Ở tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường Sơn, trong đó có tỉnh Quảng Trị đã biết hơn 300 loài Lan, chiếm hơn 30% tổng số loài Lan của Việt Nam, trong đó có 22 loài là đặc hữu hẹp. Kết quả kiểm kê Lan vào những năm bamươi của thế kỷ XX dựa vào cácmẫu vật thu đã ghi nhận ở tỉnh Quảng Trị được 31 loài. Sau đó, đến tận năm 2005 Trần Huy Thái cùng đồng nghiệpmới nêu tên khoa học của 35 loài Lan ghi nhận được ở KBTTN Đa Krông. Tuy nhiên trong cả hai công trình nói trên đều không chỉ ra cácmẫu nghiên cứu để có thể kiểm chứng cũng như không nêu lên hiện trạng bảo tồn.mục đích nghiên cứu này là tiếp tục kiểm kê thành phần loài Lan tạimột số điểm của hai huyện Đa Krông và Hướng Hoá dựa trên cácmẫu vật thu được gần đây và đánh giá hiện trạng bảo tồn chúng.
Phương pháp nghiên cứu
Hầu hết diện tích hai huyện Đa Krông và Hướng Hoá từng được bao phủ bởi rừng nguyên sinh rậm thường xanhmưamùa nhiệt đới cây lá rộng trên đá gốc silicát, rất ít khi là đá vôi. Ngày nay phần lớn huyện Đa Krông còn được bao phủ bởi kiểu rừng kể trên thuộc đai đất thấp (độ cao không vượt quá 600-700m trênmặt biển) nhưng đã bị khai thác nhiều hoặc kiệt, có khi là rừng thứ sinh. Ngược lại, đối với huyện Hướng Hoá kiểu rừng kể trên nằm chủ yếu trên đai núi thấp (độ cao từ 600-700m trở lên đến 1500m) và còn ít bị khai thác. Chúng tôi đã lựa chọn 5 điểm đại diện cho cácmôi trường sống khác nhau của Lan để điều tra (Xem sơ đồ và vị trí các điểm:
Huyện Hướng Hóa: xã Hướng Việt, quanh tọa độ 16º51’14” B, 106º34’13” Đ, độ cao 550-650m, núi đá vôi, đai đất thấp, rừng bị khai thác kiệt. -
Huyện Hướng Hóa: xã Hướng Phùng, vùng đèo Samù, quanh tọa độ 16º48’36” B, 106º34’44” Đ, độ cao khoảng từ 1000 đến 1500m, núi đá silicát, đai núi thấp, rừng còn ít bị khai thác.
Huyện Đa Krông: xã Triều Nguyên: quanh tọa độ 16º40’07” B, 106º58’10” Đ, độ cao 300-350m, núi đá silicát, đai đất thấp, chủ yếu rừng thứ sinh.- 4. Huyện Đa Krông: xã Tà Long, gần trụ sở KBTTN Đa Krông, quanh tọa độ 16º36’30” B, 106º52’52” Đ, độ cao 170-200m, núi đá vôi, đai đất thấp, rừng bị khai thác kiệt.- 5. Huyện Đa Krông: xã Húc Nghì, quanh tọa độ và 16º29’00” B, 107º00’40” Đ (bản La To) và 16º27’50” B, 107º00’41” Đ (bản Cọp), độ cao khoảng 400-450m, núi đá silicát, đai đất thấp, rừng bị khai thác nhiều hoặc kiệt). Chúng tôi đã tổ chức hai đợt điều tra. Đợt 1 do Chương trình bảo tồn thực vật Việt Nam với sự tài trợ của Quỹ Henry Luce, Hoa Kỳ tiến hành từ 17-03 đến 02-04-2006, thu được 114 số hiệumẫu, ký hiệu bắt đầu bằng các chữ HLF, được lưu trữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN);một số đợt điều tra của KBT thu được 46 số hiệumẫu, ký hiệu bắt đầu bằng các chữ KBT, được lưu trữ tại KBTTN Đa Krông (DKR). Tên khoa học được xác định theomột số chuyên khảo và được L.V. Averyanov kiểm tra lần cuối cùng.
Sơ đồ vị trí các điểm điều tra
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tên của 160 số hiệumẫu Lan kèm theomột số thông tin được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1. Trích yếu các loài Lan Orchidaceae ghi nhận được ở 5 điểm nghiên cứu thuộc hai huyện Hướng Hoá và Đa Krông, tỉnh Quảng Trị
Ghi chú: 1 Để rút gọn bảng các chữ HLF trước số hiệumẫu không ghi ở đây, chỉ giữ lại các chữ KBT.
1.mọc trên núi đá silicát, đai đất thấp (không cao quá 600-700m).
- 2.mọc trên núi đá vôi, đai đất thấp (không cao quá 600-700m).
- 3.mọc trên núi đá silicát, đai núi thấp (từ 600-700 đến 1500m).
- 4. E- Sống bám trên vỏ thân và cành cây gỗ; L-mọc bám trên đá; T-mọc ở đất; S- Hoại sinh.
Các dẫn liệu nêu trong Trích yếu cho thấy: Đã ghi nhận được 128 loài thuộc 71 chi. Căn cứ vào tổng số loài thực vật bậc cao cómạch (hệ thực vật) dự đoán có ở tỉnh Quảng Trị (khoảng 3000-3500 loài) và vào tỷ số số loài Lan trong đó (khoảng 10%) thì số loài Lan dự kiến có ở đây sau khi kiểm kê đầy đủ sẽ vào khoảng 300-350 loài. Do đó số loài Lan chúng tôi ghi nhận được nhiều nhất chỉmới chiếm khoảng 35-40%. Các chi biết được nhiều loài nhất xếp theo thứ tự giảm dần của số loài là Dendrobium (14 loài), Eria (9), Pholidota (6), Thrixspermum (6), Bulbophyllum (5) và Liparis (4). Đó cũng thường là các chi Lan thuộc loại giàu loài nhất ở Việt Nam. Các loài Dendrobium phi, Hetaeria nitida, Pomatocalpa angustifolia, Thrixspermum pygmaeum, Zeuxine grandis là 5 loàimới bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam. Ranh giới phân bố củamột số loài Lan nằm ở Quảng Trị. Đó là ranh giới cực nam của Dendrobium loddigesii và Paphiopedilum concolor, ranh giới cực đông nam của chi Epipactis, gần ranh giới bắc của Paphiopedilum appletonianum. Chúng thuộc các yếu tố địa lý thực vật như sau. a. Đặc hữu hẹp của tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường Sơn là 2 loài: Anoectochilus annamensis và Trias nummularia; b. Đặc hữu của Việt Nam là 5 loài: Bulbophyllum sigaldiae, Liparis tixieri, Listera latilabris, Vanilla annamica, Zeuxinella vietnamica; c. Đặc hữu của Đông Dương là 11 loài: Ceratostylis siamensis, Dendrobium phi, Didymoplexiella siamensis, Didymoplexiopsis khiriwongensis, Epigeneium chapaense, Eria globulifera, Eria obscura, Eria thao, Holcoglossum subulifolium, Paphiopedilum callosum và Pomatocalpa angustifolia. Các loài còn lại có sự phân bố địa lý rộng hơn. Cách sống phổ biến nhất của Lan là bám trên thân cành cây gỗ (77 loài), sau đó làmọc ở đất (33 loài), chỉ có 12 loài bám trên đá và 6 loài hoại sinh. Tất cả các loài Lan đều sống trong rừng nguyên sinh cây lá rộng. Chỉ có rất ít loàimọc cả trong rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy (ví dụ: Epipogium roseum). Tất cả 3 loài Lan hài -Paphiopedilum và 2 loài Kim tuyến (Cỏ nhung)-Anoectochilus đều được xếp trong phụ lục I của CITES và Nhóm IA của Nghị định số 32/CP của Chính phủ (2006) nghĩa là cần nghiêm cấm khai thác vìmục đích thươngmại.một số loài thuộc các chi Thạch hộc-Dendrobium, Lan thanh đạm -Coelogyne, Lan len-Eria và Lan bướm-Phalaenopsis cần hạn chế khai thác vìmục đích thươngmại.
Kết luận
Dựa trên kết quả nghiên cứu 160 số hiệumẫu thu thập gần đây ở 5môi trường sống đặc trưng của Lan thuộc hai huyện Hướng Hóa và Đa Krông, tỉnh Quảng Trị chúng tôi đã ghi nhận được 128 loài, nhiều nhất bằng 35-40% tổng số loài Lan dự kiến có ở đây. Có 5 loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam, 2 loài là đặc hữu hẹp của tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường Sơn, 5 loài là đặc hữu của Việt Nam. Tất cả các loài đã ghi nhận được chỉmọc trong rừng nguyên sinh. Hơnmột nửa tổng số loài (77) sống bám trên cây, 33 loàimọc trên đất, 12 loài bám trên đá và 6 loài là hoại sinh. Tất cả 3 loài Lan hài và 2 loài Kim tuyến cần nghiêm cấm khai thác. Nhiều loài Thạch hộc-Dendrobium, Lan thanh đạm-Coelogyne, Lan len-Eria và Lan bướm-Phalaenopsis cần hạn chế khai thác.
Tài liệu tham khảo chính
1. Averyanov L. V., 1994: Identification guide to Vietnamese orchids (Orchidaceae). St. Petersburg. 432 pp (in Russian).
2. Averyanov L. V. & A. Averyanova, 2003: Trích yếu được cập nhật hóa về các loài Lan của Việt Nam, NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
3. Averyanov L. V., 2004: VNU J. Sci., Nat. Sci. & Tech. 20, 4: 25-42.
4. Averyanov L. V. & A. L. Averyanova, 2005: Komarovia. 4: 1-35.
5. Gagnepain F. & A. Guillaumin, 1932-1934 : Orchidacées: In Fl. Gén. Indo-Ch. 6.masson et Cie. Paris.
6. Trần Huy Thái và cs., 2005: Trong SMACODA-76053. Khu Bảo tồn thiên nhiên Đa Krông: 150-189. Tuyển tập báo cáo. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Lời cảm ơn: Chúng tôi xin cảm ơn Quỹ Henri Luce và KBTTN Đa Krông đã tài trợ để thumẫu, sự ủng hộ và giúp đỡ của Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hoá, chính quyền và nhân dân các xã Hướng Việt, Hướng Phùng, Húc Nghì và Triều Nguyên.
Nguyễn Mạnh Hùng
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị
Nguyễn Tiến Hiệp
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
L.V. Averyanov
Viện thực vật học Kômarốp, Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga
Phan Kế Lộc
Trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
(Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 - Viên ST&TNSV - Viện KH&CN Việt Nam)