Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > CÂY TRỒNG

Bón phân cho cây mía

Cập nhật ngày 7/9/2008 lúc 2:43:00 PM. Số lượt đọc: 4894.

Mía là cây lấy đường quan trọng nhất trên thế giới, thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mía có thể trồng được từ 35 vĩ độ bắc tới 35 vĩ độ nam, tuy nhiên vùng mía tập trung trên thế giới hiện nay nằm trong khoảng 37 vĩ độ bắc tới 31 vĩ độ nam...

Ðặc điểm chung

  • Mía là cây lấy đường quan trọng nhất trên thế giới, thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mía có thể trồng được từ 35 vĩ độ bắc tới 35 vĩ độ nam, tuy nhiên vùng mía tập trung trên thế giới hiện nay nằm trong khoảng 37 vĩ độ bắc tới 31 vĩ độ nam.
  • Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của mía là 25 - 30oC. Nếu nhiệt độ dưới 12oC thì sinh trưởng phát triển của mía bị đình trệ.
  • Mía là cây có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa, đất xám, đất đỏ, đất cát, kể cả đất phèn. tuy nhiên trên đất ít chua mía có khả năng đạt năng suất cao. pH đất 5 - 8 thích hợp với cây mía, nếu pH dưới 5 cần bón thêm vôi.
  • Có thể trồng bằng hom ngọn hoặc toàn bộ cây, mật độ trồng 10.000 - 15.000 hom/ha (hom 3 mắt mầm). Khoảng cách hàng 90 - 100 cm, nếu chăm sóc thủ công có thể trồng dày hơn (25.000 - 30.000 hom/ha).
  • Mía là cây có thể trồng quanh năm nếu chủ động được nước. Ở miềnNam nước ta thích hợp nhất là trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5) và cuối mùa mưa (tháng 10 - 11), ở miền Bắc trồng vào mùa xuân (tháng 2 - 3).
  • Các giống mía phổ biến hiện nay là ROC 16, ROC 10, F156, MY 5514…

 

Nhu cầu dinh dưỡng

Mía là cây có nhu cầu cao về đạm và kali, số liệu bảng 7.1 cho thấy dinh dưỡng cây mía hút tùy thuộc vào từng giống và đất trồng song trung bình 1 tấn mía hút/lấy đi từ đất 1,58 kg N + 0,39 kg P2O5 + 2,92 kg K2O.

 

Theo Viện nông hóa thổ nhưỡng, lượng dinh dưỡng lấy đi trên 1 ha mía trong 1 năm là 170 kg N + 80 kg P2O5 + 270 kg K2O (tương đương 370 kg urea, 485 kg supe lân, 450 kg KCl).

 

Ngoài dinh dưỡng đa lượng, cây mía còn hút và lấy đi nhiều trung lượng và một số lượng đáng kể vi lượng khác. Các nguyên tố trung vi lượng có ảnh hưởng nhiều tới mía là magiê, canxi, kẽm, bo.

 

Triệu chứng thiếu N,P,K ở cây mía:

  • Thiếu đạm: lá non nhỏ, ngắn và có màu vàng lợt, lá già bên dưới vàng, thiếu nặng bị chết khô từ chóp lá vào giữa gân chính, hoặc vàng hay khô một bên lá, cây mọc yếu, đẻ nhánh ít, thân nhỏ, mía vươn cao kém, năng suất thấp. Trong thực tế, hiện tượng thiếu đạm cũng thường đi cùng với thiếu một số vi lượng như kẽm, sắt, mangan…
  • Thiếu lân: cây non có lá chuyển sang màu xanh dương ửng tím, thiếu nặng có những vết tím dọc trên lá và bẹ lá. Ở những cây mía trưởng thành, thiếu lân làm cho lá ngắn, phiến lá hẹp, khả năng chịu hạn kém. Thiếu nặng mía đẻ nhánh kém, những nhánh mía đẻ muộn thường bị chết, cây yếu, lóng nhỏ và ngắn.
  • Thiếu kali: mặt trên gân chính của lá xuất hiện những vệt đỏ, nếu thiếu nặng lá bị khô từ chóp lá trở xuống, mép lá trở vào, thân cây nhỏ, yếu, cây dễ bị bệnh, năng suất thấp, chữ đường giảm.
  • Thiếu magiê: lá có những vệt sọc trắng sau lan rộng làm mất màu phần thịt lá, gân lá vẫn còn xanh.
  • Các chất vi lượng có ảnh hưởng tới khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây mía. Khi thiếu sắt, hàm lượng đạm trong lá giảm trong khi lân, kali, canxi và magiê tăng.
  • Thiếu kẽm thường dẫn tới hàm lượng đạm và magiê trong lá giảm trong khi thiếu bo hàm lượng kali trong lá tăng và magiê giảm. Thiếu mangan cũng dẫn tới hàm lượng đạm trong lá giảm. Hiện tượng magiê trong lá giảm cũng có thể do nguyên nhân thiếu đồng.

Ðể xác định mức độ dinh dưỡng làm cơ sở cho việc bón phân chúng ta có thể dùng phương pháp chẩn đoán dinh dưỡng qua lá ở bảng 7.2 dưới đây.

 

Chẩn đoán dinh dưỡng qua lá mía

 

Bón phân

Ðể đạt năng suất cao và giữ được gốc nhiều năm, với mía tơ cần bón lót cho mỗi ha từ 1 - 1,5 tấn vôi bột trước khi làm đất lần cuối và 20 - 30 tấn phân hữu cơ khi trồng. Phân hữu cơ bón vào rãnh sau khi rạch hàng, lấp một lớp đất mỏng 3 - 5 cm rồi đặt hom. Với mía gốc bón 20 - 30 tấn phân hữu cơ/ha, bón vào rãnh sát hàng mía sau khi cày lật và vùi lấp phân lại. Lượng phân khoáng cần bón tùy theo loại đất, với mía thâm canh lượng bón nguyên chất theo bảng 7.3.

 - Bón lót vào rãnh ngay khi trồng (với mía tơ) hoặc bón ngay sau khi đốn (mía gốc có tưới), hoặc bón vào đầu mùa mưa (mía gốc không tưới). Ở vùng Ðông Nam Bộ, Tây Nguyên và một phần miền Trung thường không có nước tưới mà chủ yếu là nhờ nước trời, thời điểm đốn chặt mía lại vào mùa khô nên không thể bón lần đầu ngay sau đốn mà phải bón vào đầu mùa mưa năm sau.

 - Bón thúc lần 1 khi mía kết thúc nảy mầm, bắt đầu đẻ nhánh tức khoảng 35 - 40 ngày sau trồng (với mía tơ) hoặc sau khi bón phân đợt đầu 35 - 40 ngày (với mía gốc). Tuy nhiên với mía trồng vụ 2 (cuối mùa mưa) ở những vùng không có tưới thì không thể bón thúc lần 1 trong mùa khô mà phải chuyển sang bón vào đầu mùa mưa năm sau. Bón thúc lần 2 khi mía bắt đầu vươn cao tức khoảng từ 35 - 40 ngày sau lần thúc 1.

Liều lượng phân bón cho mía

 

Trong đó:

Bón lót: 1/3 đạm + 2/3 lân + 1/2 kali

Bón thúc 1: 1/3 đạm + 1/3 lân

Bón thúc 3: 1/3 đạm + 1/2 kali còn lại.

Từ lượng bón nguyên chất ở trên, chúng ta qui ra lượng phân bón thương phẩm cần sử dụng để đạt năng suất và chất lượng cao theo bảng 7.4 dưới đây:

 

Quy trình bón phân chuyên dùng cho mía

(theo Longdinh.com)

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2025