Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > HỆ THỰC VẬT

Đa dạng thành phần loài và nhóm dạng sống trong các kiểu thảm thực vật tái sinh ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử

Cập nhật ngày 20/11/2010 lúc 3:13:00 AM. Số lượt đọc: 1126.

Các loài trong quần xã sinh vật có tác động qua lại với nhau, có tác động có lợi, có tác động bất lợi, những tác động này có liên quan mật thiết đến sự tồn tại của các cá thể, các loài.

Có những loài trong suốt quá trình sống phải dựa vào loài khác và sự tồn tại của loài này có thể là nguyên nhân cơ bản cho sự xuất hiện của loài khác. Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của hệ thực vật cũng như của cả hệ sinh thái. Dạng sống được thể hiện trên từng cá thể loài và các loài tập hợp nên những quần xã riêng biệt phản ánh môi trường sống nơi đó. Phổ dạng sống là một trong những dấu hiệu đặc trưng nhất cho mỗi hệ thực vật, cũng như mỗi quần xã thực vật, thể hiện rõ bản chất sinh thái của chúng.

Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Các thảm thực vật tái sinh theo thời gian từ 1-12 năm, sau nương rẫy và sau khai thác trắng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Tây Yên Tử.

Phương pháp nghiên cứu

Sau khi có bảng Danh lục thảm thực vật tái sinh chúng tôi tiến hành phân chia dạng sống theo Raunkiaer (1943) có bổ sung thêm vào nhóm (Ph) thêm nhóm phụ cây có chồi trên đất sống ký sinh và bán ký sinh (Pp).

Kết quả nghiên cứu

Đa dạng thành phần loài

Thành phần loài thực vật: Trong các kiểu thảm thực vật tái sinh được nghiên cứu, chúng tôi thống kê được 393 loài, thuộc 268 chi của 100 họ thực vật, thuộc ba ngành thực vật có mạch. (bảng 1). Ngành Khuyết thực vật (Pteridophyta) có 13 loài chiếm (3,3%) thuộc 9 chi chiếm (3,4%) của 8 họ chiếm (8%). Ngành hạt trần (Gymnospermae) có 4 loài (1,0%) của 3 chi chiếm (1,1%), thuộc 2 họ thực vật (2%). Ngành Hạt kín (Angiospermae) có 376 loài chiếm (95,7%) của 256 chi (95,5%) thuộc 90 họ thực vật. Sự phân bố của các taxon giữa lớp Hai lá mầm (Dicotyledones) và lớp Một lá mầm (Monocotyledones) được thể hiện ở (bảng 2) cho thấy, lớp Hai lá mầm (Dicotyledones) có 314 loài chiếm (83,7%) thuộc 209 chi chiếm (82%), 78 họ chiếm (86,7%). Lớp Một lá mầm có 12 họ chiếm (13,3%), thuộc 46 chi chiếm (18%) của 61 loài chiếm (13,6%) tổng số loài. Các loài trong các họ thực vật biến động trong khoảng từ 1-34 loài, trong đó số họ có 1 loài là 32 họ (bảng 3), số họ có từ 5 loài trở lên có 20 họ chiếm (20%). Trong đó có 3 họ có 5 loài là họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Chè (Theaceae), 4 họ có 6 loài là họ Cau (Arecaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Sim (Myriaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Na (Annonaceae) có 8 loài, 4 họ có 9 loài là họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Nho (Vitaceae), 2 họ có 10 loài là họ Mua (Melastomataceae), họ Dâu tằm (Moraceae), 2 họ có 12 loài gồm họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Dẻ (Fagaceae) có 19 loài, họ Long não (Lauraceae) có 21 loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 24 loài, họ Hoà thảo (Poaceae) có 34 loài, sự phân bố các loài trong các họ thực vật được trình bày ở (hình 1). Có 6 chi giàu loài nhất (5 loài trở lên) là chi Lithocarpus 9 loài, Machilus 8 loài, Ficus 6 loài, Quercus 5 loài, Castanopsis 5 loài, Melastoma 5 loài, tổng số có 38 loài chiếm (9,7%).

Bảng 1. Sự phân bố các họ, chi, loài trong các ngành thực vật

Ngành

Họ

Chi

Loài

Số họ

%

Số chi

%

Số loài

%

Pteridophyta

8

8

9

3,4

13

3,3

Gymnospermae

2

2

3

1,1

4

1,0

Angiospermae

90

90

256

95,5

376

95,7

Tổng cộng

100

100

268

100

393

100

Bảng 2. Sự phân bố các Taxon giữa lớp Hai lá mầm (Dicotyledones) và lớp Một lá mầm (Monocotyledones) trong ngành Hạt kín

Ngành

Họ

Chi

Loài

Số họ

%

Số chi

%

Số loài

%

Dicotyledones

78

86.7

210

82.0

314

83.7

Monocotyledones

12

13.3

46

18.0

61

16.3

Tổng cộng

90

100

256

100

376

100

Bảng 3.  Sự biến động số loài trong các họ thực vật

Loài/họ

1

2

3

4

5

6

8

9

10

12

19

21

24

34

Tổng

Số họ

32

18

20

10

3

4

1

4

2

2

1

1

1

1

100

Số loài

32

36

60

40

15

24

8

36

20

24

19

21

24

34

393


Hình 1. Sự phân bố của các loài trong các họ thực vật tái sinh

Thành phần loài trong các kiểu thảm thực vật theo thời gian:

Bảng 4. Họ, chi, loài cây tái sinh trong các kiểu thảm

TT

Sau nương rẫy

1-3 năm

4-6 năm

7-9 năm

10-12 năm

1

Poaceae (8)

Poaceae (9)

Lauraceae (13)

Euphorbiaceae (8)

2

Lauraceae (7)

Lauraceae (8)

Euphorbiaceae (7)

Apocynaceace (6)

3

Euphorbiaceae (5)

Euphorbiaceae (8)

Poaceae (6)

Lauraceae (6)

4

Rubiaceae (5)

Fagaceae (6)

Caesalpiniaceae(6)

Caesalpiniaceae(5)

5

 

Rutaceae (5)

Fagaceae (5)

Fagaceae (5)

6

 

 

Rutaceae (5)

 

Tổng

25 loài/4 họ

36 loài/5 họ

42 loài/6 họ

30 loài/5 họ

Sau khai thác

1

Lauraceae (9)

Poaceae (12)

Lauraceae (9)

Fagaceae (9)

2

Poaceae (9)

Fagaceae (9)

Fagaceae (7)

Lauraceae (8)

3

Melastomataceae (7)

Euphorbiaceae (8)

Euphorbiaceae (7)

Euphorbiaceae (6)

4

Euphorbiaceae (7)

Lauraceae (8)

Rubiaceae (5)

 

5

 

Melastomataceae(7)

 

 

6

 

Moraceae (5)

 

 

Tổng

32 loài/4 họ

49 loài/6 họ

28 loài/ 4 họ

23 loài/3 họ

Bảng 5. Số loài trong các họ giầu loài nhất (5 loài trở lên) trong các kiểu thảm thực vật tái sinh

TT

Sau nương rẫy

1-3 năm

4-6 năm

7-9 năm

10-12 năm

1

Poaceae (8)

Poaceae (9)

Lauraceae (13)

Euphorbiaceae (8)

2

Lauraceae (7)

Lauraceae (8)

Euphorbiaceae (7)

Apocynaceace (6)

3

Euphorbiaceae (5)

Euphorbiaceae (8)

Poaceae (6)

Lauraceae (6)

4

Rubiaceae (5)

Fagaceae (6)

Caesalpiniaceae(6)

Caesalpiniaceae(5)

5

 

Rutaceae (5)

Fagaceae (5)

Fagaceae (5)

6

 

 

Rutaceae (5)

 

Tổng

25 loài/4 họ

36 loài/5 họ

42 loài/6 họ

30 loài/5 họ

Sau khai thác

1

Lauraceae (9)

Poaceae (12)

Lauraceae (9)

Fagaceae (9)

2

Poaceae (9)

Fagaceae (9)

Fagaceae (7)

Lauraceae (8)

3

Melastomataceae (7)

Euphorbiaceae (8)

Euphorbiaceae (7)

Euphorbiaceae (6)

4

Euphorbiaceae (7)

Lauraceae (8)

Rubiaceae (5)

 

5

 

Melastomataceae(7)

 

 

6

 

Moraceae (5)

 

 

Tổng

32 loài/4 họ

49 loài/6 họ

28 loài/ 4 họ

23 loài/3 họ

Trong các kiểu thảm thực vật tái sinh sau nương rẫy trạng thái này nằm ở độ cao dưới 200m. Số họ, chi, loài được trình bày ở bảng 4 và 5 cho thấy: Thời gian tái sinh từ 1-12 năm số loài tăng lên liên tục từ 97 loài thuộc 85 chi của 53 họ thực vật, họ có số loài giầu trên 5 loài, có 4 họ là họ Hòa thảo (Poaceae) 8 loài, họ Long não (Lauraceae) có 7 loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 5 loài, họ Cà phê (Rubiaceae) có 5 loài, ở thời gian bỏ hóa 1 - 3 năm lên 138 loài của 111 chi thuộc 64 họ thực vật, trong đó có 6 họ có số loài ≥ 5 loài là họ Long não (Lauraceae) có 13 loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 7 loài, họ Hòa thảo (Poaceae) 6 loài, họ Vang (Caesalpiniaceae) có 6 loài, họ Dẻ (Fagaceae) 5 loài, họ Cam (Rutaceae) 5 loài, ở thời gian bỏ hóa 7-9 năm. Thời gian bỏ hóa trên 10 năm số loài có xu hướng ổn định, các loài cây ưa sáng chịu bóng thời gian đầu gỗ lớn và trung bình chiếm ưu thế thay thế dần những loài cây gỗ nhỏ và tiên phong thời gian đầu, cây bụi chủ yếu là những cây chịu bóng sống trong điều kiện ẩn. Chúng tôi thống kê được 131 loài thuộc 108 chi của 67 họ thực vật trong đó số họ có nhiều loài có 5 họ là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 8 loài, họ Trúc đào (Apocynaceace) có 6 loài, họ Long não (Lauraceae) có 6 loài, họ Vang (Caesalpiniaceae) có 5 loài, họ Dẻ (Fagaceae) 5 loài.

Thảm thực vật tái sinh sau khai thác trắng của các công ty khai thác sau được nhân dân tận dụng, đốt làm nương rẫy. Trạng thái này thường nằm ở độ cao từ 200m đến 300m. Thành phần loài cây ở đây phong phú hơn ở đối tượng sau nương rẫy (bảng 4 và 5). Tốc độ phục hồi lại rừng cũng nhanh hơn. Ở thời gian tái sinh từ 1-3 năm chúng tôi thống kê được 120 loài thuộc 99 chi với 61 họ thực vật. Các họ có từ 5 loài trở nên, có là họ Long não (Lauraceae) có 9 loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 7 loài, họ Mua (Melastomataceae) có 7 loài, họ Hòa thảo (Poaceae) 9 loài. Tăng lên 156 loài thuộc 124 chi với 69 họ thực vật. Các họ giàu loài có 6 họ là họ Hòa thảo (Poaceae) 12 loài, họ Dẻ (Fagaceae) 9 loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 8 loài, họ Long não (Lauraceae) có 8 loài, họ Mua (Melastomataceae) có 7 loài, họ Dâu tằm (Moraceae) có 5 loài (ở thời gian từ 4-6 năm). Sau đó giảm dần khi thời gian tái sinh dài 10-12 năm còn 129 loài thuộc 104 chi của 61 họ thực vật trong đó có ba họ có số loài giầu nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 6 loài, họ Dẻ (Fagaceae) 9 loài, họ Long não (Lauraceae) có 8 loài.

Đa dạng vể phổ dạng sống

Dạng sống loài thực vật: Dạng sống là kết quả thích nghi lâu dài với điều kiện bất lợi để tồn

tại qua mùa khó khăn trong năm. Raunkiaer (1943) đã xây dựng được một hệ thống phân loại các dạng sống bao quát và đã được nhiều nhà nghiên cứu vận dụng. Chúng tôi áp dụng thang phân loại này để phân chia dạng sống của các loài cây tái sinh nhưng có bổ sung vào nhóm (Ph) thêm nhóm phụ cây có chồi trên đất sống ký sinh và bán ký sinh (Pp), áp dụng để phân chia dạng sống ở các khu vực khác nhau.

Bảng 6. Phân bố của các kiểu dạng sống trong các họ thực vật

Dạng sống

Ph

Ch

He

Cr

Th

Tổng

MM

Mi

Na

Lp

Ep

PhH

Pp

Số họ

44

30

21

23

1

1

2

12

11

8

15

 

số loài  %

118

67

39

64

2

6

3

18

26

11

39

393

30.03

17.05

9.92

16.28

0.51

1.53

0.76

4.58

6.62

2.80

9.92

100

Trong các kiểu thảm thực vật tái sinh được nghiên cứu với 393 loài, phân tích phổ dạng sống có đầy đủ các kiểu dạng sống được sắp vào 5 nhóm dạng sống cơ bản sau (bảng 3). Nhóm chồi trên mặt đất (Ph) đa dạng nhất gồm 299 loài (chiếm 76,08% tổng số loài). Nhóm này có 7 nhóm phụ là nhóm: Cây lớn và vừa có chồi trên đất (MM): 118 loài, chiếm 30,03%; Cây nhỏ có chồi trên đất (Mi): 67 loài, chiếm 17,05%; Cây thấp có chồi trên đất (Na): 39 loài, chiếm 9,92%; Cây có chồi trên đất, leo quấn (Lp): 64 loài, chiếm 16,28%; Cây có chồi trên đất, sống bì sinh (Ep): 2 loài, chiếm 0,51%; Cây có chồi trên đất, thân thảo (PhH): 6 loài, chiếm 1,53%; Cây có chồi trên đất sống ký sinh và bán ký sinh (Pp): 3 loài, chiếm 0,76%. Các loài tập trung chủ yếu ở ngành Hạt kín (Angiospermae) trong lớp Hai lá mầm (Dicotyledones) với các họ chủ yếu (≥ 10 loài) là họ Cà phê (Rubiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Long não (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae). Bốn nhóm dạng sống còn lại có 94 loài (chiếm 23,92% tổng số loài), là nhóm chồi sát mặt đất (Ch): 18 loài, chiếm 4,58%. nhóm chồi nửa ẩn (He): 26 loài, chiếm 6,62%. Ít nhất là nhóm chồi ẩn (Cr): 11 loài chiếm 2,80%. Nhóm cây sống một năm (Th): 39 loài (chiếm 9,92%).


Hình 2. Phổ dạng sống của kiểu thảm thực vật tái sinh


 
Hình 3. Phổ dạng sống của kiểu thảm thực vật  tái sinh (theo 5 kiểu)
 

Phân bố chủ yếu ở ngành Khuyết thực vật (Pteridophyta) và lớp Một lá mầm (Monocotyledones) của ngành Hạt kín (Angiospermae), có một số loài thuộc lớp Hai lá mầm (Dicotyledones) thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Đậu (Fabaceae)… Căn cứ vào sự phân bố của các loài trong các kiểu dạng sống, có thể lập được phổ dạng sống (Spectre Biologiques) theo 5 nhóm dạng sống cơ bản và 11 kiểu dạng sống trong tất cả các kiểu thảm thực vật tái sinh (hình 2 và 3).

SB = 76,08Ph + 4,58Ch + 6,62He + 2,80Cr + 9,92Th

Dạng sống trong các kiểu thảm thực vật tái sinh

Kết quả phân tích phổ dạng sống trong các kiểu thảm thực vật tái sinh được trình bày ở bảng 7 và hình 4. Nhóm chồi trên mặt đất (Ph) ở khoảng thời gian tái sinh dưới 6 năm biến động trong khoảng từ 76,29% sau nương rẫy đến 79,49% sau khai thác. Thời gian này cây lớn và vừa có chồi trên đất (MM) chủ yếu là những cây con và cây mạ ưa bóng thời gian đầu, cây nhỏ có chồi trên đất (Mi) và cây thấp có chồi trên đất (Na) tuy số loài không nhiều nhưng số cá thể nhiều chi phối hoàn cảnh rừng như các loài Đơn nem (Maesa perlarius), Mua ông (Melastoma imbricata), Mua (Melastoma normale), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense), Sầm trắng (Memecylon edule), Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum), Găng (Randia spinosa), Chẩn (Microdesmis caseariaefolia), Sầm tía (Memecylon ligustrinum), Sai (Xylopia vielana), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Sở (Camellia oleifera), Thầu tấu (Aporosa dioica)… 

Bảng 7. Phổ dạng sống trong các kiểu thảm thực vật tái sinh

Sau nương rẫy

Dạng sống (%)

Thời gian (năm)

Ph

Ch

He

Cr

Th

1-3

76.29

3.09

7.22

3.09

10.31

4-6

76.30

3.70

5.19

4.44

10.37

7-9

87.68

2.17

3.62

2.17

4.35

10-12

85.50

3.05

3.05

3.05

5.34

Sau khai thác

1-3

78.33

3.33

5.83

4.17

8.33

4-6

79.49

2.56

5.13

3.21

9.62

7-9

92.42

0.76

3.03

1.52

2.27

10-12

88.37

3.88

2.33

2.33

3.10


Hình 4. Phổ dạng sống của các kiểu thảm thực vật tái sinh

Thời gian tái sinh trên 6 năm nhóm chồi trên mặt đất (Ph) biến động trong khoảng từ 85,5% đến 92,42% trong các khoảng thời gian tái sinh hiện tượng trên là do cây con và cây mạ của cây lớn và vừa có chồi trên đất (MM) đã vươn lên cạnh tranh ánh sáng và chất dinh dưỡng với nhóm cây nhỏ có chồi trên đất (Mi) và cây thấp có chồi trên đất (Na) thay thế dần các cây này đồng thời chi phối hoàn cảnh rừng, bên cạnh đó các cây nhỏ liên tục được bổ sung do sự phát tán hạt giống từ rừng tự nhiên. Nhóm chồi sát mặt đất (Ch), nhóm chồi nửa ẩn (He), nhóm chồi ẩn (Cr), nhóm cây sống một năm (Th) ở thời gian bỏ hóa dưới 6 năm chiếm khoảng từ 20,51% đến 23,71% còn ở thời gian trên 6 năm bốn nhóm trên giảm dần trong khoảng từ 7,58% đến 14,5% trong các kiểu thảm, hiện tượng trên là do ở thời kỳ đầu môi trường có cường độ chiếu sáng mạnh, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp nên các loài phải có điều kiện thích nghi cao, còn ở thời gian trên 6 năm mỗi trường đã được cải thiện, hoàn cảnh rừng được hình thành nên tỉ lệ bốn nhóm giảm đi đáng kể nhất là nhóm (Th).

Kết luận

Kết qủa nghiên cứu về thành phần loài cây tái sinh theo thời gian bỏ hóa ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, đặc trưng cho hệ thực vật vùng đông bắc với 393 loài, thuộc ba ngành thực vật có mạch, theo thời gian tái sinh số loài tăng dần từ 97 loài lên 138 loài ở thời gian tái sinh dưới 9 năm đối với thảm thực vật tái sinh sau nương rẫy và từ 120 loài lên 156 loài ở thời gian tái sinh dưới 6 năm đối với thảm thực vật tái sinh sau khai thác trắng, sau đó các loài giảm dần và ổn định khi thời gian tái sinh dài. Trong tổng số 393 loài cây tái sinh nhóm chồi trên mặt đất (Ph) có 299 loài chiếm 76,08% trong 5 nhóm dạng sống. Cây lớn và vừa có chồi trên đất (MM) có 118 loài, chiếm 30,03%. Theo thời gian tái sinh nhóm chồi trên mặt đất (Ph) tăng dần từ 76,29% lên 87,68% đối với thảm thực vật tái sinh sau nương rẫy, bốn nhóm còn lại có xu hướng giảm dần khi thời gian tái sinh dài, tương tự thảm thực vật tái sinh sau khai thác trắng nhóm chồi trên mặt đất (Ph) tăng dần từ 78,33% lên 92,42%, các nhóm còn lại giảm khi thời gian.

Tài liệu tham khảo

1.     Anonymous, 1979-1997: Flora Yunnanica 1-7. Yunnan Science Technology Press, Kunming.
2.     Averyanov L. V., 1994: Identification on Orchidaceae of Viet nam, Saint Peterburg.
3.     Phạm Hồng Ban, 2000: Nghiên cứu đa dạng sinh học của hệ sinh thái sau nương rẫy ở vùng núi tây nam Nghệ An. Luận án tiến sĩ sinh học, Hà Nội
4.     Lê Trần Chấn, 1990: Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Lâm sơn (tỉnh Hà Sơn Bình), Luận án PTS sinh học.
5.     Nguyễn Thế Hưng, 2001: Nghiên cứu thảm thực vật cây bụi và xu hướng phục hồi rừng trên những thảm đó tại Quảng Ninh.Luận án tiến sĩ sinh học, Hà Nội
6.      Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ, 1996: Tính đa dạng thực vật ở Cúc Phương. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.
7.     Trần Đình Lý, 2006: Hệ sinh thái gò đồi các tỉnh bắc trung bộ, NXB. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
8.     Thái Văn Trừng, 1998: Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, NXB. Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội
9.     Nguyễn Bá Thụ, 1995: Nghiên cứu đa dạng thực vật ở vườn Quốc gia Cúc Phương. Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Văn Hoàn
Trường THPT Phương Sơn
Trần Đình Lý
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Lê Ngọc Công
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên
(Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 - Viên ST&TNSV - Viện KH&CN Việt Nam)

anhtai.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2024