Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > TÀI NGUYÊN THỰC VẬT VIỆT NAM

Điều tra và trồng thử một số loài rau dại ăn được tại đảo Cù Lao Chàm

Cập nhật ngày 19/4/2011 lúc 3:41:00 PM. Số lượt đọc: 2770.

Cù Lao Chàm là một quần đảo đẹp của miền Trung, bao gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo lớn nhất có diện tích là 15,5km2 là nơi tập trung dân cư sinh sống (khoảng 3000 người và có tên gọi là Hòn Lao).

Ngày nay, Cù Lao Chàm là một địa điểm nghỉ mát lý tưởng, du lịch sinh thái hấp dẫn, thu hút nhiều người đến nghỉ mát, vui chơi, học tập và nghiên cứu khoa học. Với những bãi biển đẹp và sạch, những khu rừng tự nhiên được bảo vệ tốt cùng với hệ động thực vật phong phú. Ngày 26-5-2009, Ủy ban điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển thế giới (MAB - trực thuộc UNESCO) đã chính thức đưa Cù Lao Chàm vào danh sách khu dự trữ sinh quyển thế giới. Với sự hội tụ những giá trị văn hóa và thiên nhiên, sự đa dạng sinh học vốn có, đến với Cù Lao Chàm khách du lịch có thể tự do lựa chọn hình thức du lịch mà mình ưa thích.

Bên cạnh những điều kiện thiên nhiên ưu đãi, đảo còn có một số khó khăn là; diện tích đất nông nghiệp ít (chiếm khoảng 10-15%), chủ yếu là đất cát và cát pha, cùng với thời tiết thất thường của biển cả, rất khó khăn cho việc canh tác. Lương thực, thực phẩm chủ yếu như gạo, rau xanh v.v. phần lớn được vận chuyển từ trong đất liền ra. Những ngày thời tiết không thuận lợi gặp khó khăn trong việc cung cấp, nhất là vấn đề rau xanh.

Nội dung bài viết này nhằm giới thiệu một số loài rau dại ăn được, quy trình trồng một vài loài rau đã được thử nghiệm tại đảo. Đã có một số người dân trên đảo đi tìm các loài rau này về ăn, nhưng số người biết sử dụng và số loài sử dụng được chưa nhiều. Khách du lịch khi ra đảo rất thích ăn loại rau này, đôi khi nó còn là món ăn không thể thiếu trong các bữa tiệc của những vị khách đến thăm đảo, nhưng họ còn e ngại về tính an toàn của chúng. Đứng trước thực trạng đó, trong những lần đi công tác tại đảo tôi đã điều tra, tìm hiểu, trồng thử một số loài rau dại, tạo cơ sở cho việc khai thác và sử dụng loài rau dại trên đảo một cách hợp lý, góp phần giảm bớt phần nào khó khăn về rau xanh trên đảo.

Phương pháp nghiên cứu

- Điều tra, thu mẫu tại thực địa.

- Tìm hiểu tình hình sử dụng rau dại của người dân trên đảo.

-  Giám định tên khoa học và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm.

Kết quả nghiên cứu

Kết quả điều tra, nghiên cứu các loài rau dại

Qua điều tra, bước đầu đã thống kê được 36 loài thuộc 23 họ (bảng 1) (các họ, các loài theo tên la tinh được xếp theo vần A, B, C).

Bảng 1. Danh mục các loài rau dại ăn được tại đảo Cù Lao Chàm


Kết quả bước đầu gây trồng một số loài rau dại

Chúng tôi đã tiến hành trồng thử nghiệm hai loại rau là: rau Mặt trời (Emilia sonchifolia (L.) DC.) và rau Chua lè (Emilia gaudichaudii Gagn.) tại vườn thực nghiệm kinh tế sinh thái trên đảo.

Nguồn giống

Lấy giống ngay tại khu thực nghiệm nghiên cứu, bằng cách tách từ những bụi lớn trong tự nhiên thành những phần nhỏ hơn để đem đi trồng.

Kỹ thuật trồng - chăm sóc

Làm đất: Làm đất kỹ, bón lót đất bằng các loại phân chuồng đã ủ hoai mục, phân hữu cỏ vi sinh, yêu cầu làm đất tơi xốp và luôn giữ ẩm đất trồng. Biện pháp trồng: Sau khi lấy giống từ tự nhiên về, tiến hành trồng ngay vào đất đã được chuẩn bị, nếu chưa trồng ngay phải giâm vào nơi mát. Khi lấy giống ngoài tự nhiên, chúng ta cố gắng lấy cả bộ phận có rễ của chúng. Mỗi khóm trồng cách nhau từ 20 x 20 x 20cm, nếu trời nắng cần làm giàn che cho rau sau khi trồng. Chăm sóc: Thường xuyên giữ ẩm cho đất trồng, làm cỏ cho rau.

Thu hoạch:

Rau trồng được khoảng 10 ngày cây bắt đầu đẻ nhánh, từ 15-20 ngày thì thu hoạch được. Thu hoạch như rau muống, có thể hái tỉa hoặc cắt sát gốc, sau mỗi lần thu hoạch tiến hành làm cỏ, xới xáo, bón phân và tưới cho cây.

Kết luận

Hiện tại trên đảo đã thống kê được 36 loài, thuộc 23 họ rau dại ăn được, trong đó có một số loài có giá trị ẩm thực cao như: ỉau Sâng (đỏ) (Zanthoxylum nitidum (Lamk.) DC, Sang (trắng) (Zanthoxylum sp.) là loài rau sau khi chế biến có mùi vị thơm rất đặc biệt. Loài rau Mồng sa ria (Strophioblachia fimbricalyx Boerl.) nếu dùng để nấu canh thì nước canh rất ngon mà không cần phải bỏ thêm bột ngọt.

Chúng tôi cũng đã đưa về trồng thử nghiệm 2 loài rau dại tại Vườn thực nghiệm sinh thái trên đảo là rau Mặt trời (Emilia sonchifolia L. DC) và rau Chua lè (Emilia gaudichaudii Gagn.), thuộc họ Asteraceae và khẳng định hai loài này có thể lấy nguồn giống từ tự nhiên và đem về trồng tại các vườn của các hộ gia đình, từ đó có thể chủ động được việc cung cấp loài rau này.

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Chi, 1999: Cây cỏ có ích ở Việt Nam - Tập I, II. NXB. Giáo dục.
2. Phạm Hoàng Hộ, 1991-1993: Cây cỏ Việt Nam - Tập I, II, III.  Montréal.
3. Đỗ Tất Lợi, 1999: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB. Y học
4. Một số loài rau dại ăn được ở Việt Nam, 1994: NXB. Quân đội Nhân dân.

Nguyễn Viết Lương
Viện Công nghệ vũ trụ - VAST
(Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 - Viên ST&TNSV - Viện KH&CN Việt Nam)

anhtai.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2024