Cây Xu răm (Xylocarpus rumphii (Kostel.) Mabb.) phân bố dọc ven biển và trong vùng rừng ngập mặn nơi ít ngập triều. Cây Vẹt hainesii (Bruguiera hainessii C.G.Rogers) là loài Vẹt hiếm ở Đông Nam Á. Còn Bằng phi (Pemphis acidula J.R. & G. Forst.), loài chỉ thị chuyển tiếp giữa ba hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển và san hô, mới được FAO đưa vào danh sách cây ngập mặn thực sự (năm 2007), đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng ở Đông Nam Á do bị khai thác để làm bonsai.
|
TS. Viên Ngọc Nam và cây Bằng Phi (4 - 5 năm tuổi) đem từ Côn Đảo về để nghiên cứu dăm hom (Ảnh: N.Quỳnh) |
Với kinh nghiệm của 25 năm chuyên nghiên cứu về rừng cây ngập mặn, và được trao giải thưởng Hồ Chí Minh (cùng nhóm tác giả ở công trình nghiên cứu rừng ngập mặn Cần Giờ - năm 2005), TS. Nam cho biết: Vẹt hainesii và Xu rumphii là hai loài mới được phát hiện ở VN, trong đó Vẹt hainesii chỉ có 4 cây ở Côn Đảo; riêng Bằng phi đã có sẵn ở VN nhưng trước nay không ai biết là cây gì.
Cũng theo ông Nam: sự phân bố của ba loài cây này tại Côn Đảo được “du nhập” từ các nước láng giềng, cụ thể Bằng Phi từ Philipin qua, Vẹt và Xu từ Indonesia và Maylaysia qua, chúng đi theo mùa gió, dòng nước, và mùa trái.
Được biết, trong thời gian tới, TS.Nam và các nhà nghiên cứu của vườn Quốc gia Côn Đảo sẽ tiến hành nghiên cứu phục hồi các loài cây này tại VN.
Xu rumphi - Xylocarpus rumphii (Kostel.) Mabb.
Vẹt hai nét - Bruguiera hainessii C.G.Rogers
Bằng phi - Pemphis acidula J.R. & G. Forst.
Việc phát hiện 3 loài cây mặn thực sự ở Côn Đảo đã làm tăng thêm thành phần loài cây ngập mặn thực thụ, làm tăng tính đa dạng thực vật rừng ngập mặn ở VN.