Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

Đa dạng nguồn tài nguyên, nguy cơ đe doạ và biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật VQG Yok Đôn, tỉnh Đăk Lăk

Cập nhật ngày 9/6/2008 lúc 11:18:00 AM. Số lượt đọc: 1555.

VQG Yok Đôn cách thành phố Hồ Chí Minh 500km về phía Bắc và cách thành phố Buôn Ma Thuột (trung tâm tỉnh Đăk Lăk) 40 km về phía Tây, thuộc vùng địa lý sinh học Nam Trung bộ và Tây nguyên. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Địa hình chủ yếu là bán bình nguyên cổ trên nền đất bazan và ferrit nâu vàng và vàng đỏ. Với diện tích 115,545 ha, Vườn Quốc gia (VQG) Yok Đôn chứa một nguồn tài nguyên thực vật rất phong phú và có giá trị sử dụng cao, cần được quan tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy

1. Đặt vấn đề

VQG Yok Đôn cách thành phố Hồ Chí Minh 500km về phía Bắc và cách thành phố Buôn Ma Thuột (trung tâm tỉnh Đăk Lăk) 40 km về phía Tây, thuộc vùng địa lý sinh học Nam Trung bộ và Tây nguyên. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Địa hình chủ yếu là bán bình nguyên cổ trên nền đất bazan và ferrit nâu vàng và vàng đỏ. Với diện tích 115,545 ha, Vườn Quốc gia (VQG) Yok Đôn chứa một nguồn tài nguyên thực vật rất phong phú và có giá trị sử dụng cao, cần được quan tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy.

2. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu về đa dạng nguồn tài nguyên thực vật bao gồm: thống kê các loài có giá trị sử dụng từ bảng danh lục thực vật VQG Yok Đôn bằng các tư liệu chuyên ngành: Từ điển cây thuốc Việt Nam (1997), 1900 cây có ích (1993), Cây cỏ có ích ở Việt Nam (1999), Cây gỗ rừng Việt Nam (1971), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003), Tài nguyên cây gỗ rừng Việt Nam (2002), Cây cỏ Việt Nam (1999-2000), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (1999)...

Nghiên cứu tài nguyên thực vật về mức độ nguy cấp của các loài quí hiếm: từ bản danh lục, kiểm tra tên từng loài dựa vào: Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật (1996), Nghị định 48CP của chính phủ, Danh sách các loài theo CITES, IUCN 2000 categories.

Đánh giá tài nguyên thực vật: Sự đa dạng về nguồn tài nguyên có giá trị sử dụng và tình trạng và mức độ khai thác, sử dụng các loài quí hiếm được liệt tên trong các danh lục đỏ.

3. Kết quả nghiên cứu

Đa dạng về nguồn tài nguyên cây có ích

Trên cơ sở điều tra, lập danh lục thực vật vườn quốc gia Yok Đôn cũng như các tài liệu tham khảo chuyên môn, chúng tôi đã thống kê được có 565 loài có ích trong tổng số 854 loài thực vật của VQG Yok Đôn, kết quả được ghi nhận

Cây thuốc: 476 loài (55,74%) Cây gỗ: 158

loài (18,5%) Cây ăn được: 141 loài (16,51%) Cây

cảnh: 57 loài (6,67%) Cây có chất độc: 20 loài (2,34%)

Cây cho dầu béo: 18 loài (2,11%) Cây có tinh dầu

:

16 loài (1,87%) Cây cho sợi: 11 loài (1,29%) Qua đó c

h

o thấy tỷ lệ các loài có ích chiếm tỷ lệ tới 66,16%. Như

v

ậy hệ thực vật Yok Đôn mặc dù với số lượng loài nhỏ bởi t

í

nh đặc biệt của điều kiện tự nhiên nhưng lại có một v

n

gen cây có ích cao hơn hẳn các nơi khác khá phong phú và đa dạng. Để góp phần sử dụng bền vững các loài cây có ích, việc đánh giá số công dụng của từng loài đã được tiến hành. Qua bản danh lục cho thấy có 317 loài chỉ có một công dụng đó là: làm

thuốc: 241 loài, lấy gỗ: 46 loài, làm cảnh: 15 loài, ăn được 13 loài, lấy sợi và cho dầu đều có một loài. Tổng số các loài có hai công dụng là 177 (chiếm 21% số loài của hệ), một số đại diện như: Thanh táo (Justicia gendarussa), Mào gà dại (Celosia argentea), Mà ca lá lớn (Buchanania arborescens), Chiêu liêu ổi (Terminalia corticosa)... đặc biệt là số loài có nhiều hơn 3 công dụng cũng chiếm tới 72 loài (chiếm 8% số loài của hệ) với các đại diện như Củ mài lông (Dioscorea bulbifera), Nhàu núi (Morinda citrifolia.), Trám lá đỏ (Canarium subulatum)... Nhóm tài nguyên cây thuốc đáng quan tâm hơn cả với 476 loài (chiếm 55,74% tổng số loài toàn hệ) với nhiều loài cây thuốc quí và được sử dụng rộng rãi như: Cốt toái bổ (Drynaria fo

r

tunei), Nhàu (Morinda spp.), Ngũ gia bì (Schefflera spp.), Sâm bố chính (Hibiscus sagittaefolius)... Từ kết quả phân tích của đề tài này so với danh lục các loài cây làm thuốc trong các bài thuốc dân tộc được điều tra tại VQG Yok Đôn năm 2004 của tác giả Bảo Huy là 172 loài, chúng tôi đã bổ sung thêm 304 loài. Đặc biệt nổi tiếng là bài thuốc của ông Ma Coong với hai loài Hồng bì rừng (Clausena excavata) và Bán tràng (Hemidesmus indicus). Tài nguyên cây lấy gỗ: Đã thống kê được 158 loài, chiếm 18,5% tổng số loài trong toàn hệ, nhiều loài cho gỗ phong phú về số lượng cá thể cũng như độ tuổi của cây. Có nhiều loài câ

y

quý hiếm như: Cà te (Afzelia xylocarpa), các loại Cẩm lai (Dalbergia spp.), Giáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus), Gụ mật (Sindora siamensis) Săng lẻ (Largestroemia spp.), Cà chít (Shorea obtusifolia), Cẩm liên (Shorea siamensis), Kiền kiền (Hopea pierrei), Táu (Vatica spp.)... Ngoài ra, các nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ khác gồm có: Nhóm các loài ăn được: có 141 loài (16,51%) với các đại diện như Lộc vừng (Barringtonia spp.), Trám (Canarium spp.), X

o

ài rừng (Mangifera spp.), Bứa (Garcinia spp.)... Nhóm các cây làm cảnh: 57 loài (chiếm 6,67%) với các đại diện nổi tiếng thuộc về các loài Lan - Orchidaceae (chủ yếu các loài thuộc chi Dendrobium)... Nhóm các loài cho dầu chủ yếu là các loài họ Dầu - Dipterocarpaceae chiếm vai trò cực kỳ quan trọng. Nhóm loài có công dụng khác nữa chiếm  tỷ lệ rất thấp. Đa dạng nguồn tài nguyên cây quí hiếm cần ưu tiên bảo tồn Theo Sách đỏ Việt Nam: tổng số có 22 loài quí hiếm có nguy cơ bị đe doạ trong tự nhiên đã được thống kê, bao gồm: 

8

loài sẽ nguy cấp (cấp V) như Cà te (Afzelia xylocarpa), T

r

ắc mật (Dalbergia cochinchinensis), Dền trắng (Xylopia pierrei)...; 3 loài đang ở cấp bị đe doạ (cấp T) là: Gáo vàng (Adina cordifolia), Cốt toái bổ (Drynaria fortunei), Bò cạp núi (Tournefortia montana); 2 loài ở tình trạng hiếm (R) là Từ mỏng (Dioscorea membranacea) và Đạt phước (Millingtonia hortensis); 9 loài chưa đủ thông tin để khẳng định (K) với 7 loài là những cây gỗ đặc trưng của vùng như Gụ mật (Sindora siamensis), Xoay (Dialium cochinchinensis), Sao hải nam (Hopea hainanensis), Chiêu liêu nghệ (Terminalia nigrovenulosa), Thung (Tetrameles nudiflora), Lát hoa (Chukrasia tabularis) và Giáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus), ngoài ra còn có Rau sắng (Meliantha suavis) và Lười ươi (Scaphium macropodium). Có thể tóm tắt số lượng các loài cây của hệ thực vật VQG Yok Đôn được ghi tên trong Sách đỏ Việt Nam bằng công thức sau: 8V + 3T + 2R + 9K = 22 Theo tiêu chuẩn của IUCN 2000: có

1

6 loài, chiếm 1,89% trong tổng số loài thực vật của vườn: 5 loài nguy cấp (EN) như Cà te (Afzelia xylocarpa), Cẩm lai (Dalbergia oliveri)...; 4

l

oài sẽ bị nguy cấp (VU) như Dền trắng (Xylopia pierrei), Trắc mật (Dalbergia cochinchiensis)... 5 loài bị đe doạ nguy cấp (CR) như: Dầu lá bóng (Dipterocarpus turbinatus), Kiền kiền (Hopea siamensis), Sao hải nam (Hopea hainanensis)... Loài Xoay (Xylia xylocarpa) ở tình trạng đe doạ thấp (LR) và loài Trắc bàm (Dalbergia entadoides) chưa có thông tin chính thức về mức độ đe doạ (DD). Theo Nghị định 48/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2002 của chính phủ: đã xác định được 8 loài có tên trong danh mục thực vật hoang dã quí hiếm. Theo Công ước cấm buôn bán các loài

động thực vật hoang dã quí hiếm - CITES: chúng tôi đã thống kê được hai loài: Thiên tuế lược (Cycas pectinata) và Gắm núi (Gnetum montanum). Tr

o

ng đó, loài Thiên tuế lược (Cycas pectinata) đã được đưa vào từ năm 1977 và được khẳng định lại trong phụ lục I năm 1987. Loài Gắm núi (Gnetum montanum) với vùng phân bố chỉ giới hạn ở Đông Nam Á và có nhiều giá trị sử dụng nên ngay từ 1975 đã được đưa vào danh sách của CITES và được khẳng định lại trong phụ lục III/w năm 1984. Nguyên nhân đe dọa và giải pháp bảo vệ Qua phương pháp phân tích PRA và tiêu chuẩn 5WHYS, chúng tôi đã rút ra được các nguyên nhân và từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu phục vụ c

h

o công tác bảo tồn, kết quả thu được nh

ư

sau: - Nguyên nhân trực tiếp gây suy giảm nguồn tài nguyên thực vật ở VQG Yok Đôn: 1. Khai thác gỗ: Có trên 90% các hộ gia đình trong vùng chủ yếu lấy gỗ trong rừng về làm nhà cho bản

thân, khai thác gỗ mang lại nguồn thu nhập rất cao cho người dân: trung bình 6

.

000.000 đồng/m3, theo số liệu của kiểm lâm, trong 2 năm 2003, 2004  7,23m3 gỗ đã được bắt giữ. Trên cơ sở đánh giá theo phương pháp phỏng vấn người dân thì mức độ đe doạ do khai thác gỗ là 70%. 2. Lấn chiếm đất mở rộng diện tích canh tác: nhân dân trong vùng đã lấn chiếm và khai phái 6,29 ha rừng,. Đánh giá mức độ đe doạ là 10%. 3. Chăn thả gia súc và sự xâm lấn của các

loài ngoại lai: đánh giá mức độ đe doạ là 8%. 4. Lửa rừng: hàng năm vẫn xảy ra các vụ cháy rừng vào mùa khô, tuy nhiên mức độ và diện tí

c

h cháy thì không đáng kể. Đánh giá mức độ đe doạ là 7%. 5. Khai thác lâm sản ngoài gỗ:

c

hủ yếu là mây, củi, mật ong, măng, dược liệu, chai cục...chủ yếu là chai cục và dược liệu: Cà Chít (Shorea obtusa) và Cẩm liên (Pentacme siamensis)

,

. Hồng bì rừng (Clausena excavata) và Bán tràng (Hemidesmus indicus). Đánh giá mức độ đe dọa là 5%. - Nguyên nhân gián tiếp: 1.Áp lực dân số: theo số liệu thống kê năm 2002, dân số của 7 xã vùng đệm là 32.232 người gồm 15 nhóm dân tộc khác nhau. Như vậy, so với diện tích đất đa

i

sản xuất, trung bình mỗi

người dân chỉ có 0,183 ha. Diện tích đó quá thấp nên buộc họ phải tìm cách mở rộng diện tích bằng cách xâm lấn vào VQG. 2. Đói nghèo: Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người trong khu vực không những rất thấp như trên đã nói, thời vụ sản xuất chỉ tập trung vào 4 tháng (4,5,6 và 11) mà điều

k

iện đất canh tác bạc màu, rất xấu, khí hậu khắc nghiệt cho nên thu nhập bình quân đầu người / tháng là rất thấp (dao động từ 43.000 đồng đến 130.000 đồng). Các nguồn thu nhập chủ yếu là: nông nghiệp (43%), chăn nuôi (28%), nhận khoán quản lý bảo vệ rừng (16%), săn bắt động vật rừng (12%) và lâm sản ngoài gỗ (1%). ­Như vậy, so với thu nhập bình quân của Tỉnh thì ở Buôn Đôn thu nhập của người dân thấp hơn 1,5 lần. 3. Nhận thức của cộng đồng còn thấp: Kết quả điều tra PRA cộng đồng địa phương cho thấy 51% nhận biết được vai trò và tầm quan trọng của VQG Yok Đon, 21% biết Vườn nhưng không rõ

v

ề vai trò, 18,5 % không rõ ranh giới, 10 % không biết rõ Vườn ở đâu. Số lượng học sinh các cấp trong toàn vùng là 6967 học sinh, chỉ chiếm 0,21% tổng dân cư, như vậy là quá thấp. Nhiều trẻ em không thích đến trường, đặc biệt đã có thói quen vào rừng thu hái lâm sản ngoài gỗ, kiếm củi và chăn thả gia súc. Đây cũng là nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên rừng. 4. Hiệu lực pháp luật và chính sách: Hiệu lực thi hành pháp luật trong cộng đồng và cán bộ địa phương còn hạn chế, hành lang pháp lý còn chưa đủ mạnh. Năm 2003 và năm 2004 Hạt kiể

m

lâm của Vườn đã xử lý mức độ vi phạm hành chính là 12 vụ khai thác gỗ trái phép. Nhân lực kiểm lâm còn thiếu: 72 người so với tiêu chuẩn phải cần đến 115 người, như vậy chỉ chiếm 62,6% so với yêu cầu. 5. Ảnh hưởng của kinh tế thị trường: kinh tế thị trường đã thúc đẩy người dân xâm nhập vào rừng khai thác lâm sản để phục vụ nhu cầu của chính bản thân và gia đình. Lợi nhuận từ v

i

ệc khai thác lâm sản càng cao, đặc biệt là khai thác gỗ đã làm cho ngày càng có nhiều người vào rừng khai thác trộm. - Giải pháp bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật của VQG Yok Đôn: Phân tích 5WHYs, các giải pháp cần thực hiện. Từ bảng này, một số giải pháp đã được rút ra như sau: 1. Tăng cường g

i

áo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng và các cấp chính quyền địa phương (già làng ,trưởng bản,chính quyền cấp xã). Đưa cộng đồng tham gia vào giao khoán quản lý

bảo vệ rừng nhằm chia xẻ trách nhiệm, quyền lợi với công đồng và tạo tiếng nói chung trong công tác quản lý bảo vệ các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các loài quí hiếm. 2. Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật của lực lượng kiểm lâm và cộng đồng (đặc biệt là việc phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn). Bổ sung biên chế 43 người cho lực l

ư

ợng kiểm lâm của Vườn nhằm đáp ứng nhu cầu tổi thiểu về nhân sự theo quyết định 08/2001/QĐ-TTg. 3. Thay đổi tập quán sử dụng tài nguyên của cộng đồng bằng nhiều biện pháp khác nhau như qui hoạch lại đất đai, giao đất - giao rừng, xây dựng mô hình kinh tế hộ gia đình, xây dựn

g

trang trại, tạo ra các nghề phụ, khôi phục các nghề truyền thống... 4. Điều chỉnh nhu cầu thị trường, thay đổi thói quen sử dụng các mặt hàng lâm đặc sản từ rừng tự nhiên, tạo sản phẩm thay thế từ rừng trồng thông qua xây dựng trạng trại rừng và p

h

át triển nông lâm kết hợp trên địa bàn. 5. Kiểm soát tình trạng gia tăng dân số trong vùng, qui hoạch khu dân cư và vùng sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên. Lập kế hoạch di dời các cụm dân cư sống trong vùng lõi củ

a

Vườn. Kết luận - Tài nguyên có giá trị sử dụng: Hệ thực vật VQG Yok Đôn có tới 565 loài có ích chiếm tới 66,16%, trong đó làm thuốc: 476 loài, lấy gỗ 158 loài cây lấy gỗ, cây ăn được:

141 loài,

c

ây cảnh: 57 loài, bổ sung thêm 304 loài so với số liệu trước đó của tác giả Bảo Huy. - Tài nguyên cần ưu tiên bảo tồn tổng cộng có 36 loài quí hiếm: 22 loài theo Sách đỏ Việt Nam: 8 loài nguy cấp, 2 loài hiếm 3 loài bị đe doạ, 9 loài chưa biết chính xác; 16 loài t

h

eo IUCN 2000: nguy cấp có 5 loài, sẽ nguy cấp : 4 loài, bị đe doạ nguy cấp: 5 loài; 1 loài bị đe doạ thấp và 1 loài chưa biết thông tin cụ thể; có 8 loài ghi tên trong Nghị định 48 CP; 2 loài theo công ước CITES. - Nguyên nhân gây suy giảm nguồn tài nguyên thực vật: trực tiếp (khai thác gỗ, tái lấn chiếm đất canh tác trên nương rẫy, khai thác lâm sản ngoài gỗ, lửa rừng, sự xâm lấn của các

l

oài ngoại lai và chăn thả gia súc) và gián tiếp (áp lực dân số, đói nghèo, nhận thức thấp, hiệu lực pháp luật và chính sách chưa tốt và ảnh hưởng của kinh tế thị trường). - Giải pháp bảo tồn nguồn tài nguyên: tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng; Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân; thay đổi tập quán sử dụng

tài nguyên của cộng đồng, điều chỉnh nhu cầu thị trường, kiểm soát tình trạng gia tăng dân số trong vùng, qui hoạch khu dân cư và vùng sản xuất. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1996). Sách đỏ Việt Nam - Phần Thực vật, Tập II. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội; 2. Bộ Khoa học và công nghệ (2003).

T

ạp chí Hoạt động kh

o

a học, Mười năm Vườn Quốc gia Yok Đôn, Hà Nội; 3. Bộ Lâm nghiệp (1971 - 1988). Cây gỗ rừng Việt Nam, Tập, 1 - 7. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; 4. Bộ NN&PTNT và Birdlife International in Indochina với sự hỗ trợ tài chính của Đại sứ quán Vương Quốc Hà Lan, Hà Nội và Ngân hàng Thế giới (2004). Thông tin các khu bảo vệ và đề xuất ở Việt Nam, tập 2, miền Nam Việt Nam, Hà Nội; 5. Võ Văn Chi (1997). Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nxb Y Học, Tp. Hồ Chí Minh; 6. Chính phủ Việt Nam và Chương trình phát triển liên hiệp quốc, UNDP (1999). Văn kiện dự án PARC - VIE/95/G31&031, Hà Nội; 7. Gary J. Martin, 1997. Thực vật dân tộc học - Ethnobotany, vol 1. Nxb Nông nghiệp. Hà Nội; 8. Lê Hồng Hạnh (2001). Báo cáo xem xét năng lực thừa hành pháp luật và xác định nhu cầu đào tạo của các chủ thể quản lý bảo vệ các khu rừng đặc dụng, Dự án SPAM, Cục Kiểm Lâm; 9. Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2000). Cây cỏ Việt Nam, tập 1 - 3. Nxb Trẻ. Tp. Hồ Chí Minh; 10. Trần Đình Lý (1995). 1900 loài cây có ích. Nxb Thế Giới, Hà Nội; 11. Đỗ Tất Lợi (1995). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. In lần thứ VII. Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội; 12. Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (1971 - 1988). Cây gỗ rừng Việt Nam, Hà Nội; 13. The IUCN species survial Comission (2000). 2000 IUCN Red List of Threatened speciesTM. © International Union for the Conservation of Nature and Nature Resources. (CD).

Ngô Tiến Dũng, Nguyễn Nghĩa Thìn, Vũ Anh Tài, Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Thị Kim Thanh

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2024