Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > THẢM THỰC VẬT VIỆT NAM

Các loài cây ngập mặn tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh

Cập nhật ngày 14/1/2011 lúc 11:13:00 AM. Số lượt đọc: 14581.

Vườn Quốc gia (VQG) Bái Tử Long nằm trên địa phận huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh thuộc vùng đông bắc Việt Nam, với nhiều hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô, tùng áng, rừng cây nhiệt đới trên núi đất và núi đá vôi, trong đó hệ sinh thái rừng ngập mặn đóng vai trò rất quan trọng.

Rừng ngập mặn là hệ sinh thái rất đặc biệt ở khu vực cửa sông, ven biển, ven đảo, có vai trò to lớn đối với việc phòng ngừa thảm hoạ. Đây là nơi thường xuyên phải hứng chịu sự tác động mạnh mẽ của các cơn bão. Đặc điểm cấu trúc của các quần xã rừng ngập mặn, trong đó một phần không thể thiếu được là quần xã thực vật đóng vai đặc biệt trong việc phòng trừ thảm hoạ tự nhiên. Để đánh giá đầy đủ nguồn tài nguyên thực vật ở VQG Bái Tử Long đặc biệt là vùng rừng ngập mặn làm cơ sở cho việc quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật nơi đây, chúng tôi tiến hành điều tra thành phần các loài thực vật vùng ngập mặn của VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh.

Phương pháp nghiên cứu

Điều tra thực địa: Sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến dựa trên bản đồ của VQG, các mẫu vật được thu thập theo tiêu chuẩn quy định cùng sổ ghi chép thực địa với các thông tin kèm theo như điều kiện sinh thái, đặc điểm sinh học khó lưu trữ, ảnh chụp,....

Trong phòng thí nghiệm: Các mẫu vật thu thập được xử lý theo quy trình kỹ thuật sẵn có, giám định tên khoa học dựa vào các tài liệu và mẫu chuẩn có trong nước và thế giới.

Kết quả nghiên cứu

Sử dụng hệ thống của R. K. Brummit, 1992 để xây dựng danh lục. Kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy vùng ngập mặn thuộc VQG Bái Tử Long hiện biết 49 loài, thuộc 44 chi, 28 họ thực vật bậc cao có mạch. Các loài gặp đều là đại diện của ngành Hạt kín, chủ yếu thuộc lớp Hai lá mầm, có tới 45/49 loài, chiếm tới 91,83% tổng số loài của RNM. So với ghi nhận về hệ thực vật ở VQG Bái Tử Long  (780 loài, Vũ Xuân Phương và cộng sự, 2007) thì số loài có ở vùng rừng ngập mặn chiếm tới 6,28% tổng số loài đã biết ở VQG.

Trong số các loài cây ở vùng rừng ngập mặn của VQG Bái Tử Long, nhóm cây ngập mặn thực sự chỉ có 7 loài thuộc 7 chi, 5 họ. Mặc dù chỉ chiếm 14,29% tổng số loài của rừng ngập mặn nhưng các loài này có số lượng cá thể nhiều, đóng vai trò quan trọng trong các quần xã thực vật của rừng ngập mặn nơi đây.

Theo Phan Nguyên Hồng và cộng sự (2007) thì ở Việt Nam có 34 loài cây ngập mặn thực sự và trên 40 loài cây tham gia vào rừng ngập mặn. Như vậy, số loài cây ngập mặn thực sự ở VQG Bái Tử Long chỉ chiếm 2% tổng số loài cây ngập mặn thực sự ở Việt Nam. Trong đó gặp nhiều nhất phải kể đến các loài cây như Sú (Aegyceras corniculatum), Trang (Kandelia candel), Đước vòi (Rhizophora stylosa), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza). Ở đây Sú (Aegyceras corniculatum) được coi là loài cây ngập mặn tiên phong trong quá trình lấn biển.

Các loài cây tham gia và di cư vào vùng rừng ngập mặn ở VQG Bái Tử Long tương đối nhiều, có tới 42 loài cây thuộc 37 chi, 25 họ có đại diện ở nơi đây, chiếm tới 85,71% tổng số loài của RNM. Các loài cây này thường gặp ở những nơi tiếp giáp với rừng ngập mặn, các bãi đá nơi thủy triều lên xuống, gần mép nước.

Có rất nhiều loài cây có giá trị sử dụng ở Vườn Quốc gia Bái Tử Long. Có những loài có 2 hay 3 giá trị sử dụng khác nhau như cho gỗ, làm thuốc, cho tanin... Chúng tôi đã thống kê được 39 loài cây có giá trị làm thuốc, 10 loài cho gỗ, 5 loài có thể làm rau ăn, 4 loài làm thức ăn gia súc, 3 loài làm phân xanh, làm cảnh, lấy sợi để đan lát, 2 loài cho quả ăn được, 1 loài cho tanin và một số loài làm nước uống hay cung cấp dầu hay tinh dầu…. Sau đây là danh sách các loài thực vật ngập mặn gặp ở VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh.

Bảng 1. Các loài cây ngập mặn ở VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh

Tên khoa học

Tên Việt Nam

Họ

Công dụng

LỚP HAI LÁ MẦM

 

 

 

Acanthus ilicifolius L. *

Ô rô nước

Acanthaceae

T

Sesuvium portulacastrum (L.) L.

Hải châu

Aizoaceae

T

Cerbera mangas L.

Mướp xác hường

Apocynaceae

T

Gynura barbaraefolia Gagnep.

Kim thất cải

Asteraceae

R, T

Launea sarmentosa (Will.) Merr. et Chun

Sa sâm

Asteraceae

R, T

Dolichandrone spathacea (L. f.) Schum

Quao nước

Bignoniaceae

T

Caesalpinia crispa L.

Móc mèo

Caesalpiniaceae

T

Caesalpinia  godefroyana Kuntze

Móc ó

Caesalpiniaceae

T

Capparis sepiaria L.

Cáp hàng rào

Capparaceae

T

Gymnosporia diversifolia Maxim

Loã châu biển

Celastraceae

 

Suaeda maritima (L.) Dumort

Phi điệp biển

Chenopodiaceae

R, T

Lumnitzea littorea (Jack.) Voigt

Cóc đỏ

Combretaceae

R, T

Lumnitzea racemosa Willd.

Cóc trắng

Combretaceae

T

Evolvulus alsinoides (L.) L.

Bất giao

Convolvulaceae

T

Ipomoea pes-caprae (L.) R. Br.

Muống biển

Convolvulaceae

T, Tags

Euphorbia atoto Forst. & Forst. f.

Đại kích biển

Euphorbiaceae

T

Glochidion littorale Blume

Bọt ếch ven biển

Euphorbiaceae

T

Synostemon bacciflorum (L.) G. Weststes

Ngót biển quả mập

Euphorbiaceae

 

Canavalia lineata (Thunb.) DC.

Đậu giao biển

Fabaceae

R

Canavalia cathartica Thouars

Đậu dao

Fabaceae

Px

Crotalaria pallida Ait.

Lục lạc 3 lá tròn

Fabaceae

Px, T, Gk

Dalbergia candenatensis (Denst.)  Prain

Trắc một hột

Fabaceae

T

Derris trifoliata Lour.

Cóc kèn

Fabaceae

T

Desmodium heterocarpon (L.) DC.

Tràng hạt quả thóc

Fabaceae

Tags, Px, T

Erythrina variegata L.

Vông nem

Fabaceae

C, T

Pongamia pinnata (L.) Merr.

Bánh dày

Fabaceae

G, T

Flacourtia indica (Burm. f.) Merr.

Mùng quân

Flacourtiaceae

G, T, Q

Scaevola taccada (Gaertn.) Roxb.

Hếp

Goodeniaceae

T

Hibiscus tiliaceus L.

Tra làm chiếu

Malvaceae

T, S

Thespesia populnea (L.) Soland. ex. Correa

Tra bồ đề

Malvaceae

T, S, Tags

Xylocarpus granantum Koening *

Su ổi

Meliaceae

G, T, Tn

Albizia corniculata (Lour.) Drice

Hộp hoan sừng nhỏ

Mimosaceae

C

Myoporum bontoides A. Gray

Chọ

Myoporaceae

 

Aegyceras corniculatum (L.) Blanco *

Myrsinaceae

 

Syzygium oleinum Wight

Trâm mùi

Myrtaceae

 

Bruguiera gymnorrhiza Lamk. *

Vẹt dù

Rhizophoraceae

G, T

Carallia branchiata (Lour.) Merr.

Trúc tiết

Rhizophoraceae

G, T

Kandelia candel (L.) Bruce *

Trang

Rhizophoraceae

G, T

Rhizophora stylosa Griff. *

Đước vòi

Rhizophoraceae

G

Planchonella obovata (R. Br.) Pierre

Chỏi

Sapotaceae

G, T

Heritiera littoralis Dryand

Cui biển

Sterculiaceae

G, T, Q

Avicennia marina (Forsk.) Vierh. *

Mắm

Verbenaceae

T, G

Clerodendrum inerme (L.) Gaertn

Ngọc nữ biển

Verbenaceae

T

Vitex rotundifolia L.

Bình linh xoan

Verbenaceae

T

Vitex trifolia L.

Đẻn 3 lá

Verbenaceae

T

LỚP MỘT LÁ MẦM

 

 

 

Phoenix paludosa Roxb.

Chà là biển

Arecaceae

C

Cyperus stoloniferus Retz.

Cói gấu biển

Cyperaceae

D, T, Tags

Pandanus odoratissimus L. f.

Dứa dại

Pandanaceae

T, S, Q

Pandanus tectorius Parkins

Dứa gỗ

Pandanaceae

T

Ghi chú: * là loài cây ngập mặn thực sự; T: thuốc; R: rau; Tags: thức ăn gia súc; Px: phân xanh; Gk: nước uống; C: làm cảnh; G: cho gỗ; Q: quả ăn được; S: cho sợi; Tn: cho tanin; D: cho dầu.

Kết luận và kiến nghị

Qua khảo sát bước đầu, chúng tôi đã thống kê được tổng số 49 loài thuộc 44 chi và 28 họ thực vật có mạch có mặt ở rừng ngập mặn VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Trong số 49 loài này có 7 loài cây ngập mặn thực sự và 42 loài cây tham gia hay di cư vào rừng ngập mặn. Các loài cây thường gặp là Sú (Aegyceras corniculatum), Trang (Kandelia candel), Đước vòi (Rhizophora stylosa), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza). Nguồn tài nguyên cây có ích bao gồm các loài cây thuốc (39 loài), cho gỗ (10 loài), làm rau ăn (5 loài), làm thức ăn gia súc (4 loài) và một số loài cho các công dụng khác.

Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa và toàn diện về quần xã rừng ngập mặn ở VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh như mật độ cây, độ che phủ, sự sinh trưởng của các quần xã thực vật,…

Tài liệu tham khảo chính

1.         Auct., 1945-2000: Flora reipublicae popularis sinicae, Tomus 1-70. Science Press., Pekini.
2.         Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2003-2005: Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2-3.  NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.
3.         Brummit R. K., 1992: Vascular plant families and genera. Royal botanic gardens, Kew. 800 pp.
4.         Nguyễn Thế Cường, Dương Đức Huyến, Vũ Xuân Phương, 2007: Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. NXB.  Khoa học và Kỹ thuật. 177 - 179.
5.         Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000: Cây cỏ Việt Nam, 1-3. NXB. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
6.         Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Vũ Thực Hiền (chủ biên), 2007: Vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn và rạn san hô trong việc giảm nhẹ thiên tai và cải thiện cuộc sống ở vùng ven biển. NXB. Nông nghiệp. 433 trang.
7.         Lecomte H., 1910-1945: Flora général de L’indo-chine. 1-7. Paris.
8.         Vũ Xuân Phương, Dương Đức Huyến, Nguyễn Thế Cường, 2007: Tạp chí Sinh học, 29(3): 40-44.

 

Phạm Khánh Linh
Hạt kiểm lâm Tp. Móng Cái
Đỗ Thị Xuyến
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
(Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 - Viên ST&TNSV - Viện KH&CN Việt Nam)

anhtai.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2024