Trichathera gigantea du nhập vào nước ta từ năm 1993. Đây là loại cây thân bụi, tán tròn, lá cánh quạt dài tới 26cm và rộng 14cm. Đỉnh lá nhọn, bản hẹp, nở hoa theo chu kỳ. Kết quả phân tích về thành phần dưỡng chất cho thấy, lá Trichathera giàu protein và khoáng, tỉ lệ xơ tương đối thấp.
Các cuộc thử nghiệm cho thấy, Trichathera ở dạng bột cỏ hoặc tươi trong khẩu phần ăn của gia cầm sẽ tạo nguồn cung cấp protein, caroten. 150 gà đẻ thương phẩm, 800 cút đẻ kéo dài trong 10 tuần có bổ sung 2-4% bột lá Trichathera và 0,2-0,3% carophyll trong khẩu phần. Kết quả trung bình về năng suất và chất lượng của trứng gà và cút giữa thí nghiệm và đối chứng tương đối giống nhau. Nhưng giá thành có bổ sung bột lá thấp hơn.
Đối với 120 vịt xiêm nuôi từ 30-90 ngày tuổi có dùng lá Trichathera trong khẩu phần, kết quả cho thấy, dùng lá Trichathera làm da có màu vàng tốt hơn so với vịt ở nghiệm thức đối chứng. Riêng dùng lá cây Trichathera bổ sung vào phần ăn tấm, cám nuôi heo, một số hộ chăn nuôi ở TP Cần Thơ đã cho ăn lượng lá tươi 4,2kg/ngày cho heo nái và 3,6kg/ngày dành cho heo thịt, tương đương 112– 130g protein/ngày/heo.
Cây Trichathera tái sinh rất nhanh, đặc biệt là khả năng phát sinh những chồi mới. Tỉ lệ nẩy chồi cao nhất ở thời điểm 20-30 ngày sau khi trồng. Khi được trồng bằng thân, cây phát triển tốt hơn do không mất chất dinh dưỡng để nuôi bộ rễ. Hom trồng trong bóng râm cho tỉ lệ nẩy mầm cao hơn hom trồng ngoài mặt trời có ánh sáng chiếu trực tiếp. Trong điều kiện được lá chuối che phủ, năng suất thu cao hơn khi cây trồng riêng lẻ. Khi cây Trichathera phát triển tốt còn có khả năng cạnh tranh với cỏ dại.
Ở vùng ĐBSCL, cây Trichathera có năng suất tốt khi trồng trong bóng râm , cao hơn so trồng ngoài nắng. Sau khi trồng 7-8 tháng, với khoảng cách (0,5x0,5m) năng suất đạt 15,6-16,7 tấn/ha. Đây là loại cây dễ trồng, có thể chịu được khô hạn trong mùa khô và tươi tốt trong mùa mưa. Cây có tính kháng bệnh tốt, nhưng cần lưu ý vào mùa khô, cây thiếu nước sẽ dễ bị vàng, thiếu quá trình quang hợp sẽ chậm phát triển.
Trong phát triển chăn nuôi, việc chọn giải quyết nguồn thức ăn để đảm bảo năng suất, chất lượng thịt, trứng và giảm giá thành sản xuất bằng cách tìm ra những giống cây bổ sung nguồn thức ăn mới phù hợp với điều kiện địa phương là vấn đề rất cần thiết. Loài cây này phần nào đáp ứng được yêu cầu đo