Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

Báo cáo sơ bộ đánh giá Đa dạng sinh học hệ thực vật vùng núi đá vôi Thăng Hen, tỉnh Cao Bằng

Cập nhật ngày 7/6/2008 lúc 3:09:00 PM. Số lượt đọc: 975.

Rừng khu vực Thăng Hen thuộc kiểu rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi, phân bố chủ yếu thuộc xã Quốc Toản và một phần mở rộng sang xã Lưu Ngọc (huyện Trà Lĩnh) về phía Bắc và 2 xã Ngũ Lão, Nguyễn Huệ (huyện Hoà An) về phía Tây. Nhìn chung, huyện Trà Lĩnh đã bị mất hết rừng tự nhiên do chịu tác động của các hoạt động khai thác quá mức và sản xuất nông nghiệp. Theo bản đồ sử dụng đất của huyện Trà Lĩnh năm 1997 thì phần lớn diện tích rừng được xếp là rừng tự nhiên nhưng thực tế khảo sát thì đây chỉ là núi đá cây bụi

Thông tin về khu Bảo tồn Thăng Hen Vị trí địa lý Thăng Hen là tên gọi cho một số hồ tự nhiên nằm trong vùng rừng núi đá vôi thuộc xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Hồ lớn nhất có vị trí địa lý 22o30' vĩ độ Bắc và 106o32' kinh độ Đông. Vùng nghiên cứu khảo sát chính là rừng ở xung quanh các hồ này. Ranh giới của khu vực nghiên cứu: về phía Bắc, giáp với các xã: Quảng Vinh, Quảng Hán, Hùng Quốc của huyện Trà Lĩnh; về phía Đông giáp với xã Xuân Hội thuộc huyện Trà Lĩnh, xã Phi Hải và xã Quốc Dân thuộc huyện Quảng Hoà; phía Tây Nam giáp với xã Đức Xuân, Ngũ Lão và Nguyễn Huệ thuộc huyện Hoà An và phía nam giáp với xã Đoài Khôn thuộc huyện Quảng Hoà. Đ ị a hình địa mạo Đ ư ợc chia làm hai vùng rõ rệt là núi đá vôi - đồi cao và núi đất, đặc trưng bởi kiểu địa hình phức tạp, có độ dốc lớn mặc dù độ cao toàn vùng chỉ dao động trong khoảng 600 - 900m. Đất đai vùng nghiên cứu có đặc điểm địa hình tương đối phức tạp, độ cao thấp không đồng đều, xen kẽ giữa các khu đồi, núi cao là các thung lũng hẹp, không bằng phẳng, thường xuyên thiếu nước vào mùa khô, dễ bị úng vào mùa mưa. K h í hậu T h eo số liệu thống kê qua nhiều năm, khí hậu khu vực nghiên cứu có đặc điểm như sau: Nhiệt đới gió mùa vùng núi: có mùa đông lạnh, có sương muối, ít mưa nhưng có năm mưa phùn kéo dài vào các tháng 12, 1, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. C h ế độ nhiệt: N h iệt độ thấp nhất tuyệt đối từ 4 - 0oC. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất từ 13 - 11oC B i ên độ năm của nhiệt độ từ 13o - 14,5oC B i ên độ ngày của nhiệt độ từ 7 - 8oC C h ế độ nắng và bức xạ: T ổ ng số giờ nắng khoảng 1350 - 1400 giờ / năm Bức xạ nhiệt (mặt trời) 60 - 86 kcal/cm2 L ư ợng mưa: L ư ợng mưa trung bình năm từ 1200 - 1900 mm, lượng mưa phân bố không đồng đều, chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4, 5 và kết thúc vào tháng 9, 10; mưa nhiều vào tháng 8 và thỉnh thoảng xảy ra gió lốc, mưa đá, ngập lụt đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương. C h ế độ ẩm không khí: C ó độ ẩm không khí khá cao, trung bình tháng khoảng 70 - 80%. Mùa mưa có độ ẩm cao hơn, khoảng từ 80% đến 90% trong khi đó mùa khô có độ ẩm thấp, nằm trong khoảng 60 - 65%. L ư ợng bốc hơi: không vượt quá 1200mm, tỷ lệ bốc hơi so với lượng mưa có sự mâu thuẫn qua từng thời gian, thường tháng mưa nhiều thì lượng bốc hơi lại ít, ngược lại, những tháng khô hanh thì lượng mưa không đáng kể trong khi lượng bốc hơi lại cao. C h ế độ gió: trên địa bàn chế độ gió và phân bố hướng gió rất phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện địa hình. T h ảm thực vật rừng R ừ ng khu vực Thăng Hen thuộc kiểu rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi, phân bố chủ yếu thuộc xã Quốc Toản và một phần mở rộng sang xã Lưu Ngọc (huyện Trà Lĩnh) về phía Bắc và 2 xã Ngũ Lão, Nguyễn Huệ (huyện Hoà An) về phía Tây. Nhìn chung, huyện Trà Lĩnh đã bị mất hết rừng tự nhiên do chịu tác động của các hoạt động khai thác quá mức và sản xuất nông nghiệp. Theo bản đồ sử dụng đất của huyện Trà Lĩnh năm 1997 thì phần lớn diện tích rừng được xếp là rừng tự nhiên nhưng thực tế khảo sát thì đây chỉ là núi đá cây bụi. Bản đồ thảm thực vật rừng được phát thảo trong thời gian khảo sát chỉ ra rằng diện tích rừng tự nhiên tối đa trong khu vực Thăng Hen chỉ khoảng 1.161 ha. Toàn bộ các vùng thung lũng đá vôi, nơi trước đây là khu rừng kín thường xanh tốt nhất nay đã bị chặt phá để lấy đất canh tác nông nghiệp. Diện tích rừng còn lại trên các đỉnh núi đá vôi và các đỉnh thấp cũng đang phải chịu sức ép từ các hoạt động khai thác trái phép. Các loài gỗ quý đang bị khai thác như: Nghiến Burretiodedron tonkinensis, Trai Garcinia fagraeoides, Lát hoa Chukrasia tabularis, Đinh Markhamia sp., Fermandoa sp. làm cho cấu trúc rừng thay đổi, thành phần trở nên nghèo nàn, chủ yếu là với các loài thuộc họ Dâu tằm Moraceae, họ Xoan Meliaceae, họ Bồ hòn Sapidanceae, họ Trâm Myrtaceae, họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Hiện tại rừng trên một số đỉnh quanh bờ hồ Thăng Hen còn giữ lại được tính nguyên sinh của rừng núi đá vôi, nhưng diện tích này là quá nhỏ. Ở đây, thành phần cây lá kim có khác so với các nơi khác, không thấy xuất hiện Thiết sam đông bắc (Tsuga chinensis var. chinensis), Du sam đá vôi (Keteleeria davidiana var. davaniana). Thay vào đó là Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia). Ở một số đỉnh núi đá vôi xuất hiện loài Thông pà cò (Pinus kwangtungensis var. varifolia). Các loài cây lá rộng hỗn giao với nó thường là hồ đào núi (Platycarya strobiacea), Du đá vôi (Ulmus sp.) Pít tô (Pittosporum sp.), Bít tát (Pistacia weinmannifolia), Chân chim đá vôi (Schefflera pes-avis), Mã hồ (Mahonia nepalensis), Mây cộng (Sasa sp.) Đặc biệt trên một số đỉnh, dưới tán rừng nhiều nơi các loài trong họ Phong lan Orchidaceae mọc dày đặc. Nhìn chung diện tích rừng trên núi đá vôi vùng Thăng Hen còn lại không nhiều, tổng diện tích núi đá có cây chỉ vào khoảng 1.161ha, trong đó diện tích rừng thực sự còn có thể ít hơn nữa. Diện tích rừng còn lại này đang bị tác động mạnh bởi cá hoạt động khai thác trái phép, đặc biệt là khai thác gỗ Nghiến Burretiodendron tonkinensis để bán sang Trung Quốc. Diện tích rừng còn lại là núi đá không cây và đất nông nhgiệp. K ế t quả và thảo luận X â y dựng danh lục S a u khi thu thập mẫu vật ngoài thực địa, qua xử lý và xác định tên khoa học cho tất cả các mẫu vật, chúng tôi tiếp tục tiến hành thu thập các thông tin về thực vật, đa dạng thực vật của khu hệ từ những báo cáo, những công trình nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả tại khu vực hay có liên quan đến khu vực. Cuối cùng chúng tôi đã xây được danh lục, sắp xếp theo hệ thống danh lục thực vật của Brummitt (1992) bao gồm tổng số 340 loài, thuộc về 233 chi, 84 họ. Đ a dạng các taxon S ự đa dạng trong các ngành P h ân bố số lượng loài chi và họ trong các ngành trong hệ thực vật Thăng Hen được sắp xếp theo sự tăng dần về mức độ tiến hoá ở bảng 1 như sau: B ả ng 2.1: Sự phân bố loài trong taxon ngành của hệ thực vật Thăng Hen T h eo bảng 1, sự phân phối số lượng họ, chi và loài theo từng ngành của hệ thực vật Thăng Hen rất không đồng đều, ưu thế hoàn toàn thuộc về ngành Mộc lan - Magnoliophyta với số loài 313 loài, 216 chi và 72 họ, chiếm 92,06% tổng số loài, 92,7% tổng số chi và 85,71% tổng số họ trong khu hệ. Tiếp theo đó là ngành Dương xỉ với 24 loài, 13 chi thuộc về 9 họ, chiếm 7,06% tổng số loài, 6,01% tổng số chi và 10,71% tổng số họ của khu hệ. Các ngành còn lại chiếm một lỷ lệ rất thấp: thông - Pinophyta chỉ có 1 loài (1 chi và 1 họ), chiếm 0,29%, và Thông đất - Lycopodiophyta có 2 loài (2 chi, 2 họ) chiếm 0,59%. Hệ thực vật Thăng Hen, bước đầu theo kết quả điều tra thu mẫu của chúng tôi thấy thiếu hẳn 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là Psilotophyta và Equisetophyta. K h i so sánh với hệ thực vật chung của Việt Nam và một số khu hệ khác ta thấy như sau: Thăng Hen chiếm 25% tổng số họ, 9,95% tổng số chi và 3,21% tổng số loài của hệ thực vật Việt Nam. Trong khi đó, nếu chỉ đánh giá ở mức độ họ và chi thì thấy rằng Thăng Hen có tỷ lệ các họ và chi lớn hơn nhiều so với tỷ lệ về loài tính chung trong cả nước. Điều đó có thể là do diện tích của khu vực nghiên cứu không lớn nhưng lại mang khá đầy đủ các đại diện của nhiểu họ và chi thực vật ở Việt Nam, do vậy tỷ lệ hai taxon này cao hơn hẳn so với tỷ lệ của taxon bậc loài. Tỷ lệ thấp của loài do nhiều nguyên nhân, có thể do thời gian thu mẫu chưa đủ để có thể tiến hành khảo sát được hết các sinh cảnh khu vực nghiên cứu, thời vụ lấy mẫu không phù hợp (cuối tháng 9, trong khi đó mùa hoa quả phần lớn là cuối mùa xuân tới đầu mùa thu) cho nên số lượng mẫu đạt tiêu chuẩn để lấy được (đủ tiêu chuẩn để phân loại sau này: đầy đủ bộ phân dinh dưỡng và bộ phận sinh sản như hoa và quả). B ả ng 2.2: Các chỉ số đa dạng trung bình (hệ số chi, họ và số loài trung bình trong họ) Đ á nh giá chỉ số đa dạng các taxon chi và họ N g oài thông số thống kê như trên, các chỉ số đa dạng khác về thành phần loài mà chúng ta cần quan tâm để đánh giá mức độ đa dạng của khu hệ đó là các hệ số chi, hệ số họ và số chi trung bình cho một họ. Điều đó được thể hiện trong bảng 5. T a thấy rằng hệ số họ (số loài trung bình của một họ) và số chi trung bình của một họ của Thăng Hen đều thấp hơn nhiều so với các khu hệ thực vật khác là VQG Bạch Mã, VQG Pù Mát và VQG Cúc Phương, điều đó cũng cho chúng ta thấy được Thăng Hen là một khu hệ mang tính ĐDSH không cao, không mang tính đa dạng cao phổ biến cho các khu hệ thực vật nhiệt đới Việt Nam nói chung. Điều đó phần nào là do vị trí của Thăng Hen thuộc vùng núi cao, mang nhiều đặc điểm của ôn đới và nhiệt đới núi cao. T ỷ trọng của hai lớp trong ngành Mộc lan Đ â y là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá tính ĐDSH của một hệ thực vật, theo De Candolle cho rằng khi tới gần xích đạo (tính ĐDSH và đa dạng thực vật cũng tăng theo) thì tỷ lệ lớp Loa kèn giảm xuống. Một nhận xét nữa về tương quan của hai nhóm này đó là khi hệ sinh thái bị tác động thì ngày càng có nhiều các cây thuộc lớp một lá mầm xuất hiện, điều đó cũng đồng nghĩa với việc tỷ trọng của lớp này liên quan thuận với sự tác động, suy thoái môi trường và mất sinh cảnh hệ sinh thái. Do đó ta có thể thấy được mức độ đa dạng cũng như tình trạng bảo tồn của một hệ thực vật thì việc xác định tỷ trọng này và so sánh tỷ trọng của khu hệ với một số các khu hệ ở các vĩ độ khác nhau, đại diện cho các đai khí hậu khác nhau là hết sức có ý nghĩa. B ả ng 2.3: Tỷ trọng hai lớp trong ngành Mộc lan của hệ thực vật Thăng Hen L ớ p Mộc lan luôn có tỷ trọng cao hơn lớp Loa kèn ở cả bậc họ hay chi và loài, chúng ta biết rằng tỷ lệ này ở bậc loài tương ứng 3:1 là đặc trưng cho các khu hệ thực vật nhiệt đới, tỷ trọng càng tăng càng đặc trưng cho tính nhiệt đới hơn. Như vậy với tỷ trọng là 3,43 ở mức độ loài, 4,27 ở mức độ chi và 6,2 ở mức độ họ thì hệ thực vật Thăng Hen rõ ràng là một hệ thực vật mang tính chất nhiệt đới. B ả ng 2.4: So sánh tỷ trọng loài của hai lớp trong ngành Mộc lan ở một số khu hệ thực vật S o sánh với các khu vực khác trong toàn hệ thực vật Việt Nam (bảng 8) ta thấy rằng tỷ trọng của lớp Mộc Lan (Magnoliopsida) so với lớp Hành (Liliopsida) trong ngành Mộc Lan (Magnoliophyta) ở Thăng Hen thấp hơn các khu vực khác. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa nói lên được tính chất của hệ thực vật nơi đây là mang tính nhiệt đới điển hình hay hệ sinh thái ít bị tác động bởi với số lượng mẫu thu được (gần 1400 tiêu bản), đã xác định rằng chỉ có 340 loài, đây là một con số quá nhỏ để cho phép ta có được những kết luận hoàn hảo về tính ĐDSH của khu hệ thực vật. Chúng ta cần tiến hành tiếp những bước khảo sát, đánh giá trong thời gian tới nhằm thu thập hoàn chỉnh hơn nữa số liệu ĐDSH để xây dựng nên cơ sở dữ liệu đầy đủ, từ đó chúng ta mới có được cái nhìn, sự đánh giá tổng quát nhất, chính xác nhất và đầy đủ nhất về tính ĐDSH cũng như tình trạng bảo tồn của khu hệ này. C á c loài mới phát hiện T h eo các nghiên cứu của các đoàn khảo sát đa dạng sinh học trước đây đã từng nghiên cứu tại Thăng Hen, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và đã tìm thấy một số loài thực vật mà theo các công bố mới đây nhất thì chúng là các loài mới cho khoa học và một số khác là loài mới cho Việt Nam. Đầu tiên có thể kể đến các loài mới cho khoa học đó là các loài trong họ Phong Lan - Orchidaceae, một họ rất đa dạng với số lượng loài lớn nhất trong cấu trúc tổ thành của hệ thực vật này, Bulbophyllum arcuatilabium Aver. phân bố ở độ cao 650 - 750m quanh hồ; B. purpureifolium Aver. khá phổ biến , mọc quanh hồ ở độ cao 800 - 850m; Cheirostylis eglandulosa Aver. phân bố ven hồ, mọc trên vách đá ở độ cao 700 - 800m; Gastrochilus minutiflorus Aver. phân bố ven hồ, bám trên gốc cây 850 - 900m; Liparis conopea Aver. mọc phổ biến đôi khi thành đám ở độ cao 800 - 900m; Paphiopedilum helenae Aver. sống bám trên vách đá dựng đứng ở độ cao 850 - 900m; Phajus tonkinensis (Aver.) Aver., mọc ven hồ ở độ cao 650 - 750m, hoa to vàng; Renanthera citrina Aver., sống bám đá ven hồ, hoa to, vàng là các loài mới được phát hiện, cùng với loài Paphiopedilum hirsutissimum (Lindl. ex Hook.) Stein var. esquirolei (Schltr.) Karas & K. sống bám vách đá dựng đứng từ 600 - 900m và Vanda fuscoviridis Lindl. mọc trên vách núi đá là những loài mới cho Việt Nam. C á c loài hạt trần mới đã tìm thấy ở đây bao gồm: Pinus kwangtungensis Chun & Tsiang var. varifolia N.Li & Y.C. Zhong, Pseudotsuga brevifolia W.C. Cheng & L.K. Fu và Amentotaxus argotaenia cùng với các loài Dương xỉ là Pteris actiniopteroides C. Chr. (P. henryi sensu Tardieu & C. Chr. (Quang Vinh), Luculia yunnanensis S.Y. Hu, Myrsine kwangsiensis (E.H. Walker) Pipoly & C. Chen cũng là các loài mới cho khoa học. T h am khảo N g uyễn Khanh Vân (chủ biên), Nguyễn Thị Hiền, PhanKế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp. Các biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam. NXB Đại học QGHN. Hà Nội, 2000. Vũ Văn Dũng, Nguyễn Huy Thắng, Đề xuát một số khu bảo tồn thiên nhiên mới trên vùng núi đá vôi ở Việt Nam. Trong: Viện Điều tra Quy hoạch rừng - Bảo vệ và phát triển bền vững rừng và đa dạng sinh học trên vùng núi đá vôi của Việt Nam, Hà Nội thàng 12 năm 1999, 110-117.

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2023