cách. Một số khác sống nơi ẩm thì lá dạng bản mọc đối là chủ yếu.
Hoa nhỏ, lưỡng tính, mẫu 4 (K4C4A4G4) đôi khi mẫu 2. Ống hoa dính với bầu, bộ nhị obdiplostemon, bầu hạ, 2-4 ô, các vòi nhụy rời nhau, mỗi bầu chứa 1 noãn treo.
Thế giới có 7 chi, 130 loài, phân bố ở Chủ yếu Nam bán cầu đặc biệt châu Úc
Việt Nam có 2 chi, 10 loài
Phân loại: Nó có họ hàng với Myrtales đặc biệt với Onagraceae.
Giá trị kinh tế: Là nơi sinh sống của cá và nhiều sinh vật nước.
Miêu tả
Các loài trong họ này là thực vật sống lâu năm, đôi khi là thực vật một năm, và chủ yếu là rậm lá, mặc dù có một vài loài là cây thân gỗ. Một số loài là thực vật sống trên đất liền còn chủ yếu là thực vật thủy sinh nước ngọt. Lá có khía hay xẻ thùy sâu, mọc đối hay mọc vòng. Chúng chủ yếu là cây đơn tính cùng gốc với các hoa gần như luôn luôn là nhỏ, đối xứng xuyên tâm. Chúng chỉ có 1 noãn trên mỗi lá noãn. Bầu nhụy là dạng quả tụ và đính trên bầu (thể sinh dục cái bên ngoài).
Công thức hoa: *K3-4 C3-4 hoặc C0 A2-8 G(2-4)
Các chi
Trong họ này có 8-9 chi với khoảng 145 loài:
* Glischrocaryon (bao gồm cả Loudonia) * Gonocarpus * Haloragis (bao gồm cả Meionectes): rong đuôi chồn * Haloragodendron, chứa 5 loài cây bụi đặc hữu Australia. * Laurembergia * Meziella * Myriophyllum, 60 loài rong xương cá thủy sinh * Proserpinaca * Vinkia
Các chi trước đây thuộc họ Cercodiaceae và Myriophyllaceae hiện nay là một phần của họ Haloragaceae. Bên cạnh đó, chi Gunnera trước đây bị gộp trong họ này.