|
|
Lượt truy cập thứ 54,996,088 Có 110 người đang truy cập
|
|
Nghiên cứu khả năng trồng cây Thạch đen bằng các đoạn thân khác nhauCập nhật ngày 21/11/2010 lúc 11:09:00 PM. Số lượt đọc: 7669.Cây Thạch đen (Mesona chinensis Benth.) là một cây trồng truyền thống của đồng bào dân tộc Tày- Nùng huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Trước đây, cây Thạch đen chỉ được trồng và sử dụng tại chỗ phục vụ nhu cầu làm mát (giải khát) của người dân địa phương nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, do nhu cầu của thị trường Trung Quốc tăng cao nên người dân phát triển cây này trên toàn huyện và cả các huyện lân cận khác Do trồng cây Thạch đen trên diện rộng nên nhu cầu về cây giống là rất cao, trong khi đó, đến nay vẫn chưa ghi nhận được việc cây Thạch đen ra hoa và tạo hạt. Vì vậy, toàn bộ giống cây trồng hiện này đều dựa vào khả năng nhân giống sinh dưỡng. Theo kinh nghiệm truyền thống, khi trồng Thạch đen, người ta dùng cả cây (có đầy đủ gốc rễ) để trồng nhưng nguồn giống lại hạn chế và phải chờ đợi để thu giống lần 2, lần 3 nên cây trồng không theo mùa vụ nhất định dẫn đến chất lượng của cây thạch không được đảm bảo. Nhằm giải quyết một phần vấn đề này, đề tài tiến hành nghiên cứu khả năng trồng cây Thạch đen từ các đoạn thân khác nhau. Nếu thành công, kết quả này sẽ góp phần giảm áp lực về nguồn cây giống và tăng tính ổn định về mùa vụ và chất lượng cho cây Thạch đen. Hoa và lá cây thạch đen - Mesona chinensis
Phương pháp nghiên cứu - Cắt cây thạch giống thành các đoạn giống khác nhau: Gốc, thân, ngọn và chồi có độ dài khoảng 10cm (gốc và thân: có 3-4 đốt; ngọn có 5-6 đốt). Các đoạn giống thạch sau khi trồng được tưới ướt và giữ đất ẩm liên tục trong tháng đầu tiên. Mỗi loại hom giống được trồng 500 gốc. - Theo dõi tỷ lệ sống của các loại hom giống trong 30 ngày đầu tiên, cứ 2 ngày đếm một lần. - Theo dõi thời gian ra rễ và tăng trưởng của rễ: 2 ngày/lần, nhổ 20 gốc còn sống/mỗi loại hom trồng để quan sát ra rễ và đo chiều dài của rễ, tiến hành trong 45 ngày đầu tiên. - So sánh sự tăng trưởng của rễ trong điều kiện trồng bình thường với trồng có xử lý bằng một số chất kích thích ra rễ. Xử lý các chất kích thích theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì (M3N: 20g/ 8 lít nước sạch, ngâm trong 5-10phút; Thiên nông: pha loãng, tỷ lệ 1:3, ngâm 1-2 giây). Kết quả nghiên cứu Tỷ lệ sống của các loại hom giống khác nhau
Kết quả theo dõi tỷ lệ sống của các loại hom giống khác nhau được trình bày trong bảng sau. Qua bảng 1 ta thấy, tỷ lệ sống của cây thạch được trồng bằng gốc là cao nhất (98%), tiếp đến là trồng bằng chồi và thấp nhất là trồng bằng ngọn. Kết quả này đã khẳng định khả năng trồng thạch bằng nhiều loại hom giống khác nhau. Kết quả thu được của chúng tôi hoàn toàn trái ngược với những thông tin của người dân cho rằng, khả năng sống của các loại hom không có gốc là rất thấp. Trong thực tế, khi trồng thạch ta thường trồng 2-3 hom trong một hốc, nên với tỷ lệ sống của các đoạn hom giống trong thí nghiệm, chúng ta hoàn toàn yên tâm về khả năng sống của các hốc thạch. Nếu trồng hai hom/hốc thì tỷ lệ sống của cả hốc trồng là 99,6%, trồng 3 hom/hốc thì tỷ lệ sống là 99,99%. Kết quả này khẳng định khả năng trồng thạch bằng các đoạn giống khác nhau để nâng cao hiệu quả nhân giống. Nhằm đưa ra đầy đủ cơ sở khoa học chứng minh các hình thức nhân giống thạch khác nhau, chúng tôi đã tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu khác về nhân giống. Bảng 1. Tỷ lệ sống của các loại hom giống khác nhau từ cây thạch Thời gian theo dõi | Tỷ lệ sống của các loại hom (%) | Gốc | Thân | Ngọn | Chồi | Sau 2 ngày | 100 | 100 | 98 | 100 | Sau 4 ngày | 99 | 99 | 97 | 100 | Sau 6 ngày | 99 | 98 | 96 | 99 | Sau 8 ngày | 99 | 98 | 96 | 98 | Sau 10 ngày | 98 | 97 | 95 | 97 | Sau 12 ngày | 98 | 97 | 95 | 97 | Sau 14 ngày | 98 | 96 | 95 | 97 | Sau 16 ngày | 98 | 96 | 94 | 96 | Sau 18 ngày | 98 | 95 | 94 | 96 | Sau 20 ngày | 98 | 95 | 94 | 96 | Sau 22 ngày | 98 | 95 | 94 | 96 | Sau 24 ngày | 98 | 95 | 94 | 96 | Sau 26 ngày | 98 | 95 | 94 | 96 | Sau 28 ngày | 98 | 95 | 94 | 96 | Sau 30 ngày | 98 | 95 | 94 | 96 |
Thời gian ra rễ và tăng trưởng của rễ trong điều kiện bình thường
Đề tài tiến hành nghiên cứu, so sánh thời gian ra rễ và tăng trưởng của rễ ở các đoạn hom giống khác nhau. Các đoạn hom giống sau khi tách ra được giữ ẩm hoặc nhúng nước và tránh ánh nắng trực tiếp. Kết quả quan sát được thể hiện trong bảng 2. Bảng 2. Thời gian ra rễ và tăng trưởng của rễ trong điều kiện bình thường Thời gian (ngày) | Chiều dài rễ của cây thạch được trồng bằng các đoạn hom giống khác nhau (mm) | Gốc | Thân | Ngọn | Chồi | 3 | 0 | 0 | 0 | 0 | 5 | 0,1 | 0 | 0 | 0 | 7 | 0,3 | 0,1 | 0 | 0 | 9 | 3,2 | 2,4 | 0 | 0 | 11 | 6,8 | 5,9 | 0,4 | 0 | 13 | 15,5 | 12,3 | 1,4 | 0,1 | 15 | 17,8 | 13,4 | 7,9 | 6,3 | 17 | 19,7 | 15,4 | 12,0 | 12,6 | 19 | 22,2 | 17,7 | 17,4 | 17,1 | 21 | 24,6 | 18,4 | 24,6 | 22,7 | 23 | 28,5 | 20,0 | 28,6 | 27,9 | 25 | 31,7 | 26,4 | 32,6 | 31,7 | 27 | 35,8 | 33,9 | 33,7 | 33,1 | 29 | 39,0 | 40,3 | 41,0 | 35,9 | 31 | 44,5 | 47,4 | 48,0 | 38,7 | 33 | 48,6 | 58,3 | 55,1 | 40,6 | 35 | 54,4 | 62,7 | 64,9 | 42,4 | 37 | 61,7 | 66,1 | 76,9 | 46,5 | 39 | 65,8 | 69,0 | 86,4 | 49,8 | 41 | 69,0 | 71,8 | 89,5 | 56,2 | 43 | 71,4 | 74,2 | 94,1 | 60,3 | 45 | 73,5 | 76,4 | 97,3 | 65,5 |
Kết quả trên đã chỉ ra rằng, các đoạn hom gốc ra rễ sớm nhất, chỉ sau 5 ngày rễ đã xuất hiện, tiếp đến là các đoạn hom thân (7 ngày), hom ngọn (11 ngày) và cuối cùng là hom chồi (13 ngày). Sự khác biệt về thời gian ra rễ của các hom thạch khác nhau có thể do các đoạn gốc đã có sẵn mầm rễ ngầm, trong điều kiện bình thường, các mầm này tiếp tục sinh trưởng thành các chồi rễ và dài dần theo thời gian. Các đoạn hom thân có tuổi sinh trưởng cao nên cũng sớm xuất hiện các chồi rễ và dài ra rất nhanh. Các đoạn hom ngọn có tuổi ít hơn nên cần có nhiều thời gian để cây thích ứng với điều kiện mới. Các tế bào chưa chuyên hoá của các đoạn hom ngọn cần thời gian để phân hoá dần rồi mới bắt đầu hình thành các mầm rễ và sinh trưởng. Các đoạn trồng bằng chồi có thời gian ra rễ lâu nhất, mặc dù vị trí xuất phát của các chồi nằm gần mặt đất nhưng chưa chuyển hoá cho việc ra rễ. Tốc độ sinh trưởng rễ của các loại giống cũng có những khác biệt đáng kể. Tốc độ sinh trưởng rễ cao nhất thuộc về các cây được trồng bằng hom ngọn (97,3mm) và thấp nhất là trồng bằng hom chồi (65,5mm), hai loại còn lại là trồng bằng hom gốc và hom thân có mức độ sinh trưởng tương đương nhau (lần lượt là 73,5 và 76,4mm). Các cây thạch trồng bằng hom ngọn có thời gian ra rễ lâu nhất nhưng lại có tốc độ sinh trưởng của rễ cao hơn, có thể các bộ phận trên cây có tuổi sinh trưởng ít, còn trẻ nên có sức sống tốt hơn. Sau thời gian thích ứng và phân hoá ban đầu, cây sinh trưởng rất mạnh, nhanh chóng bằng và vượt các cây khác. Các chồi cây được tách ra làm hom giống thường nhỏ, gầy, có sức sống yếu (do các chồi này được hình thành trong thời gian mùa đông, thời tiết lạnh và khô) do vậy cây giống yếu, tốc độ sinh trưởng cũng kém hơn. Ngoài ra việc ra rễ muộn của cây giống trồng từ chồi cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến tốc độ sinh trưởng của chúng. Thử nghiệm khả năng ra rễ với các chất kích thích ra rễ
Để nghiên cứu khả năng ra rễ nhanh của hom giống, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đề tài đã sử dụng hai loại thuốc kích thích ra rễ phổ biến trên thị trường (N3M và chất kích thích Thiên nông). Tỷ lệ pha để thí nghiệm được áp dụng theo hướng dẫn trên bao bì của sản phẩm. Thí nghiệm được tiến hành trên bốn loại hom trồng là: Trồng bằng hom gốc, trồng bằng hom thân, trồng bằng hom ngọn và trồng bằng hom chồi (bảng 3). Bảng 3. Tăng trưởng của rễ trong điều kiện có chất kích thích ra rễ N3M và kích thích ra rễ Thiên nông Thời gian (ngày) | Chiều dài rễ của cây thạch được trồng bằng các đoạn hom giống (mm) | Kích thích ra rễ N3M | Kích thích ra rễ Thiên nông | Gốc | Thân | Ngọn | Chồi | Gốc | Thân | Ngọn | Chồi | 3 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 5 | 0,5 | 0 | 0 | 0 | 0,5 | 0 | 0 | 0 | 7 | 1,3 | 0,2 | 0 | 0 | 1,0 | 0,3 | 0 | 0 | 9 | 3,8 | 0,4 | 0 | 0 | 3,6 | 0,7 | 0 | 0 | 11 | 7,0 | 2,7 | 0,4 | 0 | 6,8 | 3,0 | 0,5 | 0,1 | 13 | 14,5 | 6,3 | 1,7 | 0,3 | 13,5 | 6,5 | 1,5 | 0,5 | 15 | 18,5 | 17,7 | 7,4 | 12,6 | 18,0 | 14,5 | 7,0 | 8,5 | 17 | 20,0 | 19,1 | 10,3 | 14,4 | 21,0 | 19,0 | 12,1 | 13,7 | 19 | 22,6 | 19,0 | 14,6 | 18,0 | 23,4 | 20,3 | 15,5 | 17,8 | 21 | 25,1 | 20,6 | 22,7 | 19,1 | 25,7 | 23,5 | 21,5 | 20,0 | 23 | 28,4 | 21,1 | 28,0 | 22,1 | 27,6 | 25,4 | 27,8 | 23,2 | 25 | 32,0 | 26,7 | 28,9 | 23,1 | 31,0 | 28,5 | 29,6 | 27,5 | 27 | 35,6 | 33,4 | 34,9 | 34,5 | 33,8 | 35,7 | 33,6 | 32,5 | 29 | 39,4 | 38,9 | 44,0 | 41,3 | 37,5 | 39,6 | 38,0 | 39,6 | 31 | 46,2 | 45,1 | 51,0 | 46,3 | 44,3 | 46,0 | 46,2 | 45,5 | 33 | 49,5 | 50,6 | 56,9 | 57,0 | 48,5 | 50,5 | 54,0 | 54,1 | 35 | 54,8 | 54,9 | 64,1 | 62,1 | 53,7 | 55,0 | 60,2 | 60,0 | 37 | 59,3 | 59,9 | 75,3 | 66,4 | 59,0 | 59,2 | 79,5 | 65,5 | 39 | 65,0 | 64,1 | 79,6 | 69,5 | 64,4 | 63,6 | 76,3 | 70,3 | 41 | 69,8 | 68,8 | 82,8 | 71,2 | 65,5 | 66,5 | 83,4 | 73,1 | 43 | 74,5 | 70,4 | 86,5 | 73,7 | 70,0 | 70,0 | 87,5 | 75,4 | 45 | 78,5 | 72,6 | 89,5 | 76,5 | 74,5 | 73,5 | 91,2 | 78,4 |
So sánh tăng trưởng của rễ sau 45 ngày với các hom giống có và không xử lý chất kích thích ra rễ (bảng 4). Bảng 4. Tăng trưởng của rễ sau 45 ngày với các hom giống có và không xử lý chất kích thích ra rễ Điều kiện nhân trồng | Chiều dài rễ của cây thạch được trồng bằng các loại hom giống (mm) | Gốc | Thân | Ngọn | Chồi | Không xử lý chất kích thích | 73,5 | 76,4 | 97,3 | 65,5 | Xử lý chất kích thích N3M | 78,5 | 72,6 | 89,5 | 76,5 | Xử lý chất kích thích Thiên nông | 74,5 | 73,5 | 91,2 | 78,4 |
Từ các kết quả trên đây cho thấy, so với việc không xử lý chất kích thích, các hom giống có sử dụng chất kích thích xuất hiện rễ sớm hơn và sinh trưởng nhanh hơn trong giai đoạn đầu (khoảng 15 ngày đầu) nhưng sau đó chậm dần và có chiều dài tăng trưởng sau 45 ngày tương đương với hom giống không sử dụng chất kích thích. Nguyên nhân này có thể trong thời gian đầu, hom giống chịu ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ nên xuất hiện rễ sớm hơn, tốc độ tăng trưởng của rễ cũng cao hơn. Trong cả ba điều kiện thí nghiệm, thạch trồng bằng hom gốc ra rễ sớm nhưng tốc độ sinh trưởng chậm. Trong khí đó, các cây trồng bằng hom ngọn có thời gian ra rễ lâu hơn nhưng tốc độ tăng trưởng cao hơn, chiều dài sinh trưởng sau 45 ngày đạt giá trị cao nhất và cây trồng bằng hom chồi ra rễ chậm nhất, giống như trong điều kiện trồng không có kích thích. Tăng trưởng của cây thạch trồng từ các loại hom giống khác nhau
Kết quả theo dõi tốc độ sinh trưởng của cây thạch được trồng bằng các đoạn hom giống khác nhau cũng có sự khác nhau rõ rệt. Thạch trồng từ các hom giống theo kiểu truyền thống của người dân do có đầy đủ các bộ phận (thân, rễ…) và có độ dài ban đầu lớn nên khả năng sinh trưởng nhanh trong thời kỳ đầu, sau đó tốc độ tăng trưởng giảm ở tháng cuối cùng (bảng 5). Bảng 5. Tốc độ tăng trưởng và năng suất của cây thạch trồng từ các loại hom giống khác nhau Các loại hom trồng | Tăng trưởng theo chiều cao (cm) | 1 tháng | 2 tháng | 3 tháng | 4 tháng (thu hoạch) | Ngọn | 20 | 35 | 55 | 64 | Thân | 22 | 39 | 55 | 60 | Chồi | 20 | 34 | 47 | 55 | Gốc | 17 | 36 | 50 | 57 | Cả cây | 25 | 43 | 60 | 66 |
Trong bốn loại hom giống còn lại thì cây thạch trồng bằng hom ngọn có chiều dài tăng trưởng cao nhất (64cm), tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, tiếp theo là thạch trồng bằng hom chồi tách ra từ cây giống. Có thể các mô phân sinh của hai loại hom giống này còn trẻ nên tế bào sinh trưởng phát triển tốt hơn so với loại hom giống bằng gốc và hom giống bằng thân. Kết quả tìm hiểu mối quan hệ giữa các hình thức sử dụng hom giống khác nhau trong thí nghiệm nhân giống với năng suất thạch cây được trình bày trong bảng 6. Bảng 6. Mối quan hệ giữa năng suất và các hình thức trồng bằng các loại giống nhân từ các đoạn hom giống khác nhau STT | Các loại hom trồng | Năng suất tươi (g/m2) | Năng suất khô KK (g/m2) | 1 | Truyền thống (cả cây) | 5900 | 715 | 2 | Ngọn | 6300 | 825 | 3 | Thân | 5800 | 820 | 4 | Chồi | 4950 | 630 | 5 | Gốc | 5100 | 610 |
Qua kết quả ta thấy, năng suất thạch cây cao nhất khi trồng bằng loại giống được nhân từ hom ngọn (6300g tươi/m2 và 825g khô KK/m2). Trong thí nghiệm thạch trồng từ giống nhân bằng hom giống cả cây và thạch trồng bằng giống nhân từ hom thân có năng suất tươi tương đương nhau (5900g tươi/m2 và 5800g tươi/m2) nhưng lại có năng suất khô khác nhau 715g khô KK/m2 (trồng cả cây), 820g khô KK/m2 (trồng ngọn). Hiệu quả trồng thạch theo phương thức mới
Khi trồng theo cách mới (tách các phần khác nhau của cây) thì giai đoạn lấy giống cũng như trong việc trồng thạch theo cách thông thường (trồng cả cây). Sự khác biệt giữa hai cách trồng là việc tách riêng các đoạn cây thạch thành các gốc trồng khác nhau. Đề tài đã thử nghiệm tách các hom giống từ 1000 hom giống theo cách trồng truyền thống. Với các cây giống còn nhỏ thì để nguyên, không tách thành các phần khác nhau (bảng 7). Bảng 7. Số lượng các đoạn giống tách ra từ 1000 cây giống ban đầu Số cây giống | Ngọn | Thân | Gốc - cả cây | Chồi | Tổng | 1000 | 606 | 354 | 1000 | 810 | 2770 |
Như vậy, với 1.000 cây giống ban đầu, chúng ta thu được 2.770 đoạn giống các loại. Khi trồng, đối với hốc trồng cả cây và trồng gốc, mỗi hốc chỉ gồm 1 hom giống; với hốc trồng bằng ngọn, thân và chồi thì mỗi hốc trồng 2 hom, như vậy, tổng số hốc trồng có được là: 1.000 + (606 + 354 + 810)/2 = 1.885. Điều này có nghĩa rằng, cùng với một lượng cây giống như nhau thì nếu trồng theo cách mới (theo thí nghiệm), diện tích cây trồng thu được sẽ cao hơn 1885/1000 = 1,885 lần. Kết luận - Khả năng trồng cây Thạch đen từ các đoạn thân khác nhau là rất cao, tỷ lệ sống sót của các hom trồng lần lượt là: gốc 98%, thân 95%, ngọn 94% và chồi 96%. - Các đoạn giống có tuổi cao sẽ ra rễ sớm hơn nhưng sau đó tốc độ giảm dần, sau 45 ngày, hom thân có chiều dài của rễ cao nhất (97mm). Việc xử lý thuốc kích thích ra rễ giúp xuất hiện rễ sớm và tăng trưởng nhanh trong 15 ngày đầu, sau đó chậm lại và tương đương với không xử lý thuốc sau 45 ngày. - Năng suất thu hoạch tươi/khô của thạch trồng bằng ngọn đạt giá trị cao nhất, lần lượt là 6300g/m2 và 825g/m2. Chiều dài sinh trưởng của thạch trồng cả cây và bằng hom ngọn tương đương nhau (lần lượt là 66 và 64cm) và cao hơn các loại khác. - Hiệu quả trồng thạch bằng phương pháp mới cao hơn phương pháp truyền thống là 1,885 lần. Tài liệu tham khảo 1. Võ Văn Chi, 1999: Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB. Y học, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Phương Thảo, Lưu Đàm Cư, Ninh Khắc Bản, Bùi Văn Thanh, Trương Anh Thư, 2007: Nghiên cứu sử dụng cây Thạch đen (Mesona chinensis Benth.) của dân tộc Tày, Nùng huyện Tràng Định, Lạng Sơn. Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần II, Hà Nội, tr. 110- 115. Bùi Văn Thanh, Hà Tuấn Anh, Ninh Khắc Bản Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Hứa Văn Phúc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tràng Định, Lạng Sơn (Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 - Viên ST&TNSV - Viện KH&CN Việt Nam) lack; FONT-SIZE: 8pt; mso-ansi-language: PT-BR" lang=PT-BR>98 | 95 | 94 | 96 | Sau 30 ngày | 98 | 95 | 94 | 96 | Thời gian ra rễ và tăng trưởng của rễ trong điều kiện bình thường
Đề tài tiến hành nghiên cứu, so sánh thời gian ra rễ và tăng trưởng của rễ ở các đoạn hom giống khác nhau. Các đoạn hom giống sau khi tách ra được giữ ẩm hoặc nhúng nước và tránh ánh nắng trực tiếp. Kết quả quan sát được thể hiện trong bảng 2. Bảng 2. Thời gian ra rễ và tăng trưởng của rễ trong điều kiện bình thường Thời gian (ngày) | Chiều dài rễ của cây thạch được trồng bằng các đoạn hom giống khác nhau (mm) | Gốc | Thân | Ngọn | Chồi | 3 | 0 | 0 | 0 | 0 | 5 | 0,1 | 0 | 0 | 0 | 7 | 0,3 | 0,1 | 0 | 0 | 9 | 3,2 | 2,4 | 0 | 0 | 11 | 6,8 | 5,9 | 0,4 | 0 | 13 | 15,5 | 12,3 | 1,4 | 0,1 | 15 | 17,8 | 13,4 | 7,9 | 6,3 | 17 | 19,7 | 15,4 | 12,0 | 12,6 | 19 | 22,2 | 17,7 | 17,4 | 17,1 | 21 | 24,6 | 18,4 | 24,6 | 22,7 | 23 | 28,5 | 20,0 | 28,6 | 27,9 | 25 | 31,7 | 26,4 | 32,6 | 31,7 | 27 | 35,8 | 33,9 | 33,7 | 33,1 | 29 | 39,0 | 40,3 | 41,0 | 35,9 | 31 | 44,5 | 47,4 | 48,0 | 38,7 | 33 | 48,6 | 58,3 | 55,1 | 40,6 | 35 | 54,4 | 62,7 | 64,9 | 42,4 | 37 | 61,7 | 66,1 | 76,9 | 46,5 | 39 | 65,8 | 69,0 | 86,4 | 49,8 | 41 | 69,0 | 71,8 | 89,5 | 56,2 | 43 | 71,4 | 74,2 | 94,1 | 60,3 | 45 | 73,5 | 76,4 | 97,3 | 65,5 |
Kết quả trên đã chỉ ra rằng, các đoạn hom gốc ra rễ sớm nhất, chỉ sau 5 ngày rễ đã xuất hiện, tiếp đến là các đoạn hom thân (7 ngày), hom ngọn (11 ngày) và cuối cùng là hom chồi (13 ngày). Sự khác biệt về thời gian ra rễ của các hom thạch khác nhau có thể do các đoạn gốc đã có sẵn mầm rễ ngầm, trong điều kiện bình thường, các mầm này tiếp tục sinh trưởng thành các chồi rễ và dài dần theo thời gian. Các đoạn hom thân có tuổi sinh trưởng cao nên cũng sớm xuất hiện các chồi rễ và dài ra rất nhanh. Các đoạn hom ngọn có tuổi ít hơn nên cần có nhiều thời gian để cây thích ứng với điều kiện mới. Các tế bào chưa chuyên hoá của các đoạn hom ngọn cần thời gian để phân hoá dần rồi mới bắt đầu hình thành các mầm rễ và sinh trưởng. Các đoạn trồng bằng chồi có thời gian ra rễ lâu nhất, mặc dù vị trí xuất phát của các chồi nằm gần mặt đất nhưng chưa chuyển hoá cho việc ra rễ. Tốc độ sinh trưởng rễ của các loại giống cũng có những khác biệt đáng kể. Tốc độ sinh trưởng rễ cao nhất thuộc về các cây được trồng bằng hom ngọn (97,3mm) và thấp nhất là trồng bằng hom chồi (65,5mm), hai loại còn lại là trồng bằng hom gốc và hom thân có mức độ sinh trưởng tương đương nhau (lần lượt là 73,5 và 76,4mm). Các cây thạch trồng bằng hom ngọn có thời gian ra rễ lâu nhất nhưng lại có tốc độ sinh trưởng của rễ cao hơn, có thể các bộ phận trên cây có tuổi sinh trưởng ít, còn trẻ nên có sức sống tốt hơn. Sau thời gian thích ứng và phân hoá ban đầu, cây sinh trưởng rất mạnh, nhanh chóng bằng và vượt các cây khác. Các chồi cây được tách ra làm hom giống thường nhỏ, gầy, có sức sống yếu (do các chồi này được hình thành trong thời gian mùa đông, thời tiết lạnh và khô) do vậy cây giống yếu, tốc độ sinh trưởng cũng kém hơn. Ngoài ra việc ra rễ muộn của cây giống trồng từ chồi cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến tốc độ sinh trưởng của chúng. Thử nghiệm khả năng ra rễ với các chất kích thích ra rễ
Để nghiên cứu khả năng ra rễ nhanh của hom giống, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đề tài đã sử dụng hai loại thuốc kích thích ra rễ phổ biến trên thị trường (N3M và chất kích thích Thiên nông). Tỷ lệ pha để thí nghiệm được áp dụng theo hướng dẫn trên bao bì của sản phẩm. Thí nghiệm được tiến hành trên bốn loại hom trồng là: Trồng bằng hom gốc, trồng bằng hom thân, trồng bằng hom ngọn và trồng bằng hom chồi (bảng 3). Bảng 3. Tăng trưởng của rễ trong điều kiện có chất kích thích ra rễ N3M và kích thích ra rễ Thiên nông Thời gian (ngày) | Chiều dài rễ của cây thạch được trồng bằng các đoạn hom giống (mm) | Kích thích ra rễ N3M | Kích thích ra rễ Thiên nông | Gốc | Thân | Ngọn | Chồi | Gốc | Thân | Ngọn | Chồi | 3 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 5 | 0,5 | 0 | 0 | 0 | 0,5 | 0 | 0 | 0 | 7 | 1,3 | 0,2 | 0 | 0 | 1,0 | 0,3 | 0 | 0 | 9 | 3,8 | 0,4 | 0 | 0 | 3,6 | 0,7 | 0 | 0 | 11 | 7,0 | 2,7 | 0,4 | 0 | 6,8 | 3,0 | 0,5 | 0,1 | 13 | 14,5 | 6,3 | 1,7 | 0,3 | 13,5 | 6,5 | 1,5 | 0,5 | 15 | 18,5 | 17,7 | 7,4 | 12,6 | 18,0 | 14,5 | 7,0 | 8,5 | 17 | 20,0 | 19,1 | 10,3 | 14,4 | 21,0 | 19,0 | 12,1 | 13,7 | 19 | 22,6 | 19,0 | 14,6 | 18,0 | 23,4 | 20,3 | 15,5 | 17,8 | 21 | 25,1 | 20,6 | 22,7 | 19,1 | 25,7 | 23,5 | 21,5 | 20,0 | 23 | 28,4 | 21,1 | 28,0 | 22,1 | 27,6 | 25,4 | 27,8 | 23,2 | 25 | 32,0 | 26,7 | 28,9 | 23,1 | 31,0 | 28,5 | 29,6 | 27,5 | 27 | 35,6 | 33,4 | 34,9 | 34,5 | 33,8 | 35,7 | 33,6 | 32,5 | 29 | 39,4 | 38,9 | 44,0 | 41,3 | 37,5 | 39,6 | 38,0 | 39,6 | 31 | 46,2 | 45,1 | 51,0 | 46,3 | 44,3 | 46,0 | 46,2 | 45,5 | 33 | 49,5 | 50,6 | 56,9 | 57,0 | 48,5 | 50,5 | 54,0 | 54,1 | 35 | 54,8 | 54,9 | 64,1 | 62,1 | 53,7 | 55,0 | 60,2 | 60,0 | 37 | 59,3 | 59,9 | 75,3 | 66,4 | 59,0 | 59,2 | 79,5 | 65,5 | 39 | 65,0 | 64,1 | 79,6 | 69,5 | 64,4 | 63,6 | 76,3 | 70,3 | 41 | 69,8 | 68,8 | 82,8 | 71,2 | 65,5 | 66,5 | 83,4 | 73,1 | 43 | 74,5 | 70,4 | 86,5 | 73,7 | 70,0 | 70,0 | 87,5 | 75,4 | 45 | 78,5 | 72,6 | 89,5 | 76,5 | 74,5 | 73,5 | 91,2 | 78,4 |
So sánh tăng trưởng của rễ sau 45 ngày với các hom giống có và không xử lý chất kích thích ra rễ (bảng 4). Bảng 4. Tăng trưởng của rễ sau 45 ngày với các hom giống có và không xử lý chất kích thích ra rễ Điều kiện nhân trồng | Chiều dài rễ của cây thạch được trồng bằng các loại hom giống (mm) | Gốc | Thân | Ngọn | Chồi | Không xử lý chất kích thích | 73,5 | 76,4 | 97,3 | 65,5 | Xử lý chất kích thích N3M | 78,5 | 72,6 | 89,5 | 76,5 | Xử lý chất kích thích Thiên nông | 74,5 | 73,5 | 91,2 | 78,4 |
Từ các kết quả trên đây cho thấy, so với việc không xử lý chất kích thích, các hom giống có sử dụng chất kích thích xuất hiện rễ sớm hơn và sinh trưởng nhanh hơn trong giai đoạn đầu (khoảng 15 ngày đầu) nhưng sau đó chậm dần và có chiều dài tăng trưởng sau 45 ngày tương đương với hom giống không sử dụng chất kích thích. Nguyên nhân này có thể trong thời gian đầu, hom giống chịu ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ nên xuất hiện rễ sớm hơn, tốc độ tăng trưởng của rễ cũng cao hơn. Trong cả ba điều kiện thí nghiệm, thạch trồng bằng hom gốc ra rễ sớm nhưng tốc độ sinh trưởng chậm. Trong khí đó, các cây trồng bằng hom ngọn có thời gian ra rễ lâu hơn nhưng tốc độ tăng trưởng cao hơn, chiều dài sinh trưởng sau 45 ngày đạt giá trị cao nhất và cây trồng bằng hom chồi ra rễ chậm nhất, giống như trong điều kiện trồng không có kích thích. Tăng trưởng của cây thạch trồng từ các loại hom giống khác nhau
Kết quả theo dõi tốc độ sinh trưởng của cây thạch được trồng bằng các đoạn hom giống khác nhau cũng có sự khác nhau rõ rệt. Thạch trồng từ các hom giống theo kiểu truyền thống của người dân do có đầy đủ các bộ phận (thân, rễ…) và có độ dài ban đầu lớn nên khả năng sinh trưởng nhanh trong thời kỳ đầu, sau đó tốc độ tăng trưởng giảm ở tháng cuối cùng (bảng 5). Bảng 5. Tốc độ tăng trưởng và năng suất của cây thạch trồng từ các loại hom giống khác nhau Các loại hom trồng | Tăng trưởng theo chiều cao (cm) | 1 tháng | 2 tháng | 3 tháng | 4 tháng (thu hoạch) | Ngọn | 20 | 35 | 55 | 64 | Thân | 22 | 39 | 55 | 60 | Chồi | 20 | 34 | 47 | 55 | Gốc | 17 | 36 | 50 | 57 | Cả cây | 25 | 43 | 60 | 66 |
Trong bốn loại hom giống còn lại thì cây thạch trồng bằng hom ngọn có chiều dài tăng trưởng cao nhất (64cm), tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, tiếp theo là thạch trồng bằng hom chồi tách ra từ cây giống. Có thể các mô phân sinh của hai loại hom giống này còn trẻ nên tế bào sinh trưởng phát triển tốt hơn so với loại hom giống bằng gốc và hom giống bằng thân. Kết quả tìm hiểu mối quan hệ giữa các hình thức sử dụng hom giống khác nhau trong thí nghiệm nhân giống với năng suất thạch cây được trình bày trong bảng 6. Bảng 6. Mối quan hệ giữa năng suất và các hình thức trồng bằng các loại giống nhân từ các đoạn hom giống khác nhau STT | Các loại hom trồng | Năng suất tươi (g/m2) | Năng suất khô KK (g/m2) | 1 | Truyền thống (cả cây) | 5900 | 715 | 2 | Ngọn | 6300 | 825 | 3 | Thân | 5800 | 820 | 4 | Chồi | 4950 | 630 | 5 | Gốc | 5100 | 610 |
Qua kết quả ta thấy, năng suất thạch cây cao nhất khi trồng bằng loại giống được nhân từ hom ngọn (6300g tươi/m2 và 825g khô KK/m2). Trong thí nghiệm thạch trồng từ giống nhân bằng hom giống cả cây và thạch trồng bằng giống nhân từ hom thân có năng suất tươi tương đương nhau (5900g tươi/m2 và 5800g tươi/m2) nhưng lại có năng suất khô khác nhau 715g khô KK/m2 (trồng cả cây), 820g khô KK/m2 (trồng ngọn). Hiệu quả trồng thạch theo phương thức mới
Khi trồng theo cách mới (tách các phần khác nhau của cây) thì giai đoạn lấy giống cũng như trong việc trồng thạch theo cách thông thường (trồng cả cây). Sự khác biệt giữa hai cách trồng là việc tách riêng các đoạn cây thạch thành các gốc trồng khác nhau. Đề tài đã thử nghiệm tách các hom giống từ 1000 hom giống theo cách trồng truyền thống. Với các cây giống còn nhỏ thì để nguyên, không tách thành các phần khác nhau (bảng 7). Bảng 7. Số lượng các đoạn giống tách ra từ 1000 cây giống ban đầu Số cây giống | Ngọn | Thân | Gốc - cả cây | Chồi | Tổng | 1000 | 606 | 354 | 1000 | 810 | 2770 |
Như vậy, với 1.000 cây giống ban đầu, chúng ta thu được 2.770 đoạn giống các loại. Khi trồng, đối với hốc trồng cả cây và trồng gốc, mỗi hốc chỉ gồm 1 hom giống; với hốc trồng bằng ngọn, thân và chồi thì mỗi hốc trồng 2 hom, như vậy, tổng số hốc trồng có được là: 1.000 + (606 + 354 + 810)/2 = 1.885. Điều này có nghĩa rằng, cùng với một lượng cây giống như nhau thì nếu trồng theo cách mới (theo thí nghiệm), diện tích cây trồng thu được sẽ cao hơn 1885/1000 = 1,885 lần. Kết luận - Khả năng trồng cây Thạch đen từ các đoạn thân khác nhau là rất cao, tỷ lệ sống sót của các hom trồng lần lượt là: gốc 98%, thân 95%, ngọn 94% và chồi 96%. - Các đoạn giống có tuổi cao sẽ ra rễ sớm hơn nhưng sau đó tốc độ giảm dần, sau 45 ngày, hom thân có chiều dài của rễ cao nhất (97mm). Việc xử lý thuốc kích thích ra rễ giúp xuất hiện rễ sớm và tăng trưởng nhanh trong 15 ngày đầu, sau đó chậm lại và tương đương với không xử lý thuốc sau 45 ngày. - Năng suất thu hoạch tươi/khô của thạch trồng bằng ngọn đạt giá trị cao nhất, lần lượt là 6300g/m2 và 825g/m2. Chiều dài sinh trưởng của thạch trồng cả cây và bằng hom ngọn tương đương nhau (lần lượt là 66 và 64cm) và cao hơn các loại khác. - Hiệu quả trồng thạch bằng phương pháp mới cao hơn phương pháp truyền thống là 1,885 lần. Tài liệu tham khảo 1. Võ Văn Chi, 1999: Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB. Y học, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Phương Thảo, Lưu Đàm Cư, Ninh Khắc Bản, Bùi Văn Thanh, Trương Anh Thư, 2007: Nghiên cứu sử dụng cây Thạch đen (Mesona chinensis Benth.) của dân tộc Tày, Nùng huyện Tràng Định, Lạng Sơn. Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần II, Hà Nội, tr. 110- 115. Bùi Văn Thanh, Hà Tuấn Anh, Ninh Khắc Bản Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Hứa Văn Phúc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tràng Định, Lạng Sơn (Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 - Viên ST&TNSV - Viện KH&CN Việt Nam) thanh.bvn
CÁC BÀI MỚI HƠN: CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
|