1. Nhân giống hoa hồng bằng phương pháp ghép
Ghép là phương pháp nhân giống hoa hồng chủ yếu ở nước ta. So với giâm cành và nuôi cấy mô thì ghép cành khắc phục được phần nào khả năng hình thành rễ bất định kém, và lợi dụng được khả năng phát triển mạnh của bộ rễ gốc ghép ( thường sử dụng là cây tầm xuân có bộ rễ phát triển mạnh ) nên hút được nhiều nước và dưỡng chất giúp cây tăng trưởng phát triển tốt nâng cao được sản lượng. Bỡi vậy muốn có tỉ lệ thành công cao cần chú ý các khâu sau:
a. Nguồn gốc ghép:
Một gốc ghép tốt cần có các đặc điểm sau: tiếp hợp tốt, tuổi thọ cây giống dài, rễ phát triển tốt, sức hút lớn, chống đổ tốt, sản lượng và chất lượng hoa cao, dễ trồng, dễ ghép…Hiện nay chủ yếu dùng: Hoa hồng dại, cẩu tầm xuân, nguyệt quý hoa và tầm xuân nhiều hoa.
b. Tiêu chuẩn gốc ghép:
- Khả năng tiếp hợp: là điều kiện quan trọng nhất, ảnh hưởng đến tỉ lệ ghép sống , sự sinh trưởng, chất lượng, sản lượng và tuổi thọ cây. Hiện nay chủ yếu sử dụng hoa hồng dại làm gốc ghép.
- Sức sinh trưởng và khả năng nhân giống cao: Khả năng sinh trưởng của tầm xuân nhiều hoa mạnh hơn các loài khác.
- Cách nhân gốc ghép: có 2 cách: Bằng hạt và giâm cành. Tầm xuân nhiều hoa có rất nhiều hạt, dễ ra rễ, nên có thể nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành. Còn nguyệt quý hoa không có hạt nên chỉ giâm cành. Nhưng mỗi cách thì có những ưu điểm riêng của nó: gieo hạt thì có bộ rễ cọc phát triển rất mạnh nhưng thường thì cây không đều nhau còn giâm cành thì cây đều nhau nhưng bộ rễ kém phát triển hơn thời gian sản xuất gốc ghép ngắn hơn so với gieo hạt.
- Không ảnh hưởng đến sản lượng hoa: Mỗi vùng nên chọn ra một số loại gốc ghép phù hợp cho vùng đó.
- Không làm thay đổi chất lượng hoa:
Có khả năng kháng nhiều loại bệnh: Do sử rụng gốc ghép chủ yếu là sử rụng bộ rễ của nó nên kháng được bệnh u sùi rễ và bệnh tuyến trùng rất được quan tâm. Rosa canina có tính kháng mạnh còn Rosa Indica thì yếu nhất.
Dễ dàng và thuận lợi cho thao tác ghép: Gốc ghép phải đạt yêu cấu dễ ghép như: gốc ghép bằng cây thực sinh đòi hỏi cổ rễ phải dài, trên thân cây phải ít hoặc không có gai, đốt dài tượng tầng hoạt động mạnh, ghép dễ dàng, tỉ lệ sống cao…
Quan hệ giữa gốc ghép và cành ghép:
c. Kỹ thuật ghép:
- Sản xuất gốc ghép: Có thể dùng gốc ghép tử cây trồng bằng hạt hoặc gốc ghép từ cây cắm cành.
- Chuẩn bị mắt ghép: nên chon mắt ghép trên cành đang cho hoa, dùng mắt ở giữa cành lá tốt nhất.
- Phương pháp và kỹ thuật ghép: có nhiều phương pháp ghép khác nhau, nhưng hiện nay trong sản xuất thường sử dụng phương pháp ghép mắt
2. Nhân giống hoa hồng bằng kỹ thuật giâm cành
a. Ưu nhược điểm và các yếu tố ảnh hưởng:
Ưu: không phải chuẩn bị gốc ghép, dễ chăm sóc, bớt tốn nhân lực và không lo chuyện tiếp hợp được hay không như phương pháp ghép, có thể kết hợp với cắt tỉa rất kinh tế. Cây giâm cành ít bị thoái hóa, chu kỳ khai thác dài và tiện lợi cho việc điều tiết sinh truởng.
Nhược: hệ số nhân giống thấp, có rất nhiều giống khó ra rễ, đòi hỏi trang thiết bị phức tạp và phải có kỹ thuật cao.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra rễ: trạng thái sinh lý của cành, độ phát dục, nhiệt độ, ẩm độ, cường độ ánh sáng, nồng độ ôxy, chất kích thích sinh trưởng, giá thể giâm…
b. Thời vụ giâm cành:
có thể áp dụng cho mọi thời vụ trong năm nhưng tốt nhất vẫn là vụ xuân và vụ thu. Ở cả hai thời vụ này cây giống nhanh ra rễ và cho tỉ lệ sống cao nhất.
c. Giá thể:
Tốt nhất là: 2/3 trấu hun + 1/3 đất đồi ( hoặc cát vàng, đất phù sa, cát)
d. Chọn và cắt cành giâm:
cành để nhân giống là loại cành bánh tẻ, tốt nhất là cành mang hoa đang ở giai đoạn sử dụng.
Cành có mắt ngủ bắt đầu nảy lên bắng hạt tấm để trong thời gian giâm cành có thể bật lộc ngay, đến khi trồng cây có sức sinh trưởng phát triển tốt.
Trên cành đã chọn chỉ nên lấy đọan giữa của cành để giâm.
Cành giâm có độ dài từ 8-10 cm, trên đọan cành có từ 1-3 mắt nhưng tốt nhất là 2 mắt. Khi cắt cành phải cắt vát khoảng 30o. Trên cành giâm nên giữ lại 2-3 lá chét ở cuống lá mắt trên.
e. Kỹ thuật giâm:
cành giâm sau khi được cắt xong nhúng nhanh vào dung dịch IAA, NAA 2000-2500 ppm khoảng 3-5 giây,cắm ngay vào giá thể, cắm thẳng đứng, sâu 1-1,5 cm, khoảng cách 4-5 cm.
f. Kỹ thuật phun tưới nước:
Độ ẩm giá thể và độ ẩm không khí trong 3 ngày sau giâm đạt 100% là tốt nhất. Sau đó giảm dần độ ẩm giá thể xuống 80-90%. Nếu có điều kiện tạo ẩm bằng hệ thồng tưới phun tự động. Còn không có điều kiên thì nên tưới bằng bình: phun nhẹ lên toàn bộ bề mặt luống trong 50 giây và cứ 30-40 phút 1 lần vào mùa khô, 50-60 phút vào ẩm. khi cành đã hình thành mầm rễ bất định thì hạ độ ẩm giá thể xuống 80-95%.
g. Kỹ thuật chăm sóc cành giâm:
Phải thường xuyên nhặt bỏ những cành lá úa vì những cành lá này là môi trường truyền bệnh.
Sau khi giâm 5-10 cần phun lên cành giâm một số loại thuốc kích thích sinh trưởng và phân bón qua lá, 10 ngày sau phun lại một lần nữa . Làm như vậy sẽ duy trì đươc dinh dưỡng nuôi cành, tạo được bộ thân lá xanh tốt và cành có khả năng bật lộc sớm. Thường dùng Atonik 1,8% DD 10 ml/bình 8 lít hoặc phân bón lá Thiên nông.
Trong thời gian giâm phải theo dõi tình hình sâu bệnh, và có thể phòng trừ như sau:
Nhện đỏ: Pegasus 500 SC 7-10 ml/bình 8 lít, Ortus 5SC 10-12 ml/bình 8 lít.
Rệp: dùng Supracide 40 ND nồng độ 0,15%, Supathion 1ml/8 lít.
Bệnh phấn trắng: Score 250 ND 0,2-0,3 lít/ha, Anvil 5SC 1lít/ha.
Bệnh đốm đenaconil 500 SC 25ml/8 lít, đồng Oxyclorua 30 BTN 70 g/bình 8 lít.
Bệnh gỉ sắt: Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít, Kocide 10-15 g/bình 8 lít
h. Tiêu chuẩn và kỹ thuật bứng cây con:
Sau giâm khoảng 25-35 có thể bứng cây trồng ra ruộng. cây bứng trồng phải đạt tiêu chuẩn: có chiều cao từ 6-10 cm (1-2 mắt ), đường kính cành 0,2-0,4 cm, rễ ra đều xung quanh, chiều dài rễ 3-4 cm, còn giữ nguyên lá, mầm bật từ 2-4 cm không có vết sâu bệnh. Chú ý khi vận chuyển và trồng nên nhẹ nhàng để khỏi bể bầu đất thì cây sẽ nhanh hồi phục.
3. Kỹ thuật trồng
a. Thời vụ trồng:
Có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất vẫn là vụ chính: vụ xuân 2-4 và thu hoa vào tháng chin cùng năm, vụ thu tháng 9-10 thu hoa vào tết Nguyên đán.
b. Kỹ thuật làm đất:
Hồng thích hợp trên đất thịt hay thịt nhẹ. Nên chọn nơi đất cao không bị ngập úng, bằng phẳng, tơi xốp thông thoáng, pH từ 6-6,5, đầy đủ ánh sáng.
Trước khi trồng phải làm đất kỹ, lên luống cao 30 cm, luống hình thang, mặt luống rộng 60-70 cm, rãnh luống rộng 40, xới đất sâu 30 cm. Sau khi làm đất xong tiến hành bổ hốc theo mật độ đã định, bón lót lấp đất xong mới trồng.
c. Mật độ trồng:
Mỗi luống hai hàng. Với mặt luống 60-70 cm thì có thể bố trí hàng cách hàng 35 cm, cây cách cây 30 cm. Với quy cách hai hàng thông gió, dễ chăm sóc.
d. Kỹ thuật bón phân:
Bón lót: bón lót phân chuồng và phân hóa hóc trước khi trồng ít nhất 3 ngày, sau đó lấp đất đi. Khi trồng tránh rễ tiếp xúc trực tiếp với phân.
Cần bón khoảng 30 tấn phân chuồng hoai mục + 280 kg supe lân +280 kg kaliclorua + 150 kg vôi bột ( nếu đất chua )
Bón thúc: sau khi trồng 2-3 tháng cần phải tưới thêm phân hữu cơ, ngâm ủ với phân vi sinh theo tỉ lệ 0,66m3 nước cần 90 kg phân hữu cơ + 15 kg phân vi sinh tưới cho 1ha. Định kỳ 10-15 ngày/lần hoặc trung bình mỗi tháng 2 lần, mỗi lần 9 kg urê cho 1000m2 . Ngoài ra phải thường xuyên bổ xung thêm phân bón lá Atonik khoảng 600g/1000m2.
Kỹ thuật trồng: Khi trồng lấp đất nhẹ, vun đất nhỏ vào xung quanh gốc ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ, trồng xong tưới nước thật ẩm để giữ chặt gốc.
Đối với cây giâm cành trồng xong phải che nắng 5-7 ngày để cây nhanh phục hồi, nâng cao tỉ lệ sống
e. Kỹ thuật tưới nước:
Mùa nắng tưới 1lần/ngày, mùa mưa nếu sau 2 ngày không mưa thì tưới. Và phải tưới vào buổi chiều mát và không được tưới quá muộn, nước còn động lại nấm bệnh rễ phát sinh gây hại.
Có hai phương pháp tưới:
Tưới ngập rãnh: cho nước ngập 2/3 rãnh để 2 giờ rồi rút hết nước ra.
Tưới bằng vòi phun vào mặt luống giữa 2 hàng cây, tránh nước bắn quá nhiều lên lá dễ nhiễm bệnh.