Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > CÂY TRỒNG

Kỹ thuật trồng rừng cây Bồ đề

Cập nhật ngày 3/9/2008 lúc 3:40:00 PM. Số lượt đọc: 15488.

Trong tự nhiên bồ đề thường mọc lên sau nương rẫy hoặc sau lúc rừng mới bị tàn phá để phơi đất trống, cây bồ đề phát triển tốt trên hầu hết các đất khác nhau về đá mẹ, trừ đất đá vôi. ở dó bồ đề mọc thuần loại hoặc xen lẫnvới nứa, cây gỗ. Bố đề là loài cây tiên phong, đòi hỏi nhiều ánh sáng, chịu rét tương đối tốt, nhưng không chịu nổi nhiệt độ cao và khô hạn (nhất là cây non).Vì vậy chúng ta chỉ thấy chúng xuât hiện trên các vùng ẩm còn mang tính chất đất rừng rõ rệt. Bồ đề là loài cây mọc nhanh, chu kỳ khai thác ngắn 10-12 năm

Thông tin cơ bản

Tên phổ thông: Bồ đề
Tên khác: Bồ đề trắng, Cánh kiến trắng, An tức bắc bộ, Nhàn, Mu khỏa đeng
Tên tiếng Anh: Styrax
Tên khoa học: Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Hartwiss
Tên đồng nghĩa: Anthostyrax tonkinensis Pierre
Thuộc họ Bồ đề - Styracaceae

Mô tả

Cây gỗ cao trung bình 18-20m, có thể trên 20m, đường kính ngang ngực 20-25cm. Thân màu trắng, tương đối tròn, vỏ mỏng, tán lá mỏng và thưa. Rễ cọc phát triển yếu, ngược lại hệ rễ bàng phát triển mạnh và tập trung trên 80% ở tầng đất mặt 0-20cm, do vậy độ phì tầng đất mặt có ý nghĩa rất lớn đối với sự sinh trưởng phát triển của cây bồ.

Đặc điểm sinh thái, lâm sinh

Trong tự nhiên bồ đề thường mọc lên sau nương rẫy hoặc sau lúc rừng mới bị tàn phá để phơi đất trống, cây bồ đề phát triển tốt trên hầu hết các đất khác nhau về đá mẹ, trừ đất đá vôi. ở dó bồ đề mọc thuần loại hoặc xen lẫnvới nứa, cây gỗ. Bố đề là loài cây tiên phong, đòi hỏi nhiều ánh sáng, chịu rét tương đối tốt, nhưng không chịu nổi nhiệt độ cao và khô hạn (nhất là cây non).Vì vậy chúng ta chỉ thấy chúng xuât hiện trên các vùng ẩm còn mang tính chất đất rừng rõ rệt. Bồ đề là loài cây mọc nhanh, chu kỳ khai thác ngắn 10-12 năm. Bồ đề có thời kỳ rụng hết lá, ngừng sinh trưởng vào khoảng từ tháng 11-12 đến tháng 1-2. Nhược điểm cơ bản của rừng bồ đề trong bảo vệ môi trường là do đặc điểm cây bồ đề rụng lá, tán thưa và thảm mục ít. Bồ đề thích hợp với nhiệt độ trung bình năm 19-23 oC, lượng mưa 1500-2000 mm/năm, trên đất phát triển từ phiến thạch mica, phiến thạch sét, nơi đất sâu ẩm, mọc khoẻ, không ưa đất đá vôi đặc biệt trên cát và đất đá ong cây không sinh trưởng được. Hiện nay chúng ta mới biết có 2 loại bồ đề. Loại nhiều nhựa mọc ở vùng cao, loại ít nhựa ở vùng thấp, đây là loại thường được trồng để lấy gỗ.

Phân bố

Bồ đề là loại cây đặc hữu của miền bắc việt nam, có diện phân bố tương đối rộng ở nhiều vùng thuộc miền núi tây bắc, việt bắc xuống miền tây Thanh Hoá và còn lác đác tới Nghệ An vùng biên giới giáp Lào. CâyBồ đề thường gặp nhiều nhất ở Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, song cũng có mặt ở Lạng Sơn, Bắc Thái, Cao bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, dọc theo phía bắc các lưu vực sông Hồng, sông Lô, sông Đà, sông Mã. Bồ đề được trồng ở vùng trung tâm từ nhiều năm nay.

Giá trị kinh tế

Gỗ bồ đề mềm, nhẹ, thớ mịn và đều, co ít, dễ xẻ, dễ chẻ nhỏ, bóc thành những tấm mỏng và không bị cong vênh, nhưng dễ gãy. Gỗ bồ đề đồng nhất, không có lõi, tỷ lệ vỏ thấp, sử dụng rất thuận tiện trong công nghiệp giấy. Hiện nay bồ đề được dùng chủ yếu trong công nghiệp giấy và làm diêm.

Thân cây bồ đề còn tiết ra một loại nhựa thơm khi cây bị tổn thương do một nguyên nhân nào đó (vết dao chém, sâu đục…) nhựa chảy ra thành giọt màu trắng sau đọng lại thành từng tảng màu vàng nhạt rồi xẫm lại. Nhựa này gọi là cánh kiến trắng (an tức hương, Benzori), là nguyên liệu dùng trong y học, chế biến định hương trong nghề làm nước hoa, chống ôi khét bảo quản mỡ béo, điều chế a xít Benzori, trong công nghiệp chế biến vecni và một số loại sơn đặc biệt.

Anhtai (sưu tầm)

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2025