I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm: Nghiên cứu thực địa tại một số nơi của tỉnh Kon Tum như: Ngọc Hồi (Đắk Đuc, Đắk Hring, Đắk Mar), Đắk Ha (Đắk Hring, Đắk Mar), Đắk Glei (Đắk Choong, Mường Hoong, Ngọc Linh, Đắk Man, Xốp), Sa Thầy (Sa Sơn, Ro Koi) và một số các nơi khác thuộc tỉnh Kon Tum.
2. Thời gian: Đợt 1: 29/3/2009 - 4/5/2009; Đợt 2: 22/3/2010 - 23/4/2010; Đợt 3: tháng 1-2/2011.
3. Phương pháp: Phương pháp nghiên cứu theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Tập hợp các tài liệu, nhập dữ liệu, phân tích số liệu bằng chương trình Microsoft Access.
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đa dạng taxon
1.1. Đa dạng lớp: Thực vật lớp hai lá mầm (Dicotyledones) vẫn chiếm ưu thế với 976 loài trên tổng số 1168 loài, chiếm 83,6% tổng số, còn Thực vật lớp một lá mầm (Monocotyledones) có 192 loài, chiếm 16,4% tổng số.
1.2. Đa dạng họ (139 họ): 10 họ có nhiều loài là: Asteraceae (88 loài), Euphorbiaceae (87 loài), Fabaceae (83 loài), Orchidaceae (83 loài), Rubiaceae (45 loài), Fagaceae (30 loài), Caesalpiniaceae (28 loài), Poaceae (25 loài), Mimosaceae (25 loài), Verbenaceae (24 loài). Các họ còn lại có ít hơn 24 loài.
1.3. Đa dạng chi (619 chi): Có 10 chi có nhiều loài nhất là: Dendrobium (20 loài), Ficus (18 loài), Ardisia (13 loài), Lithocarpus (13 loài), Crotalaria (11 loài), Croton (9 loài) và các chi có 8 loài là Castanopsis, Dioscorea, Quercus, Mallotus).
2. Phân chia các nhóm cây có ích
Bảng 1. Các nhóm cây có ích
Nhóm cây thuốc gồm 745 loài trên tổng số 1168 loài cây có ích, là nhóm cây có số loài lớn nhất trong các nhóm cây có ích (63,8%).
3. Các loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007) (62 loài)
Bảng 2. Các loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007)
III. KẾT LUẬN
Thực vật hạt kín có ích ở tỉnh Kon Tum gồm 1168 loài thuộc 2 lớp, 139 họ, 619 chi. Nhóm cây thuốc có số loài lớn nhất trong các nhóm cây có ích gồm 745 loài, chiếm 63,8% tổng số loài cây có ích. Có 62 loài nằm có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007, trong đó có 28 loài ở phân hạng EN, 34 loài ở phân hạng VU. Các nghiên cứu cần được tiếp tục để bổ sung dữ liệu về tài nguyên cây có ích của tỉnh Kon Tum.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ KH&CN, Viện KHCNVN, 2007: Sách Đỏ Việt Nam, Phần II - Thực vật, NXB. KHTN&CN, Hà Nội.
2. Bộ NN&PTNT, 2000: Tên cây rừng Việt Nam, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007: Các phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB. ĐHQGHN, Hà Nội.
4. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên), 1984: Danh lục thực vật Tây Nguyên, NXB. KH&KT, Hà Nội.
5. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên), 2003, 2005: Danh lục các loài thực vật Việt Nam, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội, tập 2, 3.
6. Trần Đình Lý, 1993: 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, NXB. Thế giới.
7. Trần Hợp, 2002: Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, NXB. Nông nghiệp.
8. Võ Văn Chi, Trần Hợp, 2000: Cây cỏ có ích, NXB. Giáo dục, Hà Nội.
Trần Thế Bách, Đỗ Văn Hài, Bùi Hồng Quang
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật