Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

Thông tin cập nhật về đa dạng và tài nguyên thực vật của vườn quốc gia Yok Đôn - tỉnh Đắk Lắk

Cập nhật ngày 9/6/2008 lúc 11:23:00 AM. Số lượt đọc: 5065.

Từ sau khi mở rộng VQG theo Quyết định số 39/2002/QĐ-TTg ngày 18-3-2002 cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu bổ sung tính đa dạng hệ thực vật của Vườn trên toàn bộ diện tích 115. 545 ha. Chính vì vậy nhằm mục đích kiểm kê toàn bộ nguồn tài nguyên thực vật trên phạm vi mở rộng của vườn, chúng tôi tiến hành đề tài này với nội dung: Bổ sung và đánh giá lại tính đa dạng hệ thực vật Vườn Quốc gia Yok Đôn...

MỞ ĐẦU

VQG Yok Đôn được thành lập từ năm 1992 với tổng diện tích tự nhiên 58.200 ha thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk. VQG Yok Đôn, một hệ sinh thái đặc biệt đặc trưng cho đơn vị địa lý sinh học Tây Nguyên, là nơi có hệ sinh thái rừng thưa cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) điển hình cho miền Nam Việt Nam, nó còn là nơi trú ngụ của một số loài động vật nguy cấp mang tính toàn cầu như: Bò Xám (Bos sauveli), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Nai cà tông (Cervus eldi), Bò rừng (Bos banteng), Bò tót (Bosgaurus), Voi châu á (Elephas maximus), Hổ (Panthera tigris), Sói đỏ (Cuon alpinus) và Voọc vá (Pygathrius nemaeus). Do đó việc nghiên cứu về hệ thực vật ở đây có vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển bền vững nguồn tài nguyên thực vật cũng như làm cơ sở bảo tồn nguồn tài nguyên động vật vô cùng quí hiếm của vườn.

Những nghiên cứu về hệ thực vật VQG Yok Đôn từ trước đến nay chỉ có một số công trình trong phạm vi cũ của VQG (58.200 ha) như công trình điều tra “Thực vật VQG Yok Đôn” của Phân Viện Điều tra Qui hoạch Rừng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (2000). Đặc biệt là công trình của Nguyễn Nghĩa Thìn và Ngô Tiến Dũng (2003), Tính Đa dạng hệ thực vật VQG Yok Đôn đã công bố hệ thực vật Yok Đôn gồm 566 loài, 290 chi, 108 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch.

Từ sau khi mở rộng VQG theo Quyết định số 39/2002/QĐ-TTg ngày 18-3-2002 cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu bổ sung tính đa dạng hệ thực vật của Vườn trên toàn bộ diện tích 115. 545 ha. Chính vì vậy nhằm mục đích kiểm kê toàn bộ nguồn tài nguyên thực vật trên phạm vi mở rộng của vườn, chúng tôi tiến hành đề tài này với nội dung: Bổ sung và đánh giá lại tính đa dạng hệ thực vật Vườn Quốc gia Yok Đôn.

THỜI GIAN, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thời gian nghiên cứu: Được tiến hành trong năm 2004 với 3 đợt khảo sát thực địa và kế thừa số liệu của các nghiên cứu có trước.

Nguyên liệu: Toàn bộ các loài thực vật bậc cao có mạch thuộc VQG Yok Đôn thu thập được trong các đợt nghiên cứu trong năm 2004 và bản danh lục thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn và Ngô Tiến Dũng (2003).

Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành phân tích đánh giá tính đa dạng sinh học theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) và nguồn gen quí hiếm theo thang phân loại của IUCN (2002), SĐVN (1996) đồng thời so sánh với kết quả nghiên cứu gần đây nhất tại VQG Yok Đôn của Nguyễn Nghĩa Thìn và Ngô Tiến Dũng (2003).

Bảng 1. Đa dạng phân loại hệ thực vật VQG Yok Đôn

Kết quả nghiên cứu của đề tài

Ngành

Số họ

Số chi

Số loài

Lycopodiophyta

1

1

2

Polypodiophyta

9

15

18

Pinophyta

2

2

3

Magnoliophyta

117

460

831

Tổng

129

478

854

Kết quả kết thừa [7]

Polypodiophyta

6

6

6

Pinophyta

1

1

1

Magnoliophyta

101

283

559

Tổng

108

290

566

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Bổ sung tính đa dạng các bậc taxôn.

Qua phân tích, phân loại mẫu vật thu được trong qua trình thực hiện đề tài, kiểm tra tên khoa học và sắp xếp theo hệ thống của Brummitt (1992), chúng tôi bổ sung, cập nhật và đã xây dựng bảng danh lục thực vật Yok Đôn gồm một cách đầy đủ. Như vậy, hệ thực vật Yok Đôn cho đến nay gồm 854 loài thuộc 478 chi, 129 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch (xem bảng 1).

Bảng 2. So sánh các chỉ số đa dạng của hệ thực vật Yok Đôn trước và sau năm 2004

Các chỉ số

Trước 2004

Sau 2004

Chỉ số họ

5,24

6,62

Chỉ số chi

1,95

1,79

Số chi/Số họ

2,68

3,71

Tổng số

9,87

12,12

So sánh với số liệu về hệ thực vật của VQG Yok Đôn của Nguyễn Nghĩa Thìn và Ngô Tiến Dũng 2003, chúng tôi đã bổ sung cho danh lục thực vật Yok Đôn 288 loài, 188 chi, 21 họ và 1 ngành thực vật bậc cao có mạch (Ngành Thông đất - Lycopodiophyta).

Từ đó các chỉ số đa dạng của hệ thực vật Yok Đôn đã có những thay đổi được chỉ ra ở bảng 2. Chỉ số chi (số loài / số chi) có giảm bởi một lượng lớn các chi vừa được bổ sung cho hệ thực vật này (188 chi) nhưng chỉ số họ (số loài / số họ) và số chi trung bình của một họ lại tăng lên một cách đáng kể.

Bảng 3. Phân bố các loài theo công dụng của hệ thực vật Yok Đôn

STT

Các công dụng

Ký hiệu

Số loài

 

Thuốc (Medicine)

M

249

 

Ăn được (Food and foodstuffs)

F

42

 

Gỗ (Timber)

T

42

 

Cây cảnh (Ornamental)

Or

22

 

Thuốc độc (Medicine poisonous)

Mp

11

 

Dầu (Oil)

Oil

4

 

Sợi (Fibrine)

Fb

4

 

Tinh dầu (Essencial Oil)

E

1

Tổng các công dụng

375

Sau khi bổ sung 288 loài cho hệ thực vật Yok Đôn thì tính đa dạng các loài có giá trị sử dụng của hệ thực vật Yok Đôn đã được tăng lên (bảng 2). Tổng số cây có ích toan VQG là 375 loàim chiếm 44%, trong đó nhóm cây làm thuốc là nhiều nhất, với 249 loài, tiếp theo là nhóm cây lấy gỗ và ăn được (cho người và gia súc…): 42 loài; cây cảnh: 22 loài, khá phong phú về cá thể mà chưa được khai thác, có nhiều loài hoa đẹp nhưng chưa được ghi nhận về giá trị sử dụng như Sổ đất - Dillenia hookerii, Mía dò - Costus speciosus, Thập tử - Decaschistia harmandii

Bổ sung nguồn gen có nguy cơ đe doạ

Bảng 4. Danh sách các loài nguy cấp theo IUCN (2002) và Sách đỏ Việt Nam (1996)

Cà te

Afzelia xylocarpa

VU /V

Kiền kiền

Hopea siamensis

CR

Chò xanh

Anisoptera costata

VU

Kơ nia

Irvingia malayana

V

Gáo vàng

Adina cordifolia

T

Xoài quả to

Mangifera macrocarpa

DD

Gạo lông len

Bombax insignis

EN

Đinh

Markhamia stipulate

V

Găng gai cong

Canthium dicoccum

VU

Rau sắng

Meliantha suavis

K

Lát hoa

Chukrasia tabularis

K

Đạt phước

Millingtonia hortensis

R

Tuế lược

Cycas pectinata

V

Giáng hương trái to

Pterocarpus macrocarpus

K

Tuế chìm

Cycas immersa

V

Ươi

Scaphium macropodium

K

Trắc mật

Dalbergia cochinchinensis

EN

Cà đoong

Shorea roxburghii

CR

Trắc bàm

Dalbergia entadoides

EN

Gụ mật

Sindora siamensis

K

Cẩm lai vú

Dalbergia oliveri

EN

Chiêu liêu nghệ

Terminalia nigrovenulosa

K

Xoay

Dialium cochinchinensis

LR-nt/K

Thung

Tetrameles nudiflora

K

Từ mỏng

Dioscorea membranacea

Chi hùng

Thyrsanthera suborbicularis

V

Dầu con rái

Dipterocarpus alatus

VU

Bò cạp núi

Tournefortia montana

T

Dầu lá bóng

Dipterocarpus turbinatus

CR

Táu nước

Vatica diospyroides

CR

Cốt toái bổ

Drynaria fortunei

T

Táu ruối

Vatica odorata

EN

Sao hải nam

Hopea hainanensis

VU/K

 Dền trắng

Xylopia pierrei

V

Sao đen

Hopea odorata

DD

Tổng: 17 loài theo IUCN và 22 loài theo SĐVN

Trên cơ sở bảng danh lục và tiêu chuẩn xếp hạng cùng với theo IUCN (2000) và SĐVN (1996), toàn bộ hệ thực vật VQG Yok Đôn có 35 loài nguy cấp cần quan tâm bảo vệ. Theo thang phân loại IUCN có 17 loài trong đó 5 loài thuộc cấp độ EN (nguy cấp), 5 loài thuộc cấp VU (sẽ nguy cấp)… Theo SĐVN có 22 loài, trong đó có 7 loài được xếp vào hạng sẽ nguy cấp (V), 3 loài có nguy cơ bị đe doạ (T). So sánh với số liệu năm 2003 theo thang phân loại của SĐVN, chúng tôi đã bổ sung được 11 loài, trong đó có 4 loài thuộc cấp độ K (chưa biết chính xác), đó là Lát hoa - Chukrasia tabularis, Sao hải nam - Hopea hainanensis, Lười ươi - Scaphium macropodium, Thung - Tetrameles nudiflora; 2 loài thuộc cấp hiếm (R) là Đạt phước - Millingtonia hortensis và Từ mỏng - Dioscorea membranacea; 2 loài có nguy cơ đe dọa (T) là Cốt toái bổ - Drynaria fortunei và Bò cạp núi - Tournefortia montana và 3 loài nguy cấp (V) là Chi hùng - Thyrsanthera suborbicularis, Dền trắng - Xylopia pierrei và Tuế lược - Cycas pectinata.

KẾT LUẬN

  1. Tố số loài của hệ thực vật ở VQG Yok Đôn saukhi mở rộng đến này đết là 854 loài, 478 chi, 129 họ thuộc 4 ngành: Lycopodiophyta, Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta.
  2. Chỉ số đa dạng củ hệ thực vật ở VQG Yok Đôn là 12,12.
  3. Bổ sung so với công bố 2003: 288 loài, 188 chi, 21 họ, 1 ngành.
  4. Tổng số loài zây có ích trong toàn VQG là 375, chiếm 44% tổng số loài của hệ.
  5. 35 loài cây nguy cấp đã được phân loại trong đó 17 loài theo thang phân loại của IUCN (2002) và 22 loài theo SĐVN (1996).

Tài liệu tham khảo

  1. Brummitt R.K, 1992. Vascular Plant Families and Genera. Kew. Royal Botanic Gardens. (Anh văn)
  2. Brummitt R.K., C. E. Powell, 1992. Authors of Plant Names. Royal Botanic Gardens. Kew. (Anh văn)
  3. Chính phủ Việt Nam, Quyết định số 39/2002/QĐ-TTg ngày 18-3-2002, về việc mở rộng VQG Yok Don.
  4. Lecomte, H. (edit.), 1907 - 1952. Flore Générale de l'Indo-chine., I - VII, et suppléments. Masson et Cie, Editeurs, Paris. (Pháp văn)
  5. Richard B. Primack, 1999, Cơ sở sinh học bảo tồn, Nxb Khoa học kỹ thuật.
  6. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. NXB. Nông Nghiệp Hà Nội.
  7. Nguyễn nghĩa Thìn, 2004. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
  8. Nguyễn Nghĩa Thìn, Ngô Tiến Dũng, 2003. Tính đa dạng hệ thực vật VQG Yok Đôn, TC Hoạt động khoa học 1 (534):5 - 13
  9. Thái Văn Trừng, 1978. Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.
  10. Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, 2000. Thực vật Vườn Quốc gia Yok Đôn.

 

Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Anh Đức, Vũ Anh Tài, Nguyễn Thị Kim Thanh, Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngô Tiến Dũng, Vườn Quốc gia Yok Đôn, Đăk Lăk

 

 

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2024