Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > HỆ THỰC VẬT

Tính đa dạng, giá trị bảo tồn và nguồn tài nguyên thực vật ở Vườn Quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận

Cập nhật ngày 22/11/2010 lúc 12:18:00 AM. Số lượt đọc: 2556.

Vườn Quốc gia (VQG) Núi Chúa thuộc tỉnh Ninh Thuận, nằm gọn trong vùng “lòng chảo” của hệ thống núi bao quanh, với điều kiện khí hậu khắc nghiệt: nắng, nóng, khô hạn, ít mưa vào bậc nhất trong cả nước. Đây là nơi bảo tồn và phát triển các tài nguyên sinh vật, bảo vệ các quần xã động thực vật, các cảnh quan sinh thái đặc trưng của rừng khô hạn, đặc biệt là bảo vệ nguồn gen các loài quí hiếm.

Tài nguyên thực vật rừng của rừng khô hạn Núi Chúa là rất phong phú và đa dạng với diện tích rừng khô hạn rộng lớn đặc trưng và độc đáo nhất của Việt Nam (SubFIPI, 1997, 2002). Cho đến nay, dù đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến hệ thực vật, đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Phân Viện Điều tra Quy hoạch rừng II (2002), Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) cùng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (2003), Đỗ Hữu Thư (2004) và Viện Sinh học nhiệt đới (2006)… ở vùng bán khô hạn của VQG Núi Chúa nhưng vẫn chưa có nhiều những đánh giá, phân tích tổng hợp hay cập nhật đầy đủ tính đa dạng và các giá trị tổng hợp nguồn tài nguyên thực vật của VQG. Bài báo này nhằm cập nhật và cung cấp các kết quả nghiên cứu về tính đa dạng thực vật, giá trị bảo tồn và nguồn tài nguyên của hệ thực vật ở VQG Núi Chúa.


Suối Lồ Ô, VQG Núi Chúa, ảnh theo skydoor.net

Phương pháp nghiên cứu

Để có được những thông tin toàn diện, đầy đủ, khách quan, đảm bảo yêu cầu về độ chính xác cần thiết, chúng tôi sử dụng kết hợp những phương pháp sau:

- Điều tra thu thập thông tin từ những tài liệu, văn bản hiện có, những số liệu thống kê lưu trữ hàng năm có liên quan đến đối tượng điều tra.

- Điều tra trong dân để thu thập các thông tin liên quan về kiến thức bản địa trong việc sử dụng tài nguyên thực vật rừng.

- Điều tra khảo sát theo tuyến và bố trí các ô tiêu chuẩn (400m2) trên thực địa để đánh giá định lượng nguồn tài nguyên thực vật và thu thập mẫu thực vật để đánh giá định tính thành phần loài. Tên loài được định danh theo bộ Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (2000), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân và nnk., 2005). Các tiêu bản được so sánh, đối chiếu với các mẫu trong Bảo tàng Thực vật và các tài liệu chuyên ngành liên quan về tài nguyên thực vật trong và ngoài nước.

Kết quả

Đa dạng thực vật Vườn Quốc gia Núi Chúa

Trên cơ sở các nguồn thông tin nghiên cứu của SubFIPI (2002) công bố về “Điều tra xây dựng danh lục và tiêu bản động thực vật rừng Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Núi Chúa tỉnh Ninh Thuận”, bộ mẫu lưu giữ tại phòng tiêu bản VQG Núi Chúa, danh lục cây thuốc VQG Núi Chúa của Nguyễn Tập và nnk (2004), kết hợp với khảo sát thực địa thu mẫu thực vật từ những năm 2001, 2004 đến 2008 và sắp xếp theo hệ thống của Brummitt (1992) đã thống kê được là 1501 loài thuộc 686 chi, 167 họ của 5 ngành thực vật có mạch là: Quyết lá thông (Psilotophyta), Thông đất (Lycopodiophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta), Mộc lan (Magnoliophyta).

Nếu so sánh với kết quả của Thư (2004) thì chúng tôi bổ sung cho danh lục 101 loài, 65 chi của 30 họ thực vật. Các họ mới bổ sung cho danh lục thực vật VQG Núi Chúa là: Alismataceae, Altingiaceae, Aristolochiaceae, Asteliaceae, Davalliaceae, Lindsaeaceae, Marattiaceae, Nyctaginaceae, Onagraceae, Parkeridaceae, Portulacaceae, Stemonaceae, Saururaceae, Schisandraceae, Stemonaceae, Zygophyllaceae và 2 loài mới cho khoa học Bromheadia annamensis Aver. và Panisea vinhii Aver. thuộc họ Lan (Orchidaceae) được mô tả  bởi Averyanova và nnk. (2005).

- Đa dạng các taxon ngành: Trong 5 ngành của hệ thực vật Núi Chúa, ngành Mộc lan đa dạng nhất với tổng số 1450 loài, 652 chi của 145 họ, chiếm ưu thế vượt trội với tỷ trọng từ 86,83% đến 96,60% toàn hệ. Các ngành còn lại là Dương xỉ có 31 loài thuộc 23 chi của 15 họ, chiếm tỷ trọng từ 2,07% đến 8,98%; ngành Thông có 14 loài thuộc 7 chi của 4 họ, chiếm tỷ trọng từ 0,93% đến 2,40%; ngành Thông đất có 5 loài, 3 chi, 2 họ, chiếm tỷ trọng trung bình 0,66%; Quyết lá thông là ngành thực vật chỉ có 1 họ, 1 chi, 1 loài, chiếm tỷ trọng trung bình 0,27% thấp nhất trong tất các các ngành (bảng 1).

anhtai.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2024