Tên phổ thông: Đương quy
Tên khác: Tần qui, Vân qui, Xuyên qui
Tên khoa học: Angelica sinensis (Oliv.) Diels
Tên đồng nghĩa (synonym): Angelica polymorpha Maxim var. sinensis Oliv.
Thuộc họ Hoa Tán - Apiaceae hay Umbelliferae
Thông tin thực vật:
- Mô tả sơ bộ: Cây cỏ, cao 40 - 60cm. Thân rễ phát triển. Lá mọc so le, cuống lá màu tím nhạt, có bẹ. Phiến lá xẻ 3 - 4 lần lông chim, mép khía răng. Hoa nhỏ màu trắng ngà, mọc tụ tập thành tán kép ở ngọn. Quả bế, dẹt. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt.
- Đặc điểm sinh thái: Mùa hoa: Tháng 6 - 8; phân bố ở nhiều nơi do nhập trồng
- Bộ phận dùng: Thân rễ. Thu hoạch vào mùa thu, đông, ở cây đã trồng năm thứ 2 hoặc 3. Cắt bỏ rễ con, phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ cho se, sau đó phơi tiếp đến khô.

(Đương quy - Angelica sinensis, ảnh theo itmonline.org)
Thông tin dược lý:
Đương Quy tốt nhất là thu họach vào mùa hè và mùa thu khi lá bắt đầu ngã màu vàng. Đương Quy có vị hăng và được xem là vị thuốc ấm nồng của thiên nhiên. Đương Quy dùng để điều trị những triệu chứng cảm lạnh, bài tiết mủ của những vết thương ngoài da, làm giảm sưng, xoa dịu cơn đau, hết nhức đầu, khụt khịt, trúng gió, nhức răng, chữa khỏi bệnh đau bao tử và nhiều triệu chứng khác
Bộ phận dùng: rễ (vẫn gọi là củ).
Thứ có thân và cả rễ gọi là Đương quy hay Toàn quy.
Thứ không có rễ gọi là Độc quy. Xuyên quy là quy mọc ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) là loại tốt hơn cả. Lai quy: quy không thật giống.
Toàn quy thường chia ra:
- Quy đầu (lấy một phần về phía đầu).
- Quy thân (trừ đầu và đuôi).
- Quy vĩ (lấy riêng phần rễ nhánh).
Quy có thịt chắc, trắng, hồng, củ to, nhiều dầu thơm không mốc mọt là tốt.
Thành phần hoá học: có tinh dầu (0,2%), chất đường và sinh tố B12.
Tính vị: vị cay, hơi ngọt, đắng, thơm, tính ấm.
Quy kinh: Vào ba kinh Tâm, Can và Tỳ.
Tác dụng: bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường.
Thành phần hóa học chủ yếu: Butylidene phthalide, n-valerophenone-o-carboxylic acid, dihydrophthalic, sucrose, vitamine B12, carotene, beta-sitosterol.