Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > HỆ THỰC VẬT

Đa dạng cây thuốc của đồng bào Thái xã Châu Phong huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An

Cập nhật ngày 20/11/2010 lúc 2:19:00 AM. Số lượt đọc: 1005.

Châu Thôn có diện tích đất lâm nghiệp nhiều là điều kiện thuận lợi trong việc bảo tồn các loại lâm sản, bảo tồn cây thuốc nói riêng và bảo tồn đa dạng sinh học nói chung. Bài báo này, chúng tôi bước đầu đưa ra một số đánh giá về cây thuốc ở Châu Phong, Quế Phong để làm cơ sở cho quá trình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý

Quế Phong là huyện vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An cách Tp. Vinh 180km, có đường biên giới với Lào dài 73,13km, diện tích tự nhiên 188.968,99ha, có tọa độ địa lý trong khoảng 19026’-19020’ vĩ độ bắc, 104030’-105010’ kinh độ đông với địa hình phức tạp, nằm trong đới nâng Phù Hoạt của quá trình kiến tạo địa chất, bị đứt gãy nhiều, tạo nên nhiều núi cao, sông suối sâu và nhiều thung lũng nhỏ. Xã Châu Thôn có diện tích đất lâm nghiệp chiếm đa số, đất ở chiếm tỷ lệ thấp, tổng diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều.

Phương pháp nghiên cứu

Thu mẫu và xử lý mẫu: Tiến hành phỏng vấn người dân địa phương và thu mẫu theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn. Công việc này được tiến hành từ tháng 5 năm 2006 đến tháng 8 năm 2007, mẫu được lưu giữ tại Phòng Thực vật, Khoa Sinh học, Đại học Vinh. Định loại: Sử dụng phương pháp hình thái so sánh. Chỉnh lý tên khoa học dựa vào tài liệu: Danh lục các loài Thực vật Việt Nam. Sắp xếp các họ, chi, loài theo Brummit.

Kết quả nghiên cứu

1. Đánh giá về các bậc taxon cây thuốc

Kết quả điều tra cây thuốc của dân tộc Thái xã Châu Thôn, huyện Quế Phong bước đầu xác định được 169 loài, 139 chi, 68 họ (bảng 1).

Bảng 1. Sự phân bố các bậc taxon cây thuốc ở Châu Thôn

Ngành

Họ

Chi

Loài

SL

%

SL

%

SL

%

Lycopodiophyta

1

1,45

1

0,72

1

0,59

Polypodiophyta

3

4,35

3

2,16

3

1,77

Magnoliophyta

64

94,20

135

97,12

165

97,64

Tổng

68

100,00

139

100,00

169

100,00

Qua bảng 1 cho thấy, phần lớn các taxon tập trung ở ngành Mộc lan (Magnoliophyta) với 64 họ, 135 chi, 165 loài (chiếm 97,64% so với tổng số loài nghiên cứu); tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 3 họ, 3 chi, 3 loài (chiếm 1,77%), ngành Thông đất (Lycopodiophyta) với 1 họ, 1 chi, 1 loài (chiếm 0,59%). Để thấy rõ hơn sự đa dạng chúng ta tiến hành khảo sát sâu hơn ngành Mộc lan (Magnoliophyta). Kết quả được trình bày ở bảng 2.

Sự đa dạng của ngành Mộc lan (Magnoliophyta) cũng thể hiện sự khác nhau giữa hai lớp Mộc lan (Magnoliopsida) và Hành (Liliopsida). Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế hơn với 55 họ, chiếm 80,88% so với tổng số họ toàn ngành; 118 chi chiếm 87,41% số chi; 145 loài chiếm 87,88% số loài, lớp Hành (Liliopsida) có 9 họ (chiếm 19,12%), 17 chi (chiếm 12,59%), 20 loài (chiếm 12,12%) so với toàn ngành.

Bảng 2. Sự phân bố các taxon trong ngành Mộc lan

Lớp

Họ

Chi

Loài

SL

%

SL

%

SL

%

Magnoliopsida

55

80,88

118

87,41

145

87,88

Liliopsida

9

19,12

17

12,59

20

12,12

Tổng

64

100,00

135

100,00

165

100,00

Bảng 3. Sự phân bố SL loài cây thuốc trong các họ ở Châu Thôn

 Số loài

 Ngành

9 - 12

5 - 8

4

3

2

1

Magnoliophyta

Magnoliopsida

3

6

4

3

15

24

Liliopsida

0

1

1

1

2

4

Lycopodiophyta

 

 

 

 

 

1

Polypodiophyta

 

 

 

 

 

3

Tổng số họ

3

7

5

4

17

32

Tổng số loài

31

40

20

12

34

32

% so với tổng số loài

18,34

23,66

11,83

7,10

20,12

18,95

Qua bảng 3 cho thấy, sự phân bố loài giữa các họ rất khác nhau, thể hiện rõ ở các họ có số lượng loài cao nằm trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta), còn hai ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và Thông đất (Lycopodiophyta) chiếm số loài thấp với 4 họ, 4 chi và 4 loài. Ngành Mộc lan có 3 họ từ 9-12 loài; 7 họ từ 5-8 loài; 5 họ có 4 loài, có 4 họ 3 loài, 17 họ có 2 loài, 32 họ có 1 loài. Qua sự phân tích cũng thấy rằng họ có số loài cao lại tập trung ở lớp Mộc lan, còn lớp Hành nằm rải rác ở các họ có số loài thấp. Điều này chứng minh rõ lớp Mộc lan có sự đa dạng cao.

3. Đa dạng về dạng thân

Qua điều tra chúng tôi phân làm bốn dạng thân chính; trong đó, tỷ lệ cao nhất là cây thân bụi với 64 loài chiếm 37,87%, những cây này sống chủ yếu ở ven rừng, trên trảng cây bụi (đồi) chủ yếu tập trung ở các họ như: Euphorbiaceae, Rutaceae, Verbenaceae... Cây thân thảo với 60 loài, chiếm tỷ lệ 35,50%, chúng chủ yếu sống bì sinh ở ven rừng, trên nương rẫy, ven đường, ven suối và vườn nhà, thuộc các họ: Asteraceae, Lamiaceae, Zingiberaceae... Cây thân gỗ với 26 loài, chiếm 15,38%, chúng chủ yếu sống ở rừng (rừng trồng, rừng thưa, rừng sâu), thấp nhất là thân leo, bò với 19 loài, chiếm 11,24%. Từ kết quả đó góp phần định hướng cho việc khai thác, trồng và sử dụng cây thuốc đạt hiệu quả.

4. Giá trị sử dụng của các bộ phận cây thuốc

Tùy thuộc vào từng loại bệnh mà thầy thuốc sử dụng các bộ phận cây thuốc khác nhau. Bởi vì trên cùng một cây thuốc, các bộ phận có tác dụng khác nhau. Do đó, việc sử dụng các bộ phận của cây phụ thuộc kinh nghiệm chữa bệnh của ông lang, bà mế. Người ta có thể dùng cả cây (đa số là cây thảo) hoặc 3 bộ phận (thân - rễ - lá, thân - lá - quả, vỏ - rễ - lá...), có loài dùng 2 bộ phận (lá - thân, lá - hoa...) nhưng có loài dùng chỉ một bộ phận, có các loài dùng kết hợp với các thứ khác như rễ ngâm rượu bóp, ăn với mật ong...

Trong bài thuốc của đồng bào Thái thì để chữa 1 bệnh không chỉ dùng 1 bộ phận của 1 loài mà phải kết hợp giữa nhiều loài với nhau để chữa trị. Quá trình chữa bệnh thì đồng bào Thái dùng một bộ phận là chủ yếu với 98 loài, chiếm 57,99% so với tổng số loài khảo sát, tiếp đến là sử dụng toàn cây với 39 loài, chiếm 23,07%, sử dụng hai bộ phận với 25 loài, chiếm 14,79% và thấp nhất là ba bộ phận với 7 loài, chiếm 4,14 %. Qua thống kê cho thấy, tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên, bộ phận được đồng bào Thái ở Châu Thôn sử dụng nhiều nhất là lá với 101 loài (chiếm 59,76% so với tổng số loài điều tra); thứ hai là thân với 96 loài (chiếm 56,80%); rễ với 15 loài (chiếm 8,86%), các bộ phận khác chiếm một số không lớn: quả (3 loài - 1,77%); củ (8 loài - 4,73%), vỏ (4 loài - 2,37 %), ngọn (2 loài - 1,18%) và thấp nhất là hoa với 1 loài (0,59%).

5. Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống

Cây thuốc được thu thập ở khắp nơi, từ rừng sâu đến trảng cây bụi, nương rẫy cho đến ven đường đi, ven suối, ruộng lúa... Có cây thu được ở tự nhiên, có cây được trồng tại vườn nhà, có cây là bản địa, có cây lấy từ nơi khác về trồng. Trong 169 loài thu được chúng tôi đã lấy ở nhiều môi trường khác nhau và tạm chia thành 5 môi trường sống như sau: rừng (rừng sâu, rừng thưa, rừng trồng), đồi (đồi núi và trảng cây bụi, núi đá), nương (nương, rẫy, vườn, ven đường đi), khe suối (chỗ gần nước). Môi trường sống của cây thuốc khá đa dạng. Cây thuốc thu được ở nương (vườn nhà, nương rẫy) chiếm tỷ lệ cao nhất có tới 73 loài (chiếm 43,19%), ở đồi (núi đá vôi trảng cây bụi, ven đường) với 65 loài (chiếm 40,88%), tiếp đến là môi trường sống ở rừng có 60 loài (chiếm 35,50 %); thấp nhất là các loài sống gần nước (suối, ruộng) có 3 loài (chiếm 1,77%).

6. Giá trị sử dụng của cây thuốc theo các nhóm bệnh

Theo tài liệu về y học cổ truyền của Đỗ Tất Lợi, Võ Văn Chi... chúng tôi tạm chia việc sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Thái nơi đây theo 16 nhóm bệnh. Bệnh tiêu hóa (lị amip, đau bụng, đường ruột...) với 26 loài, chiếm tỷ lệ cao nhất là 15,38% so với tổng số loài điều tra; tiếp đến là bệnh xương khớp (bong gân, gãy xương, thấp khớp...) với 21 loài, chiếm 12,43%; bệnh về phụ nữ (phụ nữ sau khi sinh, điều hòa kinh nguyệt...) với 16 loài, chiếm 9,46%; bệnh ngoài da (nấm. ghẻ lở...) với 13 loài, chiếm 7,69%; bệnh do thời tiết thay đổi (cảm cúm, nóng sốt...) có 12 loài, chiếm 7,1%; bệnh về thận (sỏi thận, viêm cầu thận...) và bệnh thần kinh (đau đầu nhức mỏi, động kinh...) với 11 loài, chiếm 6,50%; bệnh sinh dục - tiết niệu (bệnh nam giới, lậu, sỏi bàng quang...) và bệnh về hô hấp (ho, viêm họng...) với 10 loài, chiếm 5,92%); động vật cắn (rắn, chó...) với 9 loài, chiếm 5,32%; thuốc bồi bổ sức khỏe với 8 loài, chiếm 4,73%; bệnh về răng miệng (viêm chân răng, răng sâu...); bệnh trẻ em (bại liệt, còi xương với 3 loài, chiếm 1,77%); nhóm bệnh có số lượng thấp nhất là các bệnh về khối u (u máu, u mỡ) với 2 loài, chiếm 1,18%; các bệnh khác (viêm cơ, mắt, phong...) với 20 loài, chiếm 11,83%.

7. Bổ sung các loài cây thuốc chưa có trong danh lục cây thuốc ở Việt Nam

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã so sánh với các tài liệu của Đỗ Tất Lợi, Võ Văn Chi, có 21 loài chưa được đề cập đến trong các tài liệu cây thuốc từ trước tới nay (bảng 4).

Bảng 4. Danh sách các loài cây thuốc bổ sung cho danh lục cây thuốc Việt Nam

TT

Taxon

Tên dân tộc

Tên phổ thông

DT

BP

SD

Công dụng

 

Fam. 1. Acanthaceae

 

 

 

 

 

1

Phlogacanthus colaniae R. Benth.

Có cán cằm

Hỏa rô colani

Th

R

Lị amíp, đường ruột

 

Fam. 2. Aceraceae

 

 

 

 

 

2

Acer tonkinensis Lecomte

Có xám hảng

Mang thầu dầu

B

T, L

Viêm họng, quai bị

 

Fam. 3. Araliaceae

 

 

 

 

 

3

Brassasiopsismen branifolius Shang

Tang chờ lăng

Mô mỏng

G

T

Dị ứng, mày đay

4

Macropanax sessilis Shang

Có sen hảng

Đại đinh không cuống phụ

G

L

Viêm khớp, sưng tê chân

5

Schefflera hoi (Dunn) R. Vig.

Có tang quặt

Chân chim

B

T

Phù thận, gan lách

 

Fam. 4. Apocynaceae

 

 

 

 

 

6

Alstonia callophylla A. DC.

Có hú

Sữa lá nhỏ

G

T,L

Đau khớp

7

Bousigonia mekongnensis Pierre

Sên kìm quái

Giom

B

L

Trị đau khớp

 

Fam. 5. Capparaceae

 

 

 

 

 

8

Capparis henryi Matsum.

Chứa hắm ngứa

Cáp henry

L

T

Viêm, khối u

 

Fam. 6. Carlemanniaceae

 

 

 

 

 

9

Sambucus simpsonii Rehd.

Có xổm

Cơm cháy tròn

B

V

Lị amíp

 

Fam.7. Fagaceae

 

 

 

 

 

10

Lithocarpus litseafolius (Hance) Chun

Có cò

Dẻ lá bời lời

G

T

Sởi, sỏi thận

 

Fam. 8. Lauraceae

 

 

 

 

 

11

Lindera caudata (Nees) Hook.

Què mu

Liên đàn đuôi

B

T,L

Viêm màng mỡ, xương khớp

12

Litsea rubescens var. tonkinensis Liuho

Có hứa chớ

Bời lời đỏ

B

T,L

Bệnh lậu

13

Litsea laucilimba Merr.

Có sáo lóng

Bời lời phiến thon

G

L

Viêm lở loét, rắn cắn

14

Machilus parviflora Meisn

Có chờ tạ

Kháo hoa nhỏ

B

L

Gẫy xương, bong gân

 

Fam. 9. Oleaceae

 

 

 

 

 

15

Olea dentata Wall.

Có chừa khé

Oliu có răng

B

Đ

Bệnh tiểu đường

 

Fam. 10. Proteaceae

 

 

 

 

 

16

Helicia grandifolia Lecomte

Có pe

Quắn hoa lá to

B

T

Nhức mỏi người

 

Fam. 11. Rubiaceae

 

 

 

 

 

17

Hedyotis contracta (Pitard) Phamhoang

Chứa tắc hau

An điều ngắn

B

R

Thấp khớp, ho

18

Urophyllum streptopodium Wall.

Có đè xa

Vĩ diệp chân mảnh

B

T

Viêm loét miệng

 

Fam. 12. Sapindaceae

 

 

 

 

 

19

Sapindus cocarpus Radlk.

Có pào

Sậng

G

T

Dạ dày

 

Fam. 13. Tiliaceae

 

 

 

 

 

20

Celtis difolia Fuss.

Có nhạp cày

Cò ke lá sếu

Th

R

Đau lưng, nhức mỏi

 

Fam. 14. Ulmaceae

 

 

 

 

 

21

Aphanathe aspera (Thunb.) A. DC.

Có hóa

U hoa nhám

B

T

Viêm lợi

Ghi chú: DT - Dạng thân; Th - Thảo; B - Bụi; G - Gỗ; TL - Thân leo; BPSD - Bộ phận sử dụng; R - Rễ; T - Thân; L - Lá; V - Vỏ.

Kết luận

Xã Châu Thôn, huyện Quế Phong có thành phần loài cây thuốc khá phong phú gồm 169 loài, 139 chi và 69 họ; trong đó ngành Mộc Lan (Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 164 loài, 135 chi, 65 họ; ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 3 loài, 3 chi, 3 họ; ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 1 loài, 1 chi, 1 họ. Trong các dạng thân thì thân bụi chiếm cao nhất với 64 loài (chiếm 37,87%), tiếp đến thân thảo với 60 loài (35,50%), thân gỗ có 26 loài (15,38%), thấp nhất là thân leo với 19 loài (11,24%). Lá là bộ phận được sử dụng nhiều nhất với 101 loài (59,76%), tiếp đến là thân có 96 loài (56,80%), sau đó là rễ có 15 loài (8,86 %), củ chỉ có 8 loài (4,73%), tiếp đến là vỏ, quả, ngọn và thấp nhất là hoa có 1 loài (0,59%). Trong các môi trường thì số loài cây thuốc chủ yếu tập trung ở nương có 73 loài (43,19%), tiếp đến là đồi có 65 loài (40,88%), ít nhất là suối chỉ có 3 loài (1,77%). Có 16 nhóm bệnh khác nhau được đồng bào Thái xã Châu Thôn chữa trị, trong đó nhiều nhất là bệnh tiêu hóa 26 loài (15,38%), chữa bệnh xương khớp có 21 loài (12,43%), chữa bệnh về phụ nữ 16 loài (9,46%) và ít nhất là bệnh khối u chỉ có 2 loài (1,18%). Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã bổ sung cho hệ cây thuốc Việt Nam 21 loài.

Tài liệu tham khảo

1.     Nguyễn Tiến Bân, 1997: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, NXB. KH&KT, Hà Nội.
2.     Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) 2003-2005: Danh lục các loài Thực vật Việt Nam, Tập I-III. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.
3.     Đỗ Huy Bích và cs., 2003: Cây thuốc và động vật làm thuốc. NXB. KH&KT, Hà Nội.
4.     Brummitt R. K., 1992: Vascular Plant families and genera. Royal Botanic Gardens, Kew.
5.     Võ Văn Chi, 1997: Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB. Y học, Hà Nội.
6.     Võ Văn Chi, Trần Hợp, 1999-2003: Cây cỏ có ích ở Việt Nam, Tập I-II. NXB. Giáo dục, Hà Nội.
7.     Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000: Cây cỏ Việt Nam, Tập 1-3. NXB. Trẻ, TP HCM.
8.     Đỗ Tất Lợi, 1999: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB. KH&KT, Hà Nội.
9.     Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997: Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.
10.  Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001: Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập I. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.

Trần Thị Mai Hoa, Đỗ Ngọc Đài, Ngô Trực Nhã
Trường Đại học Vinh
(Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 - Viên ST&TNSV - Viện KH&CN Việt Nam)

anhtai.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2024