Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

Hệ thực vật và thảm thực vật ở khu bảo tồn loài Vượn Cao Vít Trùng Khánh, tình Cao Bằng

Cập nhật ngày 9/6/2008 lúc 12:11:00 AM. Số lượt đọc: 792.

Qua việc nghiên cứu về khu vực chỉ ra rằng việc bảo tồn đang đi đúng hướng. Cần tiếp tục các hoạt động bảo tồn, đào tạo về bảo tồn và điều tra cho lực lượng tuần rừng. Lượng lượng này hiện làm việc hiệu quả chưa cao, chưa có hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, đặc biệt là điều tra thực vật và quan sát tập tính củ Vượn Cao Vít.

Hệ thực vật được xác định gồm 543 loài, thuộc 356 chi và 110 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. 11 họ đa dạng nhất có số loài nhiều hơn 10 loài. Có 27 loài quý hiếm cần được bảo vệ theo Sách Đỏ ViệtNam, Sách đỏ IUCN và Nghị định 32 của Chính Phủ.34 loài thực vật làm thức ăn cho Vượn Cao Vít ở khu vực nghiên cứu đã được ghi nhận sơ bộ.

Có 7 kiểu thảm thực vật trong khu vực nghiên cứu, 15 ô tiêu chuẩn (tổng số có 906 cây gỗ và 1 cây đã chết) đã được đánh giá về cấu trúc thảm thực vật và qua đó là không gian sống cho Vượn Cao Vít.

Cấu trúc thảm thực vật và nguồn thức ăn cho Vượn Cao Vít có vẻ như còn tốt trong một thời gian dài đủ đảm bảo cho sự phát triển của quần thể trong tương lai.

Qua việc nghiên cứu về khu vực chỉ ra rằng việc bảo tồn đang đi đúng hướng. Cần tiếp tục các hoạt động bảo tồn, đào tạo về bảo tồn và điều tra cho lực lượng tuần rừng. Lượng lượng này hiện làm việc hiệu quả chưa cao, chưa có hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, đặc biệt là điều tra thực vật và quan sát tập tính củ Vượn Cao Vít. Tiếp tục công tác giáo dục đối với cộng đồng về giá trị của nguồn tài nguyên quý hiếm này, qua việc giúp người dân phát triển kinh tế hộ gia đình sẽ ngăn chặn được các tác động đến sinh cảnh của Vượn Cao Vít. Thỉnh thoảng người dân địa phương vẫn vào rừng đốt than, săn bắt động vật hoặc lấy song mây, củi đốt, phong lan, đặc biệt là các loài Lan hài, một loài quý hiếm được them công ước cấm buôn bán vận chuyển thương mại quốc tế (CITES), Nghị định 32 của Chính phủ năm 2006 và vì vậy lực lượng tuần rừng cần được tăng cường cả về hoạt động lẫn nhân sự. Thêm vào đó, hằng ngày người dân địa phương vẫn vào khu vực lán tuần rừng để trồng ngô, họ cần củi để nấu ăn và họ cũng có thể mang theo các mầm mống của cỏ dại, sinh vật ngoại lai vào vùng lõi. Có rất nhiều các loài cỏ dại mọc xung quanh khu vực lán tuần rừng. Các loài xâm lấn sẽ lấn chiếm ổ sinh thái của các loài bản địa. Đó là một nguy cơ đối với thảm thực vật bản địa ở vùng đá vôi này.

Trong quá trình khảo sát, nguồn thức ăn của Vượn Cao Vít mới chỉ dừng lại ở việc thu mẫu và xác định sơ bộ, chưa được đánh giá kỹ về tiềm năng và trữ lượng trong rừng. Do vậy trong tương lai, nên có những nghiên cứu tiếp tục để đánh giá một cách toàn diện về nguồn sống qua đó đảm bảo được sử phát triển bền vững các quẩn thể Vượn Cao Vít.

Ghi chú: để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ với bản quản trị website

anhtai.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2023