Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > TÀI NGUYÊN THỰC VẬT VIỆT NAM

Một số loài có khả năng chống chịu và cải thiện môi trường bị ô nhiễm thuộc phân họ cỏ (poideae) - họ cỏ (Poaceae) ở Việt Nam

Cập nhật ngày 8/12/2009 lúc 4:10:00 PM. Số lượt đọc: 4159.

Các loài thuộc họ Cỏ (Poaceae) rất phổ biến, thích nghi trong nhiều điều kiện môi trường sống khác nhau, một số loài còn có khả năng sống trong môi trường khắc nghiệt. Trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm hiện nay, việc nghiên cứu những loài cây có khả năng chống chịu và thích nghi với điều kiện ô nhiễm có thể giúp các nhà khoa học đề ra phương án cải thiện môi trường bằng công nghệ thực vật. Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu một số loài thuộc phân họ Cỏ (Poideae), họ Cỏ (Poaceae) ở Việt Nam có khả năng chống chịu và cải thiện môi trường bị ô nhiễm.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp so sánh hình thái được sử dụng để phân tích, định loại các loài thuộc họ Cỏ. Phân tích, tổng hợp các tài liệu chuyên khảo về họ Cỏ (Poaceae) và các tài liệu về ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu

Các loài thuộc phân họ Cỏ (Poideae), họ Cỏ (Poaceae) ở Việt Nam có khả năng chống chịu, thích nghi, hấp thụ kim loại và là sinh vật chỉ thị cho môi trường bị ô nhiễm:

1. Apluda mutica L. 1753 (CCVN: 886, DLTVVN: 776). - Apluda aristata L. 1759. - Apluda varia Hack. var. mutica (L.) Hoss. 1911 (FGI: 283). - Apluda varia Hack. var. aristata (L.) Rendle, 1904 (FGI: 283). - Cỏ hoa tre, Rếp, Thuỷ giá, Trấu thảo.

Phân bố: Lạng Sơn, Ninh Bình, Thanh Hoá, Thừa Thiên-Huế. Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Châu Phi và Châu Úc.

Sinh thái: Mọc ven rừng, ven suối, ven sông, ven đường đi, trong lùm bụi, trong vườn. Cây có khả năng chống chịu với ô nhiễm đất và nước.

2. Arthraxon hispidus (Thunb.) Makino, 1912 (CCVN: 894, DLTVVN: 778). - Phalaris hispida Thunb. 1784. - Arthraxon ciliaris Beauv. 1812 (FGI: 300). - A. ciliaris var. genuinus Hack. 1907 (FGI: 300). - A. ciliaris var. quartinianus Hack. 1907 (FGI: 300). - A. brevia-ristatus Hack. 1896 (FGI: 298). -Tiết trục phún, Cỏ vang, Cỏ trục đốt, Tận thảo.

Phân bố : Lào Cai (Sapa), Phú Thọ (Yên Lãng, Tu Vũ), Vĩnh Phúc (Mê Linh: Yên Lãng), Hà Nội, Hoà Bình (Phương Lâm, Chợ Bờ). Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.

Sinh thái: Mọc ven đường mòn, ven rừng, dựa suối, ở độ cao 400-1500m. Cây có thể sống trong môi trường có nhôm, canxi, magiê và nhiều nitơ.

3. Brachiaria brizantha (Hochst. ex A. Rich.) Stapf, 1919 (CCVN: 818, DLTVVN: 781). - Panicum brizanthum Hochst. [1841, nom. nud.] ex A. Rich. 1851. - Vĩ thảo tấm.

Phân bố: Trồng ở Lâm Đồng (Bảo Lộc). Còn có ở Ấn Độ, Malaixia, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.

Sinh thái: Trồng trên đồi, ruộng, bãi cỏ. Cây có khả năng khắc phục đất bị nhiễm dầu thô.

4. Cenchrus ciliaris L. 1753 (CCVN: 852, DLTVVN: 783). - Cước lông.

Phân bố: Trồng ở Đồng Nai (Nha Hố). Còn có ở Ấn Độ, Xri Lanca, Lào, Campuchia, Malesia, tây nam Châu Âu, bắc Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.

Sinh thái: Trồng trong vườn đồi, chịu hạn tốt và chịu lợ. Cây có khả năng chống chịu và làm chỉ thị cho đất ô nhiễm nước thải công nghiệp, có hàm lượng axit, kim loại cao.

 5. Chloris barbata (L.) Sw. 1797 (CCVN: 804, DLTVVN: 784). - Andropogon barbatus L. 1759. - Lục lông, Cỏ mật lông.

Phân bố: Bắc Bộ, Khánh Hoà (Nha Trang), Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malesia, bắc Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.

Sinh thái: Mọc trên đất cát ven biển, chịu khô hạn. Cây có khả năng hấp thụ thuỷ ngân.

6. Cynodon dactylon (L.) Pers. 1805 (CCVN: 802, DLTVVN: 789). - Panicum dactylon L. 1753. - Cỏ gà, Cỏ chỉ trắng.

Phân bố : Phổ biến ở Việt Nam. Còn có ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malesia, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.

Sinh thái: Mọc ở nơi đất ẩm ven đường, bãi cỏ trong vườn, ven rừng, ven sông. Cây có khả năng chống chịu và hấp thụ chì, kẽm và làm chỉ thị đất ô nhiễm, nước thải công nghiệp có hàm lượng axit, kim loại cao.

7. Dactyloctenium aegyptium (L.) Beauv. 1812. (DLTVVN: 790). - Cynosurus aegyptius L. 1753. - Dactyloctenium aegyptiacum (Desf.) Willd. 1809 (FGI: 544; CCVN: 799). - Cỏ chân vịt, Cỏ chân gà.

Phân bố: Khá phổ biến ở Việt Nam. Còn có ở Trung Quốc, Campuchia, các nước khác ở Châu Á, bắc Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.

Sinh thái: Mọc ở đất khô ven đường, ven rừng, trong vườn. Cây có khả năng chịu đựng và làm chỉ thị đất ô nhiễm, nước thải công nghiệp có hàm lượng axit, kim loại cao.

8. Dichanthium annulatum (Forssk.) Stapf, 1917 (CCVN: 880 –“Dicanthium”, DLTVVN: 791). - Andropogon annulatum Forssk. 1775. - Song hoa thảo to, Cỏ hai gai bẹ tròn.

Phân bố: Bắc bộ, Tiền Giang (Mỹ Tho). Còn có ở Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, bắc Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.

Sinh thái: Mọc trên bãi cỏ, các bãi đất hoang, ven sông. Sống tốt trên đất bị ô nhiễm.

9. Digitaria ciliaris (Retz.) Koel. 1802 (CCVN: 839, DLTVVN: 792). - Panicum ciliare Retz. 1786. - Digitaria marginata Link, 1821 (FGI: 400). - Digitaria marginata Link. var. linkii Stapf, 1919 (FGI: 401). - Túc hình rìa, Túc hình leo, Cỏ chỉ leo, Cỏ chân nhện rìa.

Phân bố: Sơn La, Lạng Sơn, Hà Nội, Ninh Bình, Kon Tum (Sa Thầy), Tp. Hồ Chí Minh. Còn có ở Lào, Campuchia, các nước khác ở Châu Á, nam Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.

Sinh thái: Mọc ở trên đất cát ven đường, ven rừng, bãi cỏ, sườn núi. Cây có khả năng tích lũy kim loại nặng: asen, kẽm, đồng, nhôm, sắt.

10. Eleusine indica (L.) Gaertn. 1788 (CCVN: 789, DLTVVN: 797). - Cynosus indica Lour. 1790, non L. (1753). _ Cỏ mần trầu, Cỏ chỉ tía, Ngưu cân.

Phân bố: Phổ biến ở Việt Nam. Còn có ở Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malesia, nam Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.

Sinh thái: Mọc ven đường, bãi cỏ, ven rừng, trong vườn, ruộng hoang. Cây có khả năng hấp thụ chì.

11. Ischaemum rugosum Salisb. 1791 (CCVN: 884, DLTVVN: 815). - Ischaemum rugosum Salisb. var. segetum (Trin.) Hack. 1889 (FGI: 267). - Mồm u, Cỏ lông đồi cứng, Cỏ mật u.

Phân bố: Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh (Quảng Yên, Uông Bí), Bắc Giang, Hà Nội, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Khánh Hòa (Nha Trang). Còn có ở Xri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaixia, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.

Sinh thái: Mọc ở ven nương rẫy, rừng thưa, đồng cỏ. Cây có khả năng sinh trưởng trong vùng đất bị nhiễm dầu.

12. Leersia oryzoides (L.) Sw. 1788. var. japonica Hack. 1897 (DLTVVN: 816). - Phalaris oryzoides L. 1753. - Leersia hackelii Keng, 1940 (CCVN: 777 – “King”). - Lô dại nhật bản.

Phân bố: Miền Nam Việt Nam. Còn có ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Canada đến Nam Hoa Kỳ.

Sinh thái: Cây có thể sinh trưởng trong nhiều điều kiện nhiệt độ, khô cằn, mọc tốt ở vùng ngập nước. Cây có khả năng hấp thụ arsen từ đất rất tốt, ngoài ra cây còn có thể hấp thụ kim loại khác như kẽm, cadimi, đồng, chì.

13. Panicum maximum Jacq. 1781 (CCVN: 824, DLTVVN: 827). - Kê to.

Phân bố: Miền Nam Việt Nam. Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, nam Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.

Sinh thái: Mọc ở bãi cỏ ven đường, ven sông suối, trong vườn. Cây có thể khắc phục được đất ô nhiễm dầu, có khả năng hấp thụ kim loại nặng

14. Panicum repens L. 1762 (CCVN: 820, DLTVVN: 828). - Ischaemum importunum Lour. 1790 (FC: 646). - Cỏ gừng, Cỏ cựa gà, Cỏ ống.

Phân bố: Phổ biến ở Việt Nam. Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaixia, Philippin, Niu Ghinê, nam Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.

Sinh thái: Mọc ở ven đường, ven bờ mương, ngòi, kênh rạch, ruộng. Cây có khả năng hấp thụ cadimi và sinh vật chỉ thị cho đất nhiễm cadimi.

15. Paspalum distichum L. 1759 (DLTVVN: 829). - San đôi, Cỏ chác, Cỏ sàn sạt.

Phân bố: Phổ biến ở Việt Nam. Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Jamaica, nam Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.

Dạng sống và sinh thái: Mọc ở bãi cỏ ven đường, ven rừng, ven suối, ven sông. Cây có khả năng hấp thụ chì, kẽm, đồng.

16. Pennisetum alopecuroides (L.) Spreng. 1825 (CCVN: 852, DLTVVN: 831). - Panicum alopeculoides L. 1753. - Pennisetum compressum R. Br. 1810 (FGI: 481) - Cỏ đuôi voi tím, Cỏ đuôi chó.

Phân bố: Lào Cai (Sapa), Sơn La, Lạng Sơn (Kỳ Lừa), Quảng Ninh (Uông Bí), Hải Dương (Bảy Chùa), Hà Nội, Ninh Bình (Chợ Ghềnh), Lâm Đồng (Đà Lạt, Di Linh). Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Malaixia, Philippin, Châu Úc.

Sinh thái: Mọc ở trảng cỏ, bãi cỏ ven đường. Cây có khả năng chống chịu trên đất ô nhiễm.

17. Pennisetum clandestinum Hochst. ex Chiov. 1903 (CCVN: 853 –“clandestium”, DLTVVN: 831). - Cỏ đuôi voi núp.

Phân bố: Nhập trồng ở Lâm Đồng (Bảo Lộc). Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Malesia, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.

Sinh thái: Cây chịu khô hạn, được trồng trên sườn đồi, trong vườn, ruộng, ở độ cao tới 2000m. Cây có khả năng hấp thụ sắt, niken, kẽm, chì.

18. Pennisetum purpureum Schum. 1827 (CCVN: 854, DLTVVN: 832). - Cỏ đuôi voi.

Phân bố: Sơn La, Hà Nội (Ba Vì), Lâm Đồng (Di Linh, Bảo Lộc). Còn có ở Trung Quốc, Philippin, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.

Sinh thái: Mọc trên đồi, đồng cỏ, ruộng. Cây có thể sống trong môi trường nước thải.

19. Phalaris arundinacea L. 1753 (CCVN: 779, DLTVVN: 832). - Sậy trổ.

Phân bố: Trồng ở miền Nam Việt Nam. Còn có ở Ấn Độ, Malesia, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.

Sinh thái: Trồng trong vườn, trong chậu. Cây có khả năng hấp thụ kẽm.

20. Phragmites australis (Cav.) Trin. ex Steud. 1840 (CCVN: 784, DLTVVN: 833). - Arundo australis Cav. 1799. - Phragmites vulgaris (Lamk.) Trin. 1820 (FGI: 550). - Sậy nam.

Phân bố: Quảng Ninh (Uông Bí), Bắc bộ (Ha-thuong). Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Malesia, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.

Sinh thái: Mọc ở ven rừng, ven sông suối, rừng thưa. Cây có khả năng hấp thụ kim loại nặng như crôm, niken, đồng, kẽm.

21. Sacciolepis indica (L.) A. Chase, 1908 (CCVN: 827, DLTVVN: 837). - Aira indica L. 1762. - Sacciolepis angusta (Trin.) Stapf, 1920 (FGI: 462; CCVN: 827). - Bấc nhỏ, Bấc ấn, Bấc hẹp, Cỏ vảy túi.

Phân bố: Lào Cai (Sapa), Bắc Giang (Phủ Lạng Thương), Hà Nội, Hà Nam (Phương Mai), Ninh Bình (Khương Thượng), Thừa Thiên-Huế (Hội Mít), Lâm Đồng (Lang Bian), Khánh Hòa (Nha Trang), Nam Bộ. Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Malaixia, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.

Sinh thái: Mọc ở bãi cỏ ven đường, sân cát, ven rừng, sườn đồi, sườn núi, rừng thưa. Cây có thể sống trong môi trường nước thải,có khả năng hấp thụ SO2 và NO2 trong không khí và NO3 trong đất.

22. Setaria glauca (L.) Beauv. 1812 (CCVN: 830, DLTVVN: 840). - Panicum glaucum L. 1753. - Setaria lutescens C. Hubb. 1916 (FGI: 474) - Cỏ đuôi chó, Đuôi chồn vàng.

Phân bố: Lào Cai (Sapa), Tuyên Quang (Chiêm Hóa), Hà Nội, Thừa Thiên-Huế (Hội Mít), Kon Tum (Đác Tô). Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, các nước vùng ôn đới Châu Á và Châu Âu.

Sinh thái: Mọc rải rác ven rừng, ven đường, rừng thưa. Cây có khả năng hấp thụ cadimi.

23. Thysanolaena latifolia (Roxb. ex Horn.) Honda, 1930. - Melica latifolia Roxb. ex Horn. 1819. - Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze, 1891 (CCVN: 785, DLTVVN: 848). - Cỏ chít, Đót, Le, Óng ánh, Xay.

Phân bố: Các tỉnh trung du và miền núi khắp Việt Nam. Còn có ở các nước nhiệt đới Châu Á và Châu Phi.

Sinh thái: Mọc ở ven đường, ven đầm, hồ, ven rừng, ven suối, trảng cây bụi. Cây có khả năng hấp thụ chì.

24. Urochloa ramosa (L.) T. Q. Nguyen, 1966. (DLTVVN: 849). - Panicum ramosum L. 1767. - Brachiaria ramosa (L.) Stapf, 1919 (FGI: 435; CCVN: 817). - Vĩ thảo nhánh.

Phân bố: Đà Nẵng, Nam bộ. Còn có ở Ấn Độ, Afganistan, Campuchia.

Sinh thái: Mọc trên bình nguyên, cao nguyên. Cây có khả năng chịu đựng và là thực vật chỉ thị cho đất ô nhiễm, nước thải công nghiệp, đất có hàm lượng axit, kim loại cao.

25. Vetiveria zizanioides (L.) Nash, 1903 (CCVN: 879 - “zizanoides”, DLTVVN: 851). - Phalaris ziza-nioides L. 1771. - Vetiveria ziza-nioides var. genuina (Hack.) A. Camus, 1919 (FGI: 327). - Hương lau, Cỏ hương bài, (Hương bài).

Phân bố: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam. Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Malaixia, Châu Phi.

Sinh thái: Cỏ nhiều năm, cao tới 2 m. Trồng trên nương rẫy, ruộng, bờ sông, vườn. Cây có khả năng hấp thụ chì, cây còn dùng để làm sạch nước thải.

Kết luận

Phân họ Cỏ (Poideae), họ Cỏ Poaceae ở Việt Nam có 25 loài có khả năng chống chịu, thích nghi, hấp thụ kim loại và là sinh vật chỉ thị cho môi trường bị ô nhiễm trong đó có 10 loài có khả năng chống chịu với môi trường bị ô nhiễm, 13 loài có khả năng hấp thụ kim loại nặng, 1 loài có khả năng hấp thụ SO2, NO2 và NO3, 3 loài có khả năng sống trong trong môi trường bị ô nhiễm dầu, 5 loài là sinh vật chỉ thị cho đất bị ô nhiễm. Đây là những loài cần được nghiên cứu thêm để có thể sử dụng cải tạo môi trường bằng công nghệ thực vật.

Tài liệu tham khảo

1.     Ampiah-Bonney R. J., J. F. Tyson, G. R. Lanza, 2007: International Journal of Phytoremediation, 9: 31-40.
2.     Bamidele, O. M. Agbogidi, M. O. Ohienbor, 2007: American Journal of Plant Physiology, 2(4): 276-281.
3.     Nguyễn Tiến Bân, 2005: Danh lục các loài thực vật Việt Nam, III, tr. 750-853. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội (DLTVVN).
4.     Bech J., C. Poschentieder, M. Llugany, J. Barceló, P. Tume, F. J. Tobias, J. L. Barranzuela, E. R. Vasquez, 1998: Science of the total environment, 203(1): 83-91.
5.     Bragato C., H. Brix, M. Malagoli, 2006: Accumulation of nutrients and haevy metals in Phragmites australis (Cav.) Trin. ex Steudel and Bolboschoenus maritimus (L.) Palla in constructed wetland of the Venice lagoon watershed.
6.     Camus G., A. Camus, 1912-1923 : Flore Générale de l'Indochine, Paris (FGI).
7.     Chen S., D. Li, G. Zhu, Z. Wu, S. Lu, L. Liu, Z.Wang, B. Sun, Z. Zhu, N. Xia, L. Jia, Z. Guo, W. Chen, X. Chen, Y. Guangyao, S. M. Phillips, C. Stapleton, R. J. Soreng, S. G. Aiken, N. N. Tzvelev, P. M. Peterson, S. A. Renvoize, M. V. Olonova, K. Ammann, 2005: Flora of China, Vol. 22. Science Press. Beijing.
8.     Diks A. D., Gilliam F.S. Spatial, 2007: Wetland, 27 (4): 951-963.
9.     Hernandez-Valencia I., D. Mager, 2003: Use of Panicum maximum and Brachiaria brizantha to phytoremediate polluted soils with light crude oil. Decanato de Agronomia, Bioagro 15(3).
10.  Phạm Hoàng Hộ, 1993: Cây cỏ Việt Nam, III(2), tr. 740-911, (An Illustrated flora of Vietnam). Montréal (CCVN).
11.  Kosma D. K., J. A. Long, S. D. Ebbs, 2004: American journal of undergraduate research, 3(1): 9-13.
12.  Kupcinskiene E. A., T. W. Ashenden, S. A. Bell, T. G. William, C. P. Edge, C. R. Rafarel, 1997: Agriculture, ecosystem & environment, 66(2): 88-89.
13.  Liu, J., C. Qui, B. Xiao, Z. Cheng, 2000: The role of plants in chanel-dyke and field irrigation system for domestic wastewater treatment in an integrated eco-engineering system.
14.  Maria Ali, Tahria Ahmad, Audil Rashid, 2004: Asian Journal of Plant Sciences, 3(3): 320-324.
15.  Pawlowski L., G. Alaerts, W. J. Lacy, 1986: Chemistry for protection of the enviroment. Elsevier. 796 pp.
16.  Shu W. S., Z. H. Ye, C.Y. Lan, Z. Q. Zhang, M. H. Wong, 2002: Enviromental pollution 120(2): 445-453.
17.  http://www.efloras.org
18.  http://www.kew.org/data/grasses-db
19.  http://www.tropicos.org

Trần Thị Phương Anh
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện KH&CN Việt Nam
Trịnh Xuân Vịnh
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Đông bắc bộ

(Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 - Viên ST&TNSV - Viện KH&CN Việt Nam)

anhtai.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2023