Thế giới đang hướng sự quan tâm đến biến đổi khí hậu, nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt các vụ thiên tai xảy ra ở khắp nơi trên thế giới trong những năm gần đây. Vì vậy, việc nghiên các kiểu thảm thực vật ở một lưu vực sông vừa có ý nghĩa khoa học góp phần vào kho tàng kiến thức khoa học thực vật trong nước, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong công cuộc phòng chống thiên tai.
Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các kiểu thảm thực vật phân bố trên lưu vực sông Chu thuộc tỉnh Thanh Hóa, đây là phụ lưu lớn nhất của hệ thống sông Mã, có diện tích lưu vực 7580 km2.
Áp dụng các biện pháp nghiên cứu phổ thông trong thực vật học và sinh thái học.
Kết quả nghiên cứu
Thảm thực vật lưu vực sông Chu, theo tác động của khí hậu và địa hình được chia thành hai đai: nhiệt đới và á nhiệt đới; theo tính chất của đá mẹ chia thành trên đá vôi hoặc không phải đá vôi.
Rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới mưa mùa trên đá mẹ các loại
Phân bố trên các dạng địa hình khác nhau ở độ cao 300 - 400 m, trên các nền địa chất phong hóa thổ nhưỡng không phải là đá vôi. Gồm các kiểu phụ:
a. Rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới mưa mùa ít bị tác động trên đá mẹ các loại: phân bố trên các thung lũng và sườn núi, cấu trúc 5 tầng.
Tầng vượt tán: gồm những cây gỗ cao 35 - 40 m, đường kính trung bình 60 - 70 cm mọc rải rác, phân tán, có tán đứt quảng không liên tục. Thành phần chủ yếu là các loài thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) như chò nâu (Dipterocarpus retusus), táu (Hopea chinensis, Vatica spp.), chò chỉ (Parashorea chinensis), đa (Ficus sp.), lim xanh (Erythrophleum fordii), quếch (Chisocheton sp.).
Tầng ưu thế sinh thái: gồm những cây gỗ thường xanh cao 20 - 30 m, đường kính 50 - 60 cm, thân thẳng, tán tròn, tương đối đồng đều giao nhau tạo thành vòm khép kín liên tục. Thành phần gồm vàng anh (Saraca dives), lim xanh (Erythrophleum fordii), lim vang (Peltophorum sp.), ràng ràng (Ormosia sp.), mát (Millttia sp.), trường mật (Pometia pinnata), gội (Aphanamixis polystachya), quếch (Chisocheton thorelli), chạc khế (Disoxylum tonkinensis), trương vân (Toona sureni), gội tía (Amoora gigantea), gội nước (Aglai sp.), giổi xanh (Magnlietia sp.), giổi lông (Michelia sp.), trám (Canarium album), xoan nhừ (Alllospondias axillaris), xuân thôn (Swintonia sp.), chay (Artocarrpus tonkinensis), các loài thuộc chi Pavieasia, Xerospermum, Mischocarpus, Castnopsis, Lithocarpus, Phoebe, Machilus, Cinnnamomun, Beilchmiedia, Ficus, Engelhardtia, Syzygium, Mahuhuca....
Tầng dưới tán: gồm những cây mọc rãi rác dưới tán rừng, cao 8 - 15 m. Thành phần gồm trâm (Syzygium spp.), ràng ràng (Ormosia sp.), sảng (Sterculia sp.), các loài thuộc chi Litsea, Machilus, Phoebe, Garcinia, Callophylum, Knema, Polyalthia, Xylopia, Fissitigma, Goniothalamus, Alphonsea, Elaeocarpus, Pterospermum, Sterculia.... Ngoài ra còn có cây gỗ nhỡ hay tái sinh của các loài ở tầng trên.
Tầng cây bụi thấp: gồm những cây có chiều cao 2-8 m, mọc rãi rác. thành phần gồm các loài thuộc chi Urophyllum, Psychotria, Lasianthus, Blastus, Memexylon, Fissitigma, Goniothalamus, các loài thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Nhân sâm (Araliaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Gai (Urticaceae)....
Tầng thảm tươi: gồm những cây cao không quá 2 m của các loài thuộc họ Ôrô (Acanthaceae), họ Gai Urticaceae), họp Ráy (Arceae), họ Gừng (Zinziberaceae), họ Hành (Liliaceae), họ Cỏ (Poaceae), Cói (Cyperaceae), các loài dương xỉ thuộc họ Adiantaceae, Pteridoideae, Gleicheniaceae, Polypodiaceae, Dennstaedtiaceae, Thelypteridaceae, Aspleniaceae, Dryopteridaceae....
Thực vật ngoại tầng gồm dây leo với thành phần chủ yếu là dây gắm (Gnetum formosun), các loài thuộc chi Mucuna, Derris, Dallbergia họ Đậu (Fabaceae), chi Kadsura họ Xưn xe (Schisandraceae), các loài phụ sinh thuộc chi Dendrobium, Bulbophyum, Epigeneium họ Lan (Orchidaceae), các loài dương xỉ thuộc chi Drynaria họ Ráng đa túc (Polipodiaceae), Vittaria, Antrophyum họ Nguyệt xỉ (Adiantaceae)....
b. Rừng cây lá rộng thường xanh nhiệt đới mưa mùa thứ sinh trên đá mẹ các loại: Nguồn gốc phục hồi, chủ yếu là các loài cây ưa sáng, mọc nhanh như dung (Symplocos), trâm (Syzygium), bời lời (Litsea), các loài cây họ Dẻ (Fagaceae), súm (Eurya), re (Cinnamomum), hu (Trema orientalis), lá nến (Macaranga denticulata), sòi tía (Sapium discolor). Rừng thường chỉ có một tầng, độ tàn che đạt 0,8; đường kính trung bình phụ thuộc vào thời gian phục hồi và điều kiện lập địa nơi nương rẫy cũ tốt hay xấu. Nhìn chung rừng chưa có trữ lượng, đường kính dưới 10 m, chiều cao trung bình 10 đến 15 m, nhiều nơi thấp chỉ cao 2,5 - 3 m. Không thấy có tái sinh dưới tán. Tầng cây bụi cao 2 - 4 m thường dày rậm với thành phần chính gồm các loài thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Du (Ulmaceae), họ Ngũ trảo (Verbenaceae), Cà phê (Rubiaceae), họ Na (Annonaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Quăng (Alangiaceae), Ilex họ Bùi (Aquifoliaceae)... Tầng cỏ quyết ít phát triển, thành chính là họ Cói (Cyperaceae), họ Lúa (Poaceae), họ Riềng (Zingiberaceae), họ Ráy (Araceae) và các loài dương xỉ. Các loài dây leo khá phát triển. Thành phần gồm các loài thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), Bầu bí (Cucurbitaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Bìm bìm (Convolvulaceae)...