Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > EM YÊU THIÊN NHIÊN, CÂY CỎ

Những loài cây có chất độc đáng sợ nhất

Cập nhật ngày 3/5/2012 lúc 3:12:00 PM. Số lượt đọc: 13520.

Ngửi khói từ xa đã nhiễm độc, giãn đồng tử, hôn mê là những triệu chứng gây tử vong do các loài cây độc như trúc đào, thầu dầu, cần nước độc… gây ra đối với nạn nhân


Trúc đào - ảnh theo wikepedia

Đứng đầu là cây trúc đào (Nerium orlandea) chứa chất độc trên toàn thân, gồm hai loại độc tố mạnh nhất ảnh hưởng đến tim người là oleandrin và neriine, gây tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng dữ dội, buồn ngủ, chóng mặt, nhịp tim bất thường, và thường tử vong. Trên thực tế, chỉ đơn giản ăn mật ong do ong hút từ mật hoa trúc đào cũng có thể bị ngộ độc.


Cần nước độc

Cây cần nước độc (Cicuta douglasii) là loài hoa dại, có lá sọc tím và nở hoa trắng nhỏ, chứa chất độc cicutoxin trong toàn thân nhưng tập trung nhiều nhất ở rễ. Người bị trúng độc này thường co giật mạnh, đau đớn, buồn nôn, nôn, chuột rút và run cơ. Những người sống sót sau ngộ độc thường bị mất trí nhớ.


Đậu mân côi, ảnh theo tropicamente.it


Hạt đậu mân côi, ảnh theo 4krsna.worldpress.com

Cây đậu hạt kinh Mân Côi (Abrus precatorius) có hạt rất đẹp với 2/3 là màu đỏ, 1/3 màu đen, thường được sử dụng để làm đồ trang sức, thậm chí còn làm các hạt cầu nguyện kinh Mân Côi. Nhưng bên trong hạt đậu này chứa chất độc abrin gây chết người. Nạn nhân mắc phải sẽ khó thở, sốt, buồn nôn và gây ra dịch ở phổi, rồi mất nước và hỏng gan, lá lách, dẫn đến tử vong sau 3-4 ngày.


Cây bạch anh

Cây bạch anh độc (Atropa belladonna) chứa độc tố atropine và scopolamine trong thân cây, lá, quả và rễ. Người mắc các chất độc này sẽ tê liệt dây thần kinh cơ bắp các mạch máu, tim và cơ đường tiêu hóa, làm giãn đồng tử, mờ mắt, lũ lẫn và co giật. Tuy nhiên, một số loài động vật như ngựa, thỏ, cừu lại có thể ăn lá cây này mà không bị ngộ độc.


Thầu dầu, ảnh theo
thegardenerseden

Hạt cây thầu dầu (Ricinus communis) có nguồn gốc từ Châu Phi chứa chất độc ricin có thể gaay chết người, nhất là trẻ em. Khi ăn phải hạt này, nạn nhân sẽ bị các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, cháy máu trong, suy thận.


Thủy tùng English Yew

Thủy tùng English Yew (Taxus baccata) thường trồng ở các nghịa địa ở Anh vừa là biểu tượng của cái chết vừa tượng trưng cho sự bất tử của linh hồn. Toàn thân cây chứa chất alkaloids taxine gây ra các triệu chứng khô miệng, suy nhược, loạn tim và có thể tử vong. Tuy nhiên, Thủy tùng hiện nay cũng được ứng dụng nhiều trong y học để chế thuốc Taxol làm chậm sự phát triển của ung thư buồng trứng, vú và phổi.


Cỏ lào nhăn, ảnh theo twofrog.com

Cây Cỏ lào nhăm (Eupatorium rugosum) có hoa màu trắng rất đẹp nhưng cây này chứa hàm lượng cao chất độc mạnh tremetol gây ra bệnh sữa-một căn bệnh thường bị mắc phải do dùng sữa từ bò ăn lá cây White Snakeroot. Những người bị ngộ độc thường có hơi thở hôi, chán ăn, suy nhược, căng cứng cơ, nôn mửa, khó chịu ở bụng, táo bón, hôn mê và có thể chết.


Cây phụ tử

Cây phụ tử (Aconitum napellus) còn gọi là cây Xuất Gia, vì có đầu hoa giống như đầu nhà tu hành. Song cây lại chứa độc tố aconitine gây nguy hiểm cho những ai ăn phải thậm chí là chạm vào nó. Ai bị ngộ độc thường có triệu trứng tiết nhiều nước bọt, nôn mửa, tiêu chảy, cảm giác ngứa ran trong da, huyết áp và tim bất thường, hôn mê và đôi khi tử vong.


Cà độc dược, ảnh theo wikipedia

Cây cà độc dược (Datura stramonium) có lá gai nhọn phát ra mùi khó chịu, chứa chất độc gây ra các triệu chứng khủng khiếp như giãn đồng tử, tăng nhịp tim, ảo giác, mê sảng, hành vi hung hăng và có thể hôn mê, co giật.


cây Hip pông

Cuối cùng, cây Híp pông (Hippomane mancinella) ở Florida Everglades, Trung Mỹ và vùng Ca-ri-bê có thể gây độc dù chỉ hít phải khói đốt cây hoặc một giọt nước mưa chảy qua tán lá rơi vào người cũng gây phát ban, ngứa.

Myhanh (sưu tầm)

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2024