Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC

Một số ghi chép về thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Văn Bàn, Lào Cai

Cập nhật ngày 4/5/2012 lúc 11:25:00 AM. Số lượt đọc: 2554.

Khu bảo tồn thiên nhiên Văn Bàn nằm trong vùng núi Hoàng Liên Sơn, cách đỉnh Fan Si Pan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam 40 km về phía đông nam là một vùng núi, có nhiều đỉnh cao trên 2.000 m. Mặc dù hiện tại thảm thực vật đã bị tác động khá nặng nề nhưng vẫn còn lưu giữ những giá trị quý hiếm. Nhân chuyến khảo sát tháng 4 năm 2012, chúng tôi có một vài ghi nhận về thực vật ở đây

Khu bảo tồn thiên nhiên Văn Bàn nằm trong vùng núi Hoàng Liên Sơn, cách đỉnh Fan Si Pan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam 40 km về phía đông nam là một vùng núi, có nhiều đỉnh cao trên 2.000 m. Điểm cao nhất (2.875 m) ở phía bắc huyện trên ranh giới với VQG Hoàng Liên. Huyện Văn Bàn bị chia đôi bởi thung lũng sông chạy từ tây nam đến đông bắc. Độ cao dọc theo thung lũng này chỉ dưới 200 m.


Một loài dâu rừng (Morus)


Sầm - Memecylon


Lasianthus


Solanum


Tử chau - Callicarpa


Kiết - Carex baccans


Minh điền - Midenlia

 


Trang rừng - Ixora


Adinandra


Móng tay - Impatiens


Móng tay - Impatiens


Strobilanthes


Amomum

Văn bàn là một trong số ít phần của dãy Hoàng Liên vẫn còn tồn tại những diện tích đáng kể rừng thường xanh núi thấp, đây là kiểu thảm thực vật đã bị phá hủy gần hết tại VQG Hoàng Liên (Tordoff et al. 1999) và còn lại rất ít tại các khu vực khác của dãy Hoàng Liên hay bất kỳ một khu vực nào khác tại miền Bắc Việt Nam.

Rừng thường xanh núi thấp phân bố từ độ cao 600-1.400 m. Tuy sinh cảnh này đã và đang bị khai thác gỗ chọn, các vùng rừng vẫn còn đóng tán tại hầu hết khu vực. Tại độ cao từ 1.400-2.200 m tồn tại sinh cảnh rừng thường xanh núi trung bình, sinh cảnh rừng thường xanh trên núi cao phân bố từ độ cao 2.200 m đến độ cao ít nhất là 2.650 m. Sinh cảnh rừng thường xanh núi trung bình đặc trưng bởi sự có mặt của loài cây lá kim sắp bị đe dọa trên toàn cầu là Pơ-mu Fokienia hodginsii. Ngoài ra, các sinh cảnh đã bị tác động như trảng cỏ, cây bụi và đất nông nghiệp cũng tồn tại trong các độ cao khác nhau (Averyanov et al. 2002a).

Giữa năm 2000-2002, một số đợt khảo sát đã được tiến hành bởi FFI Chương trình Việt Nam, BirdLife International và các tổ chức trong nước và quốc tế khác. Kết quả của các đợt điều tra này đã ghi nhận trong và xung quanh khu bảo tồn thiên nhiên một số loài thú đang bị đe dọa toàn cầu như Vượn đen tuyền Hylobates concolor và Cầy vằn bắc Chrotogale owstoni (Theo S. Swan, 2002). Văn Bàn cũng là nơi quan trọng cho công tác bảo tồn các loài chim bao gồm một loài sẽ bị đe dọa toàn cầu là Trèo cây lưng đen Sitta formosa (Tordoff et al. 2002). Do vậy, Văn Bàn đã được công nhận là một trong số 63 vùng chim quan trọng của Việt Nam (Tordoff 2002). Hơn thế, khu vực còn ghi nhận loài lưỡng cư sẽ bị đe dọa trên toàn cầu là Cá cóc Tam đảo Paramesotriton deloustali, loài này hiện mới chỉ ghi nhận tại miền bắc Việt Nam (Tordoff et al. 2002). Và hiện tại ở đây có một loài thực vật đang bị đe dọa toàn cầu là Bách tán đài loan - Taiwania cryptomerioides, với một quần thể duy nhất tại Văn Bàn (còn hơn 100 cá thể).


Cói túi diệp đơn, loài đặc hữu khu vực Hoàng Liên Sơn


Cói lá tre, chỉ tìm thấy ở Văn Bàn, Hoàng Liên


Cói lá tre, chỉ tìm thấy ở Văn Bàn, Hoàng Liên

anhtai.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2023