Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > TÀI NGUYÊN THỰC VẬT VIỆT NAM

Nghiên cứu hàm lượng chất tan trong nguyên liệu thạch đen tại Lạng Sơn

Cập nhật ngày 30/10/2009 lúc 4:34:00 PM. Số lượt đọc: 2897.

Thạch đen (Mesona chinensis Benth.) hiện gặp phân bố tự nhiên tại Cao Bằng (Nguyên Bình, Bảo Lạc), Lạng Sơn (Tràng Định), Lâm Đồng (Đà Lạt) và Trung Quốc. Thạch đen được nhân dân một số nơi tại Lạng Sơn, Cao Bằng trồng, thu nguyên liệu sản xuất thạch làm thực phẩm giải khát trong mùa hè. Đây là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến ở Việt Nam từ lâu, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng….

Thạch đen (Mesona chinensis Benth.) hiện gặp phân bố tự nhiên tại Cao Bằng (Nguyên Bình, Bảo Lạc), Lạng Sơn (Tràng Định), Lâm Đồng (Đà Lạt) và Trung Quốc. Thạch đen được nhân dân một số nơi tại Lạng Sơn, Cao Bằng trồng, thu nguyên liệu sản xuất thạch làm thực phẩm giải khát trong mùa hè. Đây là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến ở Việt Nam từ lâu, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng….

Cho tới nay, sản phẩm từ cây thạch đen ở Việt Nam chủ yếu là thạch (grass jelly) được chế biến theo phương pháp thủ công truyền thống và sử dụng trong dân gian.

Những năm gần đây, do nhu cầu gia tăng của thị trường khu vực, cây thạch đen được trồng nhiều tại Tràng Định và một số khu vực khác của tỉnh Lạng Sơn. Trong đó, 2/3 sản lượng hàng năm được xuất sang thị trường các nước như Thái Lan, Trung Quốc (Đài Loan), Malaysia,…

Xuất phát từ nhu cầu của thị trường, Lạng Sơn đã xác định đây là cây kinh tế của tỉnh. Các vùng như Chi Lăng, Tràng Định… đã trở thành nơi cung cấp nguyên liệu thạch đen cho toàn tỉnh và xuất khẩu. Xác định quy trình trồng, chăm sóc, kiểm tra chất lượng nguyên liệu thạch là việc làm rất cần thiết để nâng cao uy tín nguyên liệu thạch tại Lạng Sơn. Mặt khác tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu là chỉ tiêu không thể thiếu trong việc xây dựng thạch đen thành thương phẩm quốc tế.


Hoa và lá cây thạch đen - Mesona chinensis

Đối với thạch đen, hàm lượng chất tan là chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định chất lượng sản phẩm. Do vậy chúng tôi nghiên cứu chỉ tiêu này của cây thạch đen trong mối quan hệ với các yếu tố ảnh hưởng.

Phương pháp nghiên cứu

1. Phương pháp bón phân

Công thức phân bón trong các thí nghiệm gồm:

Liều lượng bón phân: 

Đơn vị: g/m2

Công thức

Urê

Lân

Kali

I

10

10

10

II

10

15

10

III

15

10

10

IV

10

5

5

V

10

10

0

2. Xác định độ ẩm

- Sử dụng phương pháp “Xác định mất khối lượng do làm khô” nêu trong phụ lục 98, mục 5.16 Dược điển Việt Nam. Phương pháp 1: Sấy trong tủ sấy ở áp suất thường.

3. Xác định hàm lượng chất tan

- Sử dụng phương pháp “Xác định chất chiết được bằng nước” nêu trong mục 9.3, phụ lục 142 . Dược điển Việt Nam.


Thạch nguyên liệu và thạch thành phầm

Kết quả nghiên cứu

1. Ảnh hưởng của các vùng trồng

Các số liệu trong bảng 1 trình bày về hàm lượng chất tan trong nguyên liệu thu từ một số huyện khác nhau của tỉnh Lạng Sơn.

Bảng 1. Hàm lượng chất tan trong nguyên liệu thạch đen tại một số huyện thuộc Lạng Sơn

STT

Nơi thu

Bộ phận cây

Độ ẩm

tuyệt đối (%)

Hàm lượng chất tan

Loại thạch

1

Tràng Định (Kim Đồng), 2006

Cả cây

11,5

24,86

Thạch ruộng

2

Tràng Định (Kim Đồng), 2006

Cả cây

11,5

27,70

Thạch nương

3

Tràng Định (Tri Phương), 2007

Cả cây

12,0

25,00

Thạch nương

4

Chi Lăng, 2007

Cả cây

12,0

25,00

Thạch nương

5

Tân Tiến

Cả cây

13,0

25,29

Thạch nương

6

Bình Gia (Minh Khai)

Cả cây

11,0

28,8

Thạch nương

7

Bắc Sơn (Tân Tri)

Cả cây

12,0

17,7

Thạch nương

Qua các số liệu trên, có thể rút ra một số nhận định sau:

- Thạch nương có hàm lượng chất tan luôn cao hơn thạch trồng tại ruộng.

- Thạch trồng tại các khu vực khác nhau có hàm lượng chất tan khác nhau.


Thạch đen trồng trên ruộng và trên đồi

Điều đó chứng tỏ điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu có ảnh hưởng lớn tới quá trình tích luỹ chất tan trong cây, điều này được thấy rõ khi so sánh giữa hàm lượng chất tan trong cây trồng tại Tràng Định và Bắc Sơn. Tại Lạng Sơn không phải vùng nào cũng trồng được thạch với năng suất cao và chất lượng tốt. Do vậy, trong tương lai cần có quy hoạch vùng trồng nguyên liệu thạch đen tại Lạng Sơn.

2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng

Trong thực tế, người dân địa phương thường trồng thạch đen từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm (đối với thạch ruộng). Việc xác định chính xác thời vụ trồng thích hợp có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn. Điều này liên quan mật thiết tới kế hoạch sử dụng đất và luân canh trên mỗi vùng đất canh tác, như trồng xen ngô, lạc, đỗ... giữa các vụ của thạch. Như vậy sẽ tăng hiệu quả kinh tế và hiệu suất sử dụng đất.

Như vậy, thời gian trồng thích hợp của thạch đen vào tháng 12 đến tháng 2 hàng năm. Các cây trồng vào thời gian này có tỷ lệ lá khá cao. Ngoài khoảng thời gian trên, nếu trồng thạch đen sẽ cho nguyên liệu có tỷ lệ thân rất cao, làm giảm chất lượng nguyên liệu. Về hàm lượng chất tan cũng nhận thấy, thạch trồng vào tháng 1 cho hàm lượng chất tan cao nhất trong cả cây (22,5%).

Bảng 2. Hàm lượng chất tan trong nguyên liệu thạch trồng theo thời vụ

STT

Thời gian trồng

Hàm lượng chất tan (%)

1

Thạch trồng vào tháng 12

20,6

2

Thạch trồng vào tháng 1

22,5

3

Thạch trồng vào tháng 2

19,4

4

Thạch trồng vào tháng 3

19,0

Cho tới nay, thạch đen được trồng theo kinh nghiệm dân gian và chưa được nghiên cứu về chế độ bón phân hợp lý. Để có được nguyên liệu đảm bảo yêu cầu của thị trường, cần nghiên cứu và đề xuất một chế độ bón phân thích hợp để thống nhất áp dụng cho toàn khu vực.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức phân bón tới hàm lượng chất tan được trình bày trong bảng 3.

Bảng 3. Hàm lượng chất tan trong nguyên liệu thạch trồng tại các ô thí nghiệm về công thức bón phân

STT

Tên mẫu

Nơi thu

Bộ phận

Hàm lượng

chất tan (%)

Thạch ruộng thí nghiệm

1

Công thức 1

10N:10P:10K

Kim Đồng, Tràng Định

Cả cây

26,3

2

30,2

3

Thân

25,5

4

Công thức 2

10N:15P:10K

Kim Đồng, Tràng Định

Cả cây

24,7

5

28,0

6

Thân

21,9

7

Công thức 3

15N:10P:10K

Kim Đồng, Tràng Định

Cả cây

26,5

8

31,3

9

Thân

23,9

10

Công thức 4

10N:5P:5K

Kim Đồng, Tràng Định

Cả cây

22,5

11

29,0

12

Thân

16,9

13

Công thức 5

10N:10P:0K

Kim Đồng, Tràng Định

Cả cây

26,8

14

28,8

15

Thân

24,0

16

Mẫu đối chứng

Kim Đồng,

Tràng Định

Cả cây

23,0

17

26,5

18

Thân

20,0

19

Thạch trồng trên nương

Kim Đồng, Tràng Định

Cả cây

25,9

20

Thạch trồng trên nương

Chi Phương

Cả cây

24,7

21

Thạch trồng trên ruộng

Đội Cấn, Tràng Định

Cả cây

22,7

Qua các số liệu trên, có thể nhận thấy: Các công thức thí nghiệm đều cho nguyên liệu cây thạch đen có hàm lượng chất tan khá cao (22,5-26,8%). Trong các công thức thí nghiệm trên, bước đầu nhận thấy công thức phân bón 5 cho nguyên liệu có hàm lượng chất tan cao nhất. Tuy nhiên, để lựa chọn công thức phân bón thích hợp cần tính toán trong mối quan hệ với năng suất nguyên liệu. Hàm lượng chất tan trong các công thức thí nghiệm không khác biệt nhiều so với các cây trồng trên nương và ruộng của cùng khu vực.


Mô hình trồng sản xuất thạch đen

Kết luận

Từ các kết quả trên, bước đầu nêu ra một số kết luận:

1. Thời vụ trồng thạch đen có thể từ tháng 12 đến tháng 3, nhưng thích hợp nhất nên trồng cây thạch đen vào khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2 hàng năm. Vào thời gian này nguyên liệu sẽ có hàm lượng chất tan cao.

2. Các công thức bón phân đều cho hàm lượng chất tan cao, đạt yêu cầu của thực tế, hàm lượng chất tan cao nhất thu được từ công thức bón phân số 5 (10N:10P:0K).

3. Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu có ảnh hưởng lớn tới hàm lượng chất tan trong cây thạch.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2005: Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập III: 212. NXB. Nông nghiệp.
2. Bộ Y tế, 2002: Dược điển Việt Nam, tái bản lần thứ 3: PL-142. NXB. Y học.
3. Harborne J. B., 1984: Phytochemical Methods, Second edition.Chapman and Hall, London, p. 4-6.
4. Vũ Xuân Phương, 2005: Họ Bạc hà - Lamiaceae Lindl., Thực vật chí Việt Nam, Tập 2: 72-73. NXB. KH & KT, Hà Nội.
5. UBND huyện Tràng Định, 2005: Địa chí huyện Tràng Định.

Lưu Đàm Ngọc Anh, Trương Anh Thư, Bùi Văn Thanh, Hà Tuấn Anh, Nguyễn Thị Hương Thảo
Viện ST&TNSV - Viện KH&CN Việt Nam
Lưu Đàm Cư
Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam - Viện KH&CN Việt Nam

(Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 - Viên ST&TNSV - Viện KH&VN Việt Nam)

anhtai.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2025