Trong công bố này, các tác giả đã mô tả các loài mới gồm:
Peliosanthes hirsuta Averyanov & N.Tanaka, là loài phân bố ở Lào, chúng thường mọc trong rừng kín thường xanh hoặc rừng thứ sinh trên đá, nơi bị xói mòn, vùng đá vôi lộ đầu, ở độ cao khoảng 700m đến 1000m so với mặt nước biển. Chúng là những loài cây ưa bóng, ưa vôi trên cạn và ra hoa trong khoảng tháng 11 hoặc 12 hàng năm. Đây là loài đặc hữu hẹp của mien Trung Lào.
Peliosanthes griffithii Baker var. breviracemosa Averyanov & N.Tanaka. Đây là thứ mới, được phát hiện tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Là loài ưa vôi, ưa bóng và thường mọc ở các sườn dốc được che phủ bởi rung kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, cây lá kim gần các đỉnh núi ở độ cao khoảng 1300m so với mặt nước biển. Đây là thứ đặc hữu hẹp của Bắc Việt Nam.
Peliosanthes yunnanensis F.-T.Wang & Tang in Chang, loài này được ghi nhận mới ở Việt Nam, có phân bố ở xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, trên dãy núi Hoàng Liên Sơn, trong rừng kín cây lá rộng thường xanh, ở độ cao 1500-2200m so với mặt nước biển.
Tupistra fungilliformis F.T.Wang & S.Yun Liang in Liang, loài này được ghi nhận mới ở Việt Nam, có phân bố ở một số xã thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng; các huyện Bắc Mê, Mèo Vạc, Quản Bạ tỉnh Hà Giang; huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai; huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La và huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Chúng mọc trong rung kín cây lá rộng hỗn giao cây lá kim ở độ cao (100)1000-1800 (2000)m so với mặt nước biển. Thường bì sinh hoặc bám đá, ít khi mọc trên đất. Thường gặp ở các đỉnh núi có nhiều rêu bảo phủ hoặc đá bị rêu bám ven sông, suối.
Tupistra gracilis Averyanov & N. Tanaka. Đây là loài mới được ghi nhận ở Việt Nam, phát hiện tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. trong rừng kín cây lá rộng trên đá vôi ở độ cao 800-1000m. Là loài thân thảo ưa vôi, ưa bóng trên các sườn dốc của núi đá vôi. Thi thoảng cũng gặp chúng song trong các hốc đá có nhiều đất trên nền rừng thưa thứ sinh. Mùa hoa: tháng 11-12. Đây là loài đặc hữu Bắc Việt Nam.
Loài Tupistra patula Aver., N. Tanaka & K. S. Nguyen. được công bố trên Nordic Journal of Botany, 34(1): 23-37, trong nghiên cứu này, các tác giả đã bổ sung thêm các dẫn liệu vùng phân bố ở Việt Nam bao gồm các xã thuộc hai huyện Quản Bạ và Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Loài có thể gặp được trong cả rung kín và rừng thưa thứ sinh cây lá rộng hoặc hỗn giao cây lá rộng, cây lá kim ở độ cao 1100-1300m so với mặt nước biển. Là loài ưa vôi, ưa bóng, đa số mọc ở các vách đá có độ dốc cao, ẩm. Mùa hoa: tháng 10-12.
Công trình được công bố trên https://biotaxa.org/Phytotaxa/issue/view/phytotaxa.312.2