Photo: Dharmasthala Dharmadhikari Veerendra Heggade and his wife Hemavati standing next to the Tallest Cactus in Dharwad.
Cây xương rồng này hiện vẫn còn đang lớn, nó được trồng ngày 15 tháng 4 năm 2005. Cây này có mầm ở góc 3-9 độ và các búi gai trên các gờ thân. Hoa của nó dài đến 20cm, hình phễu màu trắng rồi đổi sang màu nâu khi nó héo. Mùa rahoa từ tháng ba đến tháng mười và chủ yếu là tháng chín.
Giám đốc xã hội của SDME, tiến sĩ Veerandra Heggade cho biết, hiện tại bản quyền của trường cao đẳng đã được gửi tới thành phố để hỗ trợ cho cây xương rồng này.
Theo như đã biết, kỉ lục thế giới trước đây thuộc về cây xương rồng ở Naraynpur ở Dharwad. Cây này sống ở nhà của Padit Munji ở Narayapur, cao 72 phít, được ghi vào sách kỉ lục thế giới năm 2004. hiện tại nó chỉ còn có 56 phít do bị gãy.
Giáo sư Parimala của phòng thực vật trường cao đẳng JSS giải thích lý do với cây xương rồng cao nhất thế giới, nó có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Ở Ấn Độ, nó được trồng ở các bờ rào và hiếm khi canh tác. Nó cũng được gọi là Xương rồng bờ rao, Táp pê-ru, Ngọn đuốc pê-ru, Xương rồng cây pê-ru, Xương rồng táo, Xương rồng cột.
Hoa của nó nở vào đêm và tàn vào sáng hôm sau, và vì vậy nó được gọi là xương rồng khế nở đêm. Hoa của nó màu trắng khi mới nở và có màu đồng thau khi tàn. Quả của nó ăn được và gọi là Táo pê-ru, màu đỏ.
Ở khu vực châu Mỹ la tinh, nó được gọi là Pitaya và được buôn bán ở chợ với tên gọi Koubo. Giáo sư Parimala cũng cho biết chế độ tiêu nước tốt, ánh sáng phù hợp và độ ẩm thấp là các điều kiện lí tưởng cho việc canh tác. Là giảng viên thực vật tại trường cao đẳng JSS, giáo sư Parimala còn cho biết nó thuộc về chi Xương rồng khế Cereus và nguồn gốc từ Nam Mỹ. "Xương rồng sinh sống ở khu vực có độ ẩm thấp và nhiều ánh sáng" ông nói.
Người sáng tạo, phó hiệu trưởng Đại học Mangalore, giáo sư M.I. Savadatti, hiệu trưởng SDMCDS C. Bhasker Rao, tổng thư kí SDME Jinendra Prasad, Hemavati Heggade, Suman Vajra Kuma và nhiều người có phẩm giá khác đã có mặt ở buổi giới thiệu.
(theo: worldrecordsacademy.org)