Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam loài P. pierreana Becc. được Gagnepain, 1937 công bố trong “Flore générale de l’Indochine” dưới tên P. cambodiana Gagnep., và chỉ ghi nhận có ở Cam-pu-chia. Mẫu vật của loài được thu các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành điều tra thu mẫu vật tại các địa điểm ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế… đồng thời tiến hành nghiên cứu mẫu vật tại các bảo tàng ở trong nước như HN (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật), HM (Viện Sinh học nhiệt đới ở tp. Hồ Chí Minh), HNU (Đại học Quốc gia Hà Nội) và ở nước ngoài như KUN (Kunming, Trung Quốc), MO (Missourri, Hoa Kỳ).…
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp so sánh hình thái. Các đặc điểm hình thái được quan sát bằng lúp, mô tả, ghi chép và so sánh với các mẫu vật khác và các tài liệu có liên quan ở trong và ngoài nước, từ đó xác định tên khoa học, mô tả loài và xây dựng khóa định lọai các loài trong chi.
Khoá định loại các loài thuộc chi plectocomia Mart. ex Blume đã biết ở việt nam
1A. Gai bẹ lá thành vòng, cuống lá dài 15 - 20 cm; quả có đường kính 3 cm, đỉnh vẩy
quả cong và có lông cứng. .................................................................. 1. P. elongata
1B. Gai bẹ lá thành nhóm rải rác, cuống những lá trên ngắn hơn 3 cm; quả có đường
kính nhỏ hơn 3 cm, đỉnh vảy bị nén.
2A. Lá bắc nhẵn ......................................................................... 2. P. kerrana
2B. Lá bắc có lông ..................................................................... 3. P. pierreana
Dưới đây là phần mô tả loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam.
Plectocomia pierreana Becc. - Liệt công pierre
Becc. 1910. Webbia 3: 326; Gagnep. 1937. Fl. Gen. Indoch. 6: 1009.
- P. cambodiana Gagnep. 1937. Not. Syst. (Paris) 6 (3): 157; id. 1937. Fl. Gen. Indoch. 6: 1010.

Plectocomia pierreana Becc.
1. bẹ lá; 2. một phần lá mang roi; 3. sống lá; 4. cụm hoa; 5. một nhánh cụm hoa đực (hình do Nguyễn Quang Hưng vẽ theo mẫu N. V. Dư & N. T. Cường 13, HN).
Cây mọc thành bụi; thân leo, dài 35 m, có đường kính 0,5 - 4 cm. Lá dài 2 - 3 m (không kể roi), xẻ lông chim; thùy lá xếp thành nhóm; bẹ lá có đường kính 1 - 9 cm, màu xanh lá cây, có lông tơ màu đen; gai dạng kim, màu vàng, mọc thành những nhóm nhỏ, rải rác, dài 1 - 2 cm; thìa lìa không có; cuống lá dài 0 - 3 cm; sống lá kéo dài thành roi dài 0,5 - 1 m; thuỳ lá hình mác, to nhất có kích thước 40 - 55 ´ 3,5-4 cm, đôi khi nhỏ 15 - 25 ´ 1,2 - 2 cm, có lông trắng ở mặt dưới. Cụm hoa dài 0,5 - 1 m, không có dạng roi, phân nhánh 2 lần; nhánh cấp 1 rủ, dài 70 cm; lá bắc nguyên, không gai, có lông; lá bắc tiếp theo bao hết cả nhánh con. Cụm hoa đực có lá bắc nhánh dài 1,9 - 4 cm; nhánh con dài 0,8-1,9 cm. Cụm hoa cái có lá bắc nhánh dài 2,5 - 4 cm; nhánh con dài 1,2 - 2 cm, có lông tơ đỏ. Quả hình cầu, có đường kính 2 cm; 42 - 44 hàng vẩy, màu từ vàng rơm đến nâu với mép mầu hạt dẻ, đỉnh vảy không lông, bị nén.
Loc. class.: Cambodia, Mt. Camchay.
Typus: Pierre 4857 (P, FI-B).
Sinh học và sinh thái: Mọc trong rừng thường xanh, ở độ cao 300-1000 m so với mặt nước biển.
Phân bố: Lào Cai (Văn Bàn), Tuyên Quang (Chạm Chu), Vĩnh Phúc (Tam Đảo). Còn có ở Thái Lan, Lào, Campuchia.
Mẫu nghiên cứu: Lào Cai (Văn Bàn), N. V. Dư, N. T. Cường 13 (HN) - Tuyên Quang (Chạm Chu), V. X. Phương 7005 (HN) - Vĩnh Phúc (Tam Đảo), T. P. Anh PA 58 (HN).
Tài liệu tham khảo
Công trình được hỗ trợ về kinh phí của Chương trình nghiên cứu cơ bản.
Trần Phương anh, Nguyễn KHắc Khôi
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Tạp chí Sinh học 30(1)/ 3-2008