Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > HỆ THỰC VẬT

Dẫn liệu về thực vật có giá trị làm thuốc của dân tộc Mường huyện Cẩm Thủy-Thanh Hóa

Cập nhật ngày 14/5/2010 lúc 12:54:00 PM. Số lượt đọc: 1366.

Cẩm Thuỷ là một huyện miền núi bán sơn địa, cách thành phố Thanh Hoá về phía tây bắc 76km theo đường tỉnh lộ 517 và 519. Với diện tích tự nhiên là 425,03km2 gồm 19 xã và 1 thị trấn, tổng số dân là 112.565 người trong đó chủ yếu là người Kinh (44,5%) và người Mường (52,4%), người Dao (2,9%), còn lại là người Thái, người Hoa, người Nùng.

Là một huyện miền núi nên Cẩm Thuỷ gặp nhiều khó khăn về giao thông, kinh tế, xã hội. Việc đưa bệnh nhân đến trạm xá xã hoặc trung tâm y tế huyện, tỉnh gặp nhiều khó khăn, vất vả. Do đó, bằng những kinh nghiệm đã được tích luỹ các ông lang bà mế của các dân tộc đã tự chữa bệnh cho bản thân, gia đình và những người xung quanh bằng các cây cối quanh nhà, quen thuộc. Tuy các bài thuốc dân tộc có giá trị và hiệu quả cao nhưng mới chỉ được dùng ở một phạm vi nhỏ hẹp là trong một làng bản, thôn, xã... Vì vậy, các bài thuốc cần phải được quan tâm tìm hiểu, ghi chép để có thể phổ biến rộng rãi hơn. Hiện nay, ở các xã của Cẩm Thuỷ còn nhiều loài cây thuốc và các bài thuốc nam của đồng bào dân tộc có giá trị chữa bệnh cao nhưng có ít đề tài nghiên cứu, điều tra, thu thập về vấn đề này. Trong bài báo này, chúng tôi xin đưa ra một số dẫn liệu bước đầu về thực vật có giá trị làm thuốc được đồng bào dân tộc Mường huyện Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá sử dụng.

Phương pháp nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2006 đến tháng 12/2007, tại 03 xã Cẩm Bình, Cẩm Phú và Cẩm Thạch của huyện Cẩm Thuỷ. Tiến hành phỏng vấn người dân trong các bản; thu mẫu theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Đỗ Tất Lợi (2003). Giám định và xác định loài bằng phương pháp hình thái so sánh, sử dụng các tài liệu của Võ Văn Chi (1997) “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, Đỗ Tất Lợi (2003) “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Phạm Hoàng Hộ (2003) “Cây cỏ Việt Nam”... Chỉnh lý tên khoa học dựa vào tài liệu “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” của Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001-2005); Sắp xếp danh lục các họ, chi theo Brummitt (1992).

Kết quả nghiên cứu

Đa dạng về các taxon thực vật có giá trị làm thuốc

Qua quá trình phỏng vấn, điều tra, thu mẫu và phân tích các loài thực vật được đồng bào dân tộc Mường tại 03 xã Cẩm Bình, Cẩm Phú và Cẩm Thạch huyện Cẩm Thuỷ sử dụng để chữa bệnh, chúng tôi đã xác định được 156 loài thuộc 136 chi, 69 họ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch. Kết quả được thể hiện tại bảng 1.

Bảng 1. Sự phân bố của các bậc taxon làm thuốc

Ngành

Họ

Chi

Loài

Số họ

%

Số chi

%

Số loài

%

Polypodiophyta- Dương xỉ

2

2,90

2

1,47

4

2,56

Magnoliophyta-Mộc lan

67

97,10

134

98,53

152

97,44

Tổng

69

100,00

136

100,00

156

100,00

Kết quả bảng 1 cho thấy, ngành Mộc lan là ngành có nhiều loài được đồng bào dân tộc Mường huyện Cẩm Thủy sử dụng làm thuốc, chiếm tới 97,44% tổng số loài thu được. Sự phân bố số lượng loài cây thuốc trong mỗi họ, chi được thể hiện ở bảng 2.

Bảng 2. Số chi/loài trong mỗi họ

STT

Tên khoa học

Số chi

Số loài

STT

Tên khoa học

Số chi

Số loài

1

Lygodiaceae

1

3

36

Myrtaceae

2

2

2

Marsileaceae

1

1

37

Onagraceae

1

1

3

Annonaceae

2

2

38

Caprifoliaceae

1

1

4

Lauraceae

1

1

39

Rutaceae

3

5

5

Saururaceae

1

1

40

Meliaceae

1

1

6

Piperaceae

1

2

41

Anacardiaccae

1

1

7

Nelumbonaceae

1

1

42

Sapindaceae

3

3

8

Menispermaceae

2

2

43

Apiaceae

1

1

9

Ranunculaceae

1

1

44

Araliaceae

2

2

10

Moraceae

3

6

45

Rubiaceae

3

3

11

Urticaceae

1

1

46

Apocynaceae

4

4

12

Portulacaceae

1

1

47

Asclepiadaceae

1

1

13

Amaranthaceae

2

2

48

Convolvulaceae

1

2

14

Polygonaceae

1

2

49

Boraginaceae

1

1

15

Dilleniaceae

2

2

50

Solanaceae

3

3

16

Theaceae

1

1

51

Bignoniaceae

1

1

17

Caricaceae

1

1

52

Plantaginaceae

1

1

18

Cucurbitaceae

2

2

53

Lamiaceae

4

4

19

Passifloraceae

1

1

54

Verbenaceae

3

3

20

Brassicaceae

1

1

55

Asteraceae

11

12

21

Sapotaceae

1

1

56

Alliaceae

3

4

22

Malvaceae

2

2

57

Commelinaceae

1

1

23

Bombacaceae

1

1

58

Dracaenaceae

1

1

24

Euphorbiaceae

7

10

59

Iridaceae

1

1

25

Crassulaceae

1

1

60

Smilacaceae

1

1

26

Rosaceae

1

1

61

Dioscoreaceae

1

1

27

Rhamnaceae

2

2

62

Stemonaceae

1

1

28

Vitaceae

1

1

63

Zingiberaceae

5

8

29

Oleaceae

1

1

64

Musaceae

1

2

30

Connaraceae

1

1

65

Marantaceae

1

1

31

Elaeagnaceae

1

1

66

Cyperaceae

1

1

32

Myrsinaceae

1

1

67

Poaceae

8

8

33

Caesalpiniaceae

3

3

68

Arecaceae

3

3

34

Fabaceae

4

5

69

Araceae

5

5

35

Mimosaceae

1

1

 

 

 

 

Qua bảng trên cho ta thấy: Số họ trên 5 loài có 8 họ với 59 loài chiếm 37,8% tổng số loài và đều là các họ thuộc ngành Mộc lan. Số họ có từ 2-4 loài có 23 họ với 59 loài, chiếm 37,8% tổng số loài. Số họ đơn loài chiếm số lượng lớn nhất có tới 38 họ, chiếm 24,4% tổng số loài. Có 2 họ có trên 10 loài là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae - 10 loài) và họ Cúc (Asteraceae - 12 loài).  Có 43 họ đơn chi, chiếm 31,62% tổng số chi. Có 3 họ có trên 7 chi là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae - 7 chi), họ Lúa (Poaceae - 8 chi) và họ Cúc (Asteraceae - 11 chi). Các chi có nhiều loài cây có giá trị làm thuốc đã được đồng bào dân tộc sử dụng thể hiện qua bảng 3.

Bảng 3. Các chi có số loài từ 2 trở lên

STT

Tên chi

Số loài

STT

Tên chi

Số loài

STT

Tên chi

Số loài

1

Lygodium

3

6

Sauropus

2

11

Allium

2

2

Ficus

4

7

Citrus

3

12

Eupatorium

3

3

Piper

2

8

Euphorbia

2

13

Zingiber

2

4

Polygonum

2

9

Ipomoea

2

14

Curcuma

2

5

Phyllanthus

2

10

Desmodium

2

15

Musa

2

Từ bảng trên chúng tôi có một số nhận xét sau: Chi có nhiều loài nhất là chi Ficus có 4 loài;  có 3 chi có 3 loài là chi Lygodium, Citrus, Eupatorium; có 11 chi có 2 loài; chỉ qua 15 chi chiếm 11,03% tổng số chi của hệ nhưng có tới 35 loài, chiếm 22,44% tổng số loài của hệ cây thuốc tại địa điểm nghiên cứu.

Sự đa dạng về dạng sống của cây thuốc được đồng bào dân tộc Mường sử dụng

Qua điều tra, thu mẫu và phân tích, chúng tôi nhận thấy dạng sống cuả các cây thuốc được đồng bào sử dụng khá đa dạng, sự đa dạng được thể hiện ở bảng 4.

Bảng 4. Dạng sống của cây thuốc

Dạng thân

Cây thân thảo

Thân gỗ

Thân leo

Thân bụi

Số lượng loài

64

47

24

21

Tỷ lệ %

41,03

30,13

15,38

13,46

Qua bảng 4 cho thấy, dạng cây làm thuốc của dân tộc Mường rất đa dạng phong phú, chủ yếu tập trung ở dạng cây thân thảo chiếm tỉ lệ cao nhất (41,03%), tiếp theo là nhóm cây gỗ (30,13%), cây leo (15, 38%) và ít nhất là nhóm cây bụi (13,46%).

Sự đa dạng về tần số sử dụng các bộ phận của cây làm thuốc

Qua điều tra, phỏng vấn và thu mẫu phân tích cho thấy các bộ phận trong cây được sử dụng làm thuốc khá phong phú và đa dạng, thể hiện qua bảng 5.

Bảng 5. Sự đa dạng trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc

STT

Các bộ phận sử dụng

Số loài

Số lượng

Tỷ lệ % so với tổng số

1

93

59,62%

2

Rễ

48

30,77%

3

Thân

90

57,69%

4

Quả

9

5,77%

5

Hạt

3

1,92%

6

Hoa

3

1,92%

7

Dịch thân

1

0,64%

Những dẫn liệu trên cho thấy sự phong phú và đa dạng về bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc. Bộ phận được sử dụng nhiều nhất là lá (59,62%), thân (57,69%), ít nhất dịch thân (0,64%). Tuy nhiên, để có hiệu quả chữa bệnh tốt nhất thì phải có sự kết hợp giữa các bộ phận của cây.

Các bộ phận khác nhau của từng loài được sử dụng

Có 28 loài sử dụng cả cây để làm thuốc, chiếm 17,95% tổng số loài. Có 7 loài  sử dụng 3 bộ phận để làm thuốc, chiếm 4,49% tổng số loài. Có 34 loài  sử dụng 2 bộ phận để làm thuốc, chiếm 21,79% tổng số loài. Có 87 loài  sử dụng 1 bộ phận để làm thuốc, chiếm 55,77% tổng số loài. Như vậy, khi sử dụng các bộ phận để làm thuốc, đồng bào thường lấy 1 bộ phận là nhiều hơn cả (có thể là lá hoặc rễ hoặc thân hoặc hoa hoặc quả hoặc hạt…) tiếp đến là hai bộ phận (có thể là lá và rễ hoặc lá và hoa hoặc rễ và củ hoặc thân và lá...) và cuối cùng là sự kết hợp toàn bộ giữa ba bộ phận trở lên trong cây để tạo nên bài thuốc có tác dụng tốt.

Các nhóm bệnh được đồng bào Mường chữa trị bằng thuốc dân tộc

Theo tài liệu của Đỗ Tất Lợi, Nguyễn Nghĩa Thìn... chúng tôi tạm chia việc sử dụng các cây thuốc dân tộc để chữa bệnh theo các nhóm bệnh được thể hiện qua bảng 6.

Bảng 6. Sự đa dạng về các nhóm bệnh chữa trị bằng cây thuốc dân tộc

STT

Các nhóm bệnh

Số loài

Tỷ lệ %

1

Bệnh về đường tiêu hoá (thổ tả, kiết lị, táo bón, dạ dày,...)

19

12,18

2

Bệnh về đường hô hấp (ho, hen, phổi...)

10

6,41

3

Bệnh ngoài da (nhiễm trùng, ghẻ lở, mụn nhọn, exzeima...)

9

5,77

4

Bệnh về đường tiết niệu (lợi tiểu, sỏi thận, sỏi bàng quang...)

27

17,31

5

Bệnh về gan (gan nhiễm mỡ, viêm gan A, vàng da...)

12

7,69

6

Bệnh về xương (gẫy xương, bong gân, sai khớp, đau khớp, phong tê thấp...)

16

10,26

7

Bệnh về răng (đau răng, sâu răng)

8

5,13

8

Bệnh của phụ nữ (sinh đẻ, điều kinh...)

18

11,54

9

Bệnh của trẻ em (còi xương, giật mình, lở loét...)

14

8,97

10

Các loại cảm (cảm cúm, sốt rét, cảm hàn, cảm nắng...)

23

14,74

11

Bệnh dị ứng (sởi...)

2

1,28

12

Ra mồ hôi tay chân

3

1,92

13

Tác dụng giải rượu

1

0,64

14

Bệnh mất ngủ, an thần

6

3,85

15

Côn trùng đốt, cắn

14

8,97

16

Làm xanh tóc, thuốc bổ

6

3,85

Qua bảng trên cho thấy các cây thuốc của dân tộc Mường tại 3 địa điểm nghiên cứu được sử dụng để chữa nhiều nhóm bệnh khác nhau và hầu hết là các bệnh thường gặp. Trong đó  số loài cây để chữa bệnh về đường tiết niệu là nhiều nhất có 27 loài, chiếm 17,31%.            

Kết luận và kiến nghị

Kết luận

Kết quả bước đầu nghiên cứu về các loài cây có giá trị làm thuốc được đồng bào dân tộc Mường sử dụng gồm 156 loài thuộc 136 chi, 69 họ, phân bố trong 2 ngành: Dương xỉ (Polypodiophyta) và Mộc lan (Magnoliophyta). Bước đầu thống kê thành 16 nhóm bệnh được các ông lang bà mế ở Cẩm Bình, Cẩm Phú và Cẩm Thạch huyện Cẩm Thuỷ sử dụng cây cỏ để chữa trị, trong đó nhóm bệnh về đường tiết niệu là sử dụng nhiều loài cây hơn cả (27 loài, chiếm 17,31%).

Kiến nghị

Đề nghị các viện, trung tâm nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ về thành phần hoá học, hoạt tính... của các cây thuốc nam từ đó chứng minh cơ sở khoa học của các bài thuốc góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với hiệu quả của các bài thuốc dân tộc. Bên cạnh đó còn góp phần phát hiện những hoạt tính, công dụng mới của những chất có trong cây thuốc mà chưa được tìm ra. Đầu tư xây dựng vườn bảo tồn cây thuốc Mường đặc biệt là những loại quý hiếm, những loài bị đe dọa tuyệt chủng.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2003-2005: Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2 + 3. NXB. Nông nghiệp - Hà Nội.
2. Brummitt R. K., 1992: Vascular Plant families and genera. Royal Botanic Gardens, Kew.
3. Võ Văn Chi, 1997: Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB. KH & KT, Hà Nội.
4. Phạm Hoàng Hộ, 2003: Cây cỏ Việt Nam (3 tập). NXB. Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
5. Đỗ Tất Lợi, 2003: Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB. Y học.
6. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2001: Cây thuốc của đồng bào dân tộc Thái huyện Con Cuông, Nghệ An. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997: Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Trung tâm Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001: Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 1. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.

Đậu Bá Thìn, Lưu Thị Thư
Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hoá

(Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 - Viên ST&TNSV - Viện KH&CN Việt Nam)

Anhtai.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2024