Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với
BỘ

Tên Khoa học: Lamiales
Tên tiếng Anh:
Tên tiếng Việt: Bạc Hà
Tên khác:

MÔ TẢ CHUNG

Bộ Hoa môi hay bộ Húng hoặc bộ Bạc hà là một đơn vị phân loại trong nhánh Cúc (asterids) của thực vật hai lá mầm thật sự. Bộ Lamiales trước đây có giới hạn khá hẹp (ví dụ, trong hệ thống Cronquist), bao gồm các họ chính như họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) và Boraginaceae cộng với một số họ nhỏ khác. Các công trình nghiên cứu về hệ thống phát sinh loài gần đây đã chỉ ra rằng Lamiales là một bộ đa ngành tương ứng với bộ Huyền sâm  (Scrophulariales) và hai nhóm mà hiện nay thông thường tổ hợp trong một bộ mà trước kia nó bao gồm hai bộ Hippuridales  và Plantaginales. Lamiales đã trở thành tên gọi được ưa thích cho nhóm tổ hợp lớn hơn này. Vị trí của họ Boraginaceae là không rõ ràng nhưng các nghiên cứu phát sinh loài chỉ ra rằng họ này không thuộc về bộ Lamiales.

Định nghĩa của họ Huyền sâm - Hoa mõm sói (Scrophulariaceae), trước đây là một nhóm đa ngành không đồng nhất được xác định chủ yếu bởi các đặc trưng có dạng chung. Nhiều họ khác cũng thuộc bộ Lamiales, có xuất phát nguồn từ đó, đã được chia tách một cách cơ bản để tạo ra một loạt các họ khác nhỏ hơn nhưng được định nghĩa tốt hơn và được coi là đơn ngành.

Các loài trong bộ Lamiales thể hiện các đặc trưng chung điển hình sau, mặc dù có một vài ngoại lệ đối với tất cả chúng:

    * Nhụy hoa to bao gồm hai lá noãn hợp lại.
    * Năm cánh hoa hợp lại thành ống.
    * Tràng hoa đối xứng hai bên, thường là hai môi.
    * Bốn (hoặc ít hơn) nhị hoa có khả năng sinh sản.

Phân loại

Trong hệ thống phân loại Cronquist cũ, bộ Lamiales bao gồm các họ Lamiaceae, Verbenaceae, Boraginaceae và Lennoaceae. Nhiều họ khác liệt kê dưới đây đã được đưa vào trong bộ Scrophulariales.

theo hệ thống APG II

Có khoảng 23.300 loài trong bộ Lamiales. Chúng được chia ra thành 1.059 chi trong 23 họ (hoặc nhiều hơn) (APG II). Các họ và chi không xếp họ sau đây được liệt kê trên website của APG.

    * Họ Ô rô (Acanthaceae, bao gồm cả họ Avicenniaceae) với khoảng 229 chi và khoảng 4.000 loài.
    * Họ Chùm ớt (Bignoniaceae) với khoảng 110 chi và 800 loài.
    * Họ Byblidaceae: 1 chi, 6 loài.
    * Họ Calceolariaceae: 2 chi, 260 loài.
    * Họ Hương thiến (Carlemanniaceae): 2 chi, 5 loài.
    * Họ Tai voi (Gesneriaceae) với khoảng trên 147 chi và 3.200 loài.
    * Họ Hoa môi, còn gọi là họ bạc hà, (Lamiaceae) với 236 chi, 7.173 loài.
    * Họ Nhĩ cán (Lentibulariaceae) với 3 chi, 320 loài.
    * Họ Lữ đằng (Linderniaceae): 13 chi, 195 loài; đã từng được đưa vào họ Scrophulariaceae.
    * Họ Martyniaceae: 5 chi, 16 loài.
    * Họ Ô liu (Oleaceae) với khoảng 24 chi và khoảng 615 loài. Đôi khi còn được đưa vào bộ Long đởm (Gentianales).
    * Họ Cỏ chổi (Orobanchaceae) với 99 chi với 2.060 loài (sensu lato). Không được liệt kê trong Uni-Ham; đã từng được đưa vào họ Scrophulariaceae.
    * Họ Hông (Paulowniaceae): 1 chi, 6 loài.
    * Họ Vừng (Pedaliacae) với 13 chi, 70 loài.
    * Họ Thấu cốt thảo (Phrymaceae): Khoảng 19 chi (có lẽ ít hơn), 234 loài.
    * Họ Mã đề hay còn gọi là họ Xa tiền (Plantaginaceae), bao gồm cả một họ cũ là Globulariaceae, khoảng 90 chi, 1.700 loài.
    * Họ Plocospermataceae: 1 chi, 1 loài.
    * Họ Schlegeliaceae: 4 chi, 28 loài.
    * Họ Huyền sâm (Scrophulariaceae) với khoảng 65 chi và 1.700 loài (sensu stricto). Theo APG II thì họ này được định nghĩa lại để bao gồm cả họ Buddlejaceae và Myoporaceae cũng như loại bỏ một vài thành viên cũ, các thành viên này được đưa vào họ Calceolariaceae, Orobanchaceae, Paulowniaceae, Phrymaceae và Plantaginaceae.
    * Họ Stilbaceae: 11 chi, 39 loài.
    * Họ Tetrachondraceae: 2 chi, 3 loài.
    * Họ Thomandersiaceae: 1 chi, 6 loài.
    * Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) với 34 chi, 1.175 loài.
    * Chi Peltanthera: 1 chi, 1 loài (Peltanthera costaricensis).
    * Chi Rehmannia: 1 chi, 6 loài.

PHÂN LOẠI KHOA HỌC
Giới: Thực vật
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida

CÁC HỌ

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2024