Giới thiệu chung
Ngay từ thủa khai sinh, con người đã biết dựa vào thiên nhiên mà sống. Trong tiến trình lịch sử ấy, thực vật đóng vai trò quan trọng số một, đó là cơm ăn, là áo mặc, là những ngôi nhà che mưa nắng hay những cung điện bằng gỗ nguy nga tráng lệ. Ngày nay, con người tìm đến với các thảo dược nhằm hỗ trợ sức sống, kéo dài tuổi thọ, tăng vẻ đẹp bản thân và ngay cả đến các vật dụng trong gia đình, trường học hay công sở… cũng quay trở về là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm từ những nguyên liệu là cỏ cây hoa lá. Không những thế, thực vật còn có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tồn vong của trái đất.
Oxy lấy từ đâu? Năng lượng duy trì tất cả những hoạt động trên trái đất lấy từ đâu? Câu trả lời, bắt nguồn từ thực vật. Thật vậy, thực vật có chức năng đặc biệt mà không sinh vật hay bất kỳ một vật thể nào khác trên trái đất này có được, đó là sản sinh oxy từ hoạt động tổng hợp chất hữu cơ làm đầu tầu nuôi sống toàn trái đất với nguồn năng lượng được tích lũy từ ánh sáng mặt trời. Thêm vào đó, với sự đa dạng về mọi mặt, thế giới thực vật đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích cho con người nói riêng và tất cả các sinh vật khác trên thế giới nói chung.
Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi mà thiên nhiên ban tặng như thế, con người cũng đang đứng trước một nguy cơ hủy hoại mang tính toàn cầu. Do những tác động tiêu cực của công nghiệp hóa, đô thị hóa, chiến tranh cùng với thiên tai... nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta đang ngày một suy giảm. Trong bối cảnh đó, hàng loạt những sự biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính đã làm cho những cánh rừng biến thành đồng cỏ, hoang mạc, những ngôi làng, những cánh đồng tươi đẹp biến thành những mảnh đất chết không người, thiên tai tàn phá hàng triệu sinh mạng mỗi năm, làm hao hụt ngân sách các quốc gia hàng tỉ Đô la, tiêu tốn rất nhiều công sức của các tổ chức cứu trợ liên hợp quốc, chữ thập đỏ…
Được sự hưởng ứng từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, hàng loạt những chương trình hành động đã được triển khai, trong đó vấn đề nông nghiệp và an ninh lương thực được đưa lên hàng đầu tại các cuộc hội thảo, hội nghị tầm cỡ khu vực và quốc tế. Vấn đề bảo tồn rừng và phát triển bền vững cũng đã đi vào các chương trình nghị sự của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Trong hoàn cảnh một nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, vấn đề đó cũng được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Hàng loạt các chương trình hành động cụ thể về nghiên cứu, ứng dụng tài nguyên thiên nhiên mà trong đó trọng tâm là các loài thực vật, đã được xây dựng và triển khai. Tuy vậy, cho đến nay, vẫn chưa có một chương trình nào nghiên cứu sâu rộng về tính ứng dụng cụ thể của toàn bộ tài nguyên Việt Nam vào cuộc sống; đặc biệt trong bối cảnh hòa nhập toàn cầu với công nghệ thông tin hiện đại ngày nay, ngày càng có nhiều người ít quan tâm tới nguồn tài nguyên thực vật của nước nhà.
Botany Vietnam Group (BVN Group) ra đời, có nhiệm vụ nghiên cứu và quảng bá ứng dụng tài nguyên sinh học của Việt Nam vào đời sống thực tế. Trang thông tin đầu tiên của nhóm đặt tại địa chỉ http://www.botanyvn.com (BotanyVN) có tác dụng quảng bá từ những thành tựu trong nghiên cứu khoa học Thực vật cho tới các ứng dụng của khoa học công nghệ phục vụ đời sống sản xuất của cộng đồng người Việt nói chung và thế giới nói riêng.
Đến với website BotanyVN, các bạn có thể tìm thấy tất cả những thông tin yêu cầu về khoa học và ứng dụng tài nguyên Thực vật Việt Nam, đem đến cho bạn những thông tin quan trọng và cập nhật nhất về mặt khoa học và ứng dụng trong thực tiễn phát triển và khai thác trong ngư nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp như trồng cây gì, quy trình chăm sóc, sản xuất, chế biến và năng xuất của từng loài, giống cụ thể trong điều kiện hoàn cảnh của từng địa phương. Đồng thời BotanyVN hỗ trợ cho những kiến thức cơ bản dễ áp dụng trong đời sống như: lựa chọn nguồn lương thực sạch từ thực vật: rau xanh, hoa quả hay cách thức nuôi trồng cây cảnh, nghiên cứu thảo dược…
Trang bị cho các bạn học sinh, sinh viên những kiến thức cơ bản nhất trong các ngành, môn học liên quan đến thực vật, cung cấp cho các bậc cao niên những mẹo hay trong việc chăm sóc vườn cây cảnh hay giúp cho những bà nội chợ chuẩn bị được những bữa ăn mang lại giá trị to lớn cho sức khỏe của gia đình từ các loại rau, quả, củ… cũng là những chức năng chính của BotanyVN.
Không chỉ dừng lại ở đó, BotanyVN còn cung cấp cho bạn những kiến thức quan trọng khác giúp bạn hòa mình vào với thiên nhiên và tìm được những cảm giác thú vị, những giây phút thư giãn tuyệt vời khi tham gia các tour du lịch sinh thái hay đến tham quan các vườn thực vật, công viên quốc gia…
Ngày nay, các bạn trẻ ít có những kiến thức để hòa mình với thiên nhiên, đặc biệt là học sinh. BotanyVN còn có chuyên mục thông tin riêng dành cho trẻ em, giúp trang bị cho các em những cách tiếp cận thật sống động với thế giới cỏ cây nhằm nâng cao hiểu biết và đem đến những điều thú vị khác trong thế giới thực vật cho các em.
Thêm vào đó, BotanyVN có trách nhiệm quảng bá những kiến thức bản địa độc đáo về ứng dụng tài nguyên thực vật nhằm cài thiện sức khỏe, chữa trị các bệnh “tứ chứng nan y” hay tìm ra những nguồn nguyên liệu mới nhằm góp phần giảm giá thành sản xuất các dược phẩm mà hiện nay Việt Nam đang phải nhập khẩu.
Với tinh thần ấy, BotanyVN nói riêng và BVN Group nói chung rất mong nhận được sự công tác của các nhà khoa học, bạn đọc và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn vì những tinh thần đóng góp đó.
Nhóm tác giả:
Vũ Anh Tài - Ngô Trường Giang - Trần Trung Hiếu - Nguyễn Thanh Tuấn - Ngô Đức Phương - Hoàng Gia Trinh - Nguyễn Quỳnh Nga - Nguyễn Anh Đức - Bùi Văn Thanh - Cấn Mỹ Hạnh.
Về các cộng tác viên và vấn đề bản quyền:
Hiện tại, BVN nhân được rất nhiều sự hỗ trợ của các thành viên khác và người đóng góp bài viết, hình ảnh, tư liệu:
GS. TSKH. Leonid Averyanov, Viện thực vật Komarov, Viện Hàn lâm Khoa học Nga
GS. TS. Phan Kế Lộc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN (chú thích ảnh PKLOC)
TS. Lưu Hồng Trường, Viện Sinh thái học mien Nam (chú thích ảnh LHTRUONG)
ThS. Phạm Văn Thế, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (chú thích bài The.bvn, chú thích ảnh PVTHE)
ThS. Nguyễn Sinh Khang, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (chú thích bài Khang.bvn, chú thích ảnh NSKHANG)
TS. Nguyễn Thế Cường, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (chú thích ảnh NTCUONG)
ThS. Đỗ Văn Hài, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (chú thích ảnh DVHAI)
TS. Đỗ Thị Xuyến, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN (chú thích ảnh DTXUYEN)
ThS. Nguyễn Kim Thanh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN (chú thích ảnh NKTHANH)
Chu Xuân Canh, Care (chú thích ảnh CXCANH)
TS. Nguyễn Tuấn Trường ĐH Dược Hà Nội (chú thích ảnh TuanNguyen)
TS. Hoàng Thanh Sơn, Viện nghiên cứu Lâm sinh (Chú thích ảnh SHOANG)
Nguyễn Lương Xuân Bách (chú thích ảnh NLXBACH)
Ths. Nguyễn Hoàng Hào, Viện Điều tra quy hoạch rung (chú thích ảnh Haofipi)
Nguyễn Việt Hùng - Vườn Quốc gia Vũ Quang (chú thích ảnh NVHUNG)
Nghiêm Đức Trọng - Trường ĐH Dược Hà Nội (chú thích ảnh, NDTRONG)
Đỗ Văn Trường, Bảo tang thiên nhiên Việt Nam (chú thích ảnh DVTRUONG)
Botany Taoxonomy VN (chú thích ảnh BTVN)
Trịnh Ngọc Bon, Viện Khoa học Lâm nghiệp (chú thích ảnh TNBON)
Phùng Mỹ Trung, Vncreatures (chú thích ảnh PMTRUNG)
Ngoài ra, BotanyVN còn nhận được sự hỗ trợ, cung cấp tư lieu của nhiều tác giả khác, chúng tôi đều trích nguồn cụ thể, trong đó, bản quyền hình ảnh chúng tôi viết tắt trong chú thích tên ảnh.
Nếu có bất cứ sự thắc mắc về điều chỉnh hình ảnh, bài viết, thong tin nào phản hồi từ phía độc giả, tác giả, BVN cam kết sẽ chỉnh sửa theo yêu cầu, bao gồm cả việc gỡ bỏ bài viết nếu tác giả hoặc cơ quan ban hành bài viết, hình ảnh yêu cầu.