Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > TIN TỨC CHUNG - THỜI SỰ

Những cây thông "xác ướp" được tìm thấy ở Na Uy

Cập nhật ngày 28/3/2010 lúc 12:55:00 AM. Số lượt đọc: 642.

Trong một cuộc viễn chinh gần đây để thu mẫu những cây gỗ đã chết, các nhà khoa học người Na Uy đã tìm thấy những cây thông "xác ướp" đã chết hơn 500 năm mà không bị mục ruỗng

"Chúng tôi ngạc nhiên khi tìm thấy phần gỗ tươi trong một số cây mọc từ những năm đầu thế kỉ 13 và đã chết đến hơn 500 năm, nó còn già hơn những gì chúng tôi tưởng tượng ban đầu. Một số vẫn còn nguyên không bị phân hủy trong nhiều thế kỉ trong khí hậu ẩm ướt", ông Terje Thun nói về bản tin này, "Điều này thực sự bất ngờ, tôi đã rất xúc động"


Nhà nghiên cứu Helene Lovstrand Svarva thu mẫu cây ở Sogndal, Na Uy, để xác định thời gian chúng đã sống và chết (ảnh Terje Thu/NTNU)

Thun là một phó giáo sư ở Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy (NTNU), làm việc tại BẢo tàng Tự nhiên và Cổ sinh học. Ông đã thực hiện nghiên cứu cùng với trợ lý của mình là Helene Lovstrand Svarva.

Sogndal, nơi những cây thông này được tìm ra, nằm ở bờ biển phía tây nam của Na Uy. Với lượng mưa trung bình năm đến 61 inch (tương đương 1500 mm), khí hậu ẩm ướt của thành phố này có thể khuyến khích sự phân hủy các chất hữu cơ, nhưng lại không phải như thế đối với các cây thông đó.

Những hợp phần bí mật của phương pháp ướp xác

Phó giáo sư Thun cho biết khi một cây lá kim chết đi, nó sẽ tiết ra nhiều nhựa, một chất tiết loại hydrocarbon có thể ngăn cản vi sinh vật phân hủy cây đó.

"Tuy thế mà bằng việc ngăn cản sự phá hủy gỗ một cách tự nhiên trong nhiều thế kỉ lại là một sự tài ba", phó giáo sư Thun - trưởng nhóm chuyên gia nghiên cứu tuổi cây nói. Khoa học nghiên cứu tuổi cây là xác định tuổi thọ của cây dựa trên việc phân tích các vòng năm.

Quay về với Ai Cập cổ đại, nhựa đóng vai trò rất quan trọng trong việc ướp xác các pharaoh. Khả năng bảo quản của nó đã được biết từ hàng nghìn năm, nhưng những cái cây đó lại tự ướp được xác của chúng trong điều kiện khí hậu ẩm ướt trong nhiều thế kỉ là điều mới lạ đối với các nhà khoa học của NTNU.

"Rất nhiều thân cây được thu về cho thấy đã nẩy mầm từ những năm đầu thế kỉ 13 và đã từng sống hơn 100 năm vào thời kì Dịch Bệnh khoảng những năm 1350", Thun nói. "Điều đó có nghĩa là gỗ chết đã "sống sót" trong tự nhiên hơn 800 năm rồi mà không bị hư hỏng"

Nguồn: theepochtimes.com

Anhtai.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2023