Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > HỆ THỰC VẬT

Dẫn liệu về thành phần loài Thực vật bậc cao (Cormobionta) phân bố trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Thừa Thiên Huế

Cập nhật ngày 22/11/2010 lúc 10:51:00 PM. Số lượt đọc: 1262.

Thực vật có vai trò rất quan trọng trong kiến trúc cảnh quan (Landscape architecture) của các lăng tẩm Huế, góp phần tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của các khu di tích này. Trải qua thời gian, chịu sự tác động của thiên tai, chiến tranh nên hệ thống cây xanh ở các lăng tẩm đã bị thay đổi về thành phần loài và đặc điểm phân bố

Để có thể xây dựng các giải pháp khả thi nhằm bảo tồn và phát triển các loài thực vật trong khu di tích lăng tẩm các vua triều Nguyễn, chúng ta cần phải hiểu rõ thực trạng của hệ thực vật ở đây. Việc nghiên cứu các loài thực vật bậc cao (Cormobionta) ở các lăng tẩm Huế có một ý nghĩa rất quan trọng, góp phần đánh giá tổng quát các loài thực vật tạo nên cảnh quan xanh trong các khu di tích này.

Phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các loài thực vật bậc cao (Cormobionta) phân bố ở các lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Đồng Khánh và Khải Định. Phương pháp thu mẫu thực vật theo R.M. Klein và D.T. Klein. Phân tích và định loại tên khoa học bằng phương pháp so sánh hình thái. Danh lục các loài thực vật được sắp xếp theo hệ thống của Brummitt (1992). Đánh giá tình trạng các loài quí hiếm theo tiêu chuẩn quốc tế do IUCN (lnternational Union for conservation of nature) đề xuất.


Trước cửa Đại Nội

Kết quả nghiên cứu

Thành phần loài thực vật bậc cao hiện có trong các lăng tẩm Huế

Qua quá trình điều tra, nghiên cứu chúng tôi đã thống kê, xác định được 215 loài thuộc 18l chi, 94 họ và 5 ngành thực vật bậc cao hiện có trong các lăng tẩm Huế. Trong đó: ngành Rêu (Bryophyta) gồm 3 loài thuộc 3 chi, 3 họ; ngành Thông đất (Lycopodiophyta) gồm 3 loài thuộc 2 chi, 2 họ; ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) gồm 9 loài thuộc 8 chi, 7 họ; ngành Thông (Pinophyta) gồm 7 loài, thuộc 6 chi, 5 họ và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) gồm 193 loài thuộc 162 chi, 77 họ. Có 2 loài được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam, đó là các loài: Thiên tuế (Cycas pectinata Griff.) (V-Vulnerable: Sẽ nguy cấp) và Trúc đùi gà (Bambusa ventricosa Mc. Clure) (K - Insufficiently know: Biết chưa chính xác). Trong các loài thực vật đã xác định được, chúng tôi đã thống kê được 94 loài hoa và cây cảnh (chiếm 43,72% tổng số loài); 63 loài cây bóng mát và cây lấy gỗ (chiếm 29,30% tổng số loài); 56 loài cây thuốc (chiếm 26,04 % tổng số loài) và 25 loài cây ăn quả (chiếm 11,62 % tổng số loài).

Nhận xét tính đa dạng của thành phần loài thực vật bậc cao ở các lăng tẩm Huế

+ Các họ thực vật bậc cao đa dạng nhất: Trong tổng số 94 họ thực vật bậc cao ghi nhận được, chúng tôi đã thống kê được 53 họ có 1 loài; 17 họ có 2 loài; 8 họ có 3 loài và 16 họ có số loài từ 4 đến 11 (bảng 1). Qua bảng 1, chúng tôi nhận thấy: tổng số loài trong các họ này là 104 (48,37% tổng số loài) và 137 chi (75,69% tổng số chi) thuộc hệ thực vật bậc cao phân bố ở các lăng tẩm Huế. Trong đó họ Dâu tằm (Moraceae) là họ đa dạng nhất (11 loài, chiếm 5,11% tổng số loài) tiếp đến là họ Lúa (Poaceae) (10 loài, chiếm 4,65 % tổng số loài). Các họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Cúc (Asteraceae) và họ Vang (Caesalpiniaceae) có số loài khá phong phú (từ 8 đến 9 loài). Những họ còn lại có số lượng dao động từ 4 đến 7 loài.

Bảng 1. Danh lục các họ thực vật bậc cao đa dạng nhất ở các lăng tẩm Huế

 

STT

Tên khoa học

Tên Việt Nam

Số loài

Số chi

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Apocynaceae

Họ Trúc đào

8

3,72

8

4,41

2

Araceae

Họ Ráy

5

2,32

3

1,65

3

Arecaceae

Họ Cau

7

3,25

7

3,86

4

Asteraceae

Họ Cúc

8

3,72

6

3,31

5

Caesalpiniaceae

Họ Vang

9

4,18

8

4,41

6

Dracaenaceae

Họ Bồng bồng

5

2,32

3

1,65

7

Euphorbiceae

Họ Thầu dầu

6

2,79

4

2,20

8

Malvaceae

Họ Bông

4

1,86

3

1,65

9

Meliaceae

Họ Xoan

4

1,86

4

2,20

10

Moraceae

Họ Dâu tằm

11

5,11

4

2,20

11

Myristicaceae

Họ Máu chó

4

1,86

3

1,65

12

Myrtaceae

Họ Sim

7

3,25

7

3,86

13

Poaceae

Họ Lúa

10

4,65

9

4,97

14

Rubiaceae

Họ Cà phê

7

3,25

5

2,76

15

Sapindaceae

Họ Bồ hòn

4

1,86

4

2,20

16

Verbenaceae

Họ Cỏ roi ngựa

5

2,32

3

1,65

 

 

Tổng

104

48,37

137

75,69

+ Các chi thực vật bậc cao đa dạng nhất: Trong tổng số 181 chi thực vật bậc cao đã ghi nhận, chúng tôi đã thống kê được 6 chi có thành phần loài đa dạng nhất, có số lượng loài từ 3 đến 6 loài (bảng 2).

Bảng 2. Các chi đa dạng nhất của hệ thực vật bậc cao ở các lăng tẩm Huế

STT

Tên chi

Thuộc họ

Số loài

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Artocarpus

Moraceae

3

1,39

2

Clerodendrum

Verbenaceae

3

1,39

3

Dracaena

Dracaenaceae

3

1,39

4

Euphorbia

Euphorbiaceae

3

1,39

5

Ficus

Moraceae

6

2,79

6

Ixora

Rubiaceae

3

1,39

 

 

Tổng

21

9,74

Qua bảng 2, chúng tôi nhận thấy có 6 chi đa dạng nhất, với tổng số loài là 21 (chiếm 9,74% tổng số loài); trong đó chi Ficus thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) là chi đa dạng nhất với 6 loài (chiếm 2,79 % tổng số loài). Những chi còn lại đều có số lượng loài là 3 (chiếm 1,39% tổng số loài). Họ Dâu tằm có 2 chi đa dạng nhất là Ficus và Artocarpus.

Tính đa dạng của hệ thực vật bậc cao giữa các lăng tẩm Huế

Qua bảng 3, chúng tôi nhận thấy ở lăng Minh Mạng có hệ thực vật bậc cao đa dạng nhất với 183 loài (chiếm 85,11% tổng số loài); 156 chi (chiếm 86,18% tổng số chi) và 87 họ (chiếm 92,55% tổng số họ) thuộc 5 ngành thực vật bậc cao. Tiếp đến là lăng Tự Đức (168 loài, 137 chi, 79 họ và 5 ngành); lăng Gia Long (124 loài, 108 chi, 71 họ, 5 ngành); lăng Thiệu Trị (84 loài, 78 chi, 51 họ, 5 ngành); lăng Đồng Khánh (80 loài, 74 chi, 48 họ, 5 ngành); lăng Dục Đức (46 loài, 39 chi, 33 họ, 5 ngành). Lăng Khải Định có hệ thực vật bậc cao có tính đa dạng thấp nhất (45 loài, 44 chi, 31 họ và 4 ngành).

Bảng 3. So sánh tính đa dạng của hệ thực vật bậc cao giữa các lăng tẩm Huế

Tên lăng

Ngành

Họ

Chi

Loài

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Gia Long

5

100

71

75,53

108

59,66

124

57,67

Minh Mạng

5

100

87

92,55

156

86,18

183

85,11

Thiệu Trị

5

100

51

54,25

78

43,09

84

39,06

Tự Đức

5

100

79

84,04

137

75,69

168

78,13

Dục Đức

5

100

33

35,10

39

21,54

46

21,39

Đồng Khánh

5

100

48

51,06

74

40,88

80

37,20

Khải Định

4

80

31

32,97

44

24,30

45

20,93

Đa dạng về dạng sống của hệ thực vật bậc cao ở các lăng tẩm Huế

Bảng 4. Số lượng và tỷ lệ (%) các nhóm dạng sống chính của hệ thực vật bậc cao ở các lăng tẩm Huế

Dạng sống

Ký hiệu

Số loài

Tỷ lệ

Phổ

dạng sống

* Nhóm cây chồi trên mặt đất

Ph

169

78,60

79,71

 - Cây chồi trên lớn và vừa

MM

89

41,39

41,98

 - Cây chồi trên nhỏ

Mi

47

21,86

22,16

 - Cây chồi trên lùn

Na

19

8,83

8,96

 - Cây chồi trên thân thảo

Hp

2

0,93

0,94

 - Cây dây leo

Lp

8

3,72

3,77

 - Cây bì sinh

Ep

4

1,86

1,88

* Nhóm cây chồi lùn sát đất

Ch

10

4,65

4,71

* Nhóm cây chồi nửa ẩn

Hm

9

4,18

4,24

* Nhóm cây chồi ẩn

Cr

15

6,97

7,07

* Nhóm cây chồi một năm

Th

9

4,18

4,24

* Nhóm cây chưa xác định

 

3

1,39

 

 

 

 

100

100

Phổ dạng sống của hệ thực vật bậc cao ở các lăng tẩm Huế:

SB = 79,71 Ph + 4,71Ch + 4,24 Hm +7,07 Cr + 4,24 Th

Qua bảng 4, chúng tôi nhận thấy: Trong các dạng sống của hệ thực vật bậc cao ở các Lăng tẩm Huế, chiếm ưu thế là nhóm cây chồi trên mặt đất (Ph) với 169 loài (chiếm 78,60% tổng số loài) thuộc các họ Pinaceae, Anacardiaceae, Caesalpiniaceae, Clusiaceae, Apocynaceae.           Nhóm cây chồi lùn sát đất (Ch) có 10 loài (chiếm 4,65% tổng số loài) với các loài thuộc các họ Selaginellaceae, Lamiaceae, Portulacaceae. Nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm) có 9 loài (chiếm 4,18% tổng số loài), thuộc các họ Parkeriaceae, Typhaceae, Zingiberaceae. Nhóm cây chồi ẩn (Cr) có 15 loài (chiếm 6,97 % tổng số loài) với các loài thuộc các họ Salviniaceae, Azollaceae, Nelumbonaceae. Nhóm cây chồi một năm (Th) có 9 loài (chiếm 4,18 % tổng số loài), thuộc các họ: Asteraceae, Boraginaceae...                   

Kết luận

Thành phần các taxon thực vật bậc cao (Cormobionta) trong các lăng tẩm Huế gồm 215 loài thuộc 181 chi, 94 họ và 5 ngành. Trong đó: ngành Rêu (Bryophyta): 3 loài, 3 chi, 3 họ; ngành Thông đất (Lycopodiophyta): 3 loài, 2 chi, 2 họ. ngành Dương xỉ (Polypodiphyta): 9 loài, 8 chi, 7 họ; ngành Thông (Pinophyta): 7 loài, 6 chi, 5 họ và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta): 193 loài, 162 chi, 77 họ. Có 2 loài được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam là Thiên tuế (Cycas pectinata Griff.) (V) và Trúc đùi gà (Bambusa ventricosa McClure). Trong tổng số 94 họ thực vật bậc cao phân bố ở các lăng tẩm Huế, có 16 họ có số lượng loài từ 4 đến 11 (chiếm 48,37% tổng số loài); trong đó họ Dâu tằm (Moraceae) đa dạng nhất gồm 11 loài (chiếm 5,11% tổng số loài).

Trong tổng số 181 chi thực vật bậc cao phân bố ở các lăng tẩm Huế, có 6 chi có số lượng loài từ 3 đến 6 (chiếm 9,74% tổng số loài); trong đó chi Ficus thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) đa dạng nhất gồm 6 loài (chiếm 2,79% tổng số loài). Tính đa dạng của hệ thực vật bậc cao phân bố ở các lăng tẩm Huế được xếp theo thứ tự giảm dần: Minh Mạng > Tự Đức > Gia Long >Thiệu Trị > Đồng Khánh > Dục Đức > Khải Định. Phổ dạng sống của hệ thực vật bậc cao ở các lăng tẩm Huế: SB = 79,71 Ph + 4,71Ch + 4,24 Hm +7,07 Cr + 4,24 Th.

Tài liệu tham khảo

1.     Phan Thuận An, 2002: Lăng tẩm Huế - Một kỳ quan. NXB. Thuận Hoá, Huế.
2.     Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2000: Tên cây rừng Việt Nam. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.
3.     Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 1996: Sách Đỏ Việt Nam - Phần Thực vật. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
4.     Phạm Hoàng Hộ, 1991-1993: Cây cỏ Việt Nam. Quyển I-III. NXB. Mekong, Canada.
5.     Trần Hợp, 1993: Cây cảnh, hoa Việt Nam, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.
6.     Klein R. M., D. T. Klein, 1970: Phương pháp nghiên cứu thực vật (Nguyễn Tiến Bân và Nguyễn Như Khanh dịch), NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
7.     Richard B. Primack, 2002: Cơ sở sinh học bảo tồn. (Võ Quí và cs. dịch), NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
8.     Brummitt R. K., 1992: Vascular plant Families and Genera. Royal Botanic Gardens. Kew.
9.     Mannetje L.'t, Jones R. M., 1992: Plant Resources of South-East Asia. Indonesia.

Nguyễn Việt Thắng, Nguyễn Đắc Tạo
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
(Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 - Viên ST&TNSV - Viện KH&CN Việt Nam)

anhtai.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2024