Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > THẢM THỰC VẬT VIỆT NAM

Một số đặc điểm cấu trúc rừng họ Sao dầu Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát, Tây Ninh

Cập nhật ngày 28/11/2010 lúc 12:38:00 AM. Số lượt đọc: 2260.

Tính đến nay có rất nhiều cách phân loại thảm thực vật rừng vùng Lò Gò - Xa Mát. Ở đây, chúng tôi tạm nêu ra một số tác giả và quan điểm của họ để tham khảo và so sánh

Trước tiên theo phân loại của Hans Lamprecht 1989, rừng Lò Gò - Xa Mát thuộc “Kiểu rừng rụng lá khô đất thấp (Dry deciduous lowland forest) và bán rụng lá (semi deciduous) với 6 tháng khô và 6 tháng mưa”. Trong khi đó, nếu căn cứ vào lượng mưa trung bình 1800mm đặc trưng cho khí hậu bán ẩm khô (theo M Schmid,1974) với số ngày mưa có thể đo được J= >=130 và P > 1500mm, và trong với kiểu khí hậu bán khô hạn và nóng J= 70-110 P< 1500mm, với P: là lượng mưa (mm), J : số ngày có lượng mưa đo được thì rừng tại Tây Ninh theo Schmid là rừng rậm rụng lá với các loài ưu thế: Vitex, Anogeissus, Dipterocarpaceae, Leguminosae, Lagerstroemia trên đất cát hay phù sa cổ. Như vậy có thể tạm xếp đặt Lò Gò - Xa Mát nằm trong khoản kiểu “khí hậu bán ẩm khô và bán khô hạn và nóng”. Gần đây nhất tác giả Phạm Phú Bông (1990) của Viện Địa lý và Tài nguyên thiên nhiên cũng đã có nêu một số kiểu phân loại trong việc sử dụng ảnh viễn thám.

Phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật

Để xác định cấu trúc các kiểu quần xã thực vật tại Vườn Quốc gia (VQG) Lò Gò - Xa Mát chúng tôi tiến hành đo đếm theo phương pháp: Ô tiêu chuẩn vệ tinh (Satelite plot) Theo (Zoehrer 1980) và (R. Mitloehner 1990) có cải tiến.

  • Tổng diện tích đo đếm : 0,2ha = 4 x 500 m².
  • Mỗi cạnh là 10 x 50m.
  • Đường kính Ô tiêu chuẩn 134m.
  • Mỗi cạnh có 5 ô A kích thước 10 x 10m : trong đó đo đếm toàn bộ cây có đường kính 1,3m D>= 10cm.
  • Ô B chọn ra 3 ô 5 x 5m ( 300m²) đo cây có D1,3 từ 0 cm đến 1,3 m chiều cao D1,3 < 10cm.
  • Ô C 2 x 2m đo đếm tái sinh, cây có chiều cao >= 0,3m đến <= 1, 3m có ghi chú tái sinh chồi hay hạt.

Trong ô ghi nhận chiều cao dưới tán và chiều cao cả cây, đường kính tán lá max và min (dựa theo Dawkins 1959-1963) và các đặc điểm về sinh dạng khác.

Các số liệu ghi nhận sẽ được dùng để tính toán các chỉ số như sau:

  1. Độ thường gặp (ĐTG) = Số ô có loài (i) xuất hiện/tổng số ô x 100
  2. Mật độ (MĐ) = Tổng số của loài (i)/tổng số các loài x 100
  3. Độ ưu thế loài (ĐƯT%) = Diện tích gốc của loài (i)/tổng diện tích gốc ô tiêu chuẩn x 100
  4. Độ nhiều của loài (i)/Tổng số chiếm trong các ô x 100

Chỉ số quan trọng IV (Importance value index) = ĐTG + MĐ + ĐƯT.

anhtai.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2025