Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > HỆ THỰC VẬT

Đánh giá mối quan hệ thân thuộc giữa hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng và các hệ thực vật khác

Cập nhật ngày 9/6/2008 lúc 11:33:00 AM. Số lượt đọc: 916.

Khi đánh giá mức độ giống nhau giữa các hệ thực vật, dựa vào công thức tính chỉ số giống nhau của Sorensen (Southwood, 1978, ghi theo Anne E. Magurran, 1991), theo công thức này, jN là số taxon giống nhau của hai hệ thực vật còn aN và bN là tổng số taxon của mỗi hệ thực vật đó, CN là chỉ số thân thuộc:

Theo lý thuyết, chỉ số CN = 1 tương ứng với hai hệ thực vật có thành phần taxon giống hệ nhau và CN = 0 khi hai quần xã đó không có một taxon nào giống nhau, chỉ số tương đồng này tăng từ 0 đến 1 đồng nghĩa với tính tương đồng của hai hệ thực vật tăng lên. Cho rằng nếu giới hạn của giá trị CN từ 0 đến 0,5 thì hai đối tượng so sánh có quan hệ không gần gũi nhau còn nếu giá trị này lớn hơn 0,5 thì hai đối tượng đó có quan hệ gần gũi với nhau.

Đối tượng so sánh đánh giá

Phong Nha - Kẻ Bàng mặc dù là một VQG mới được chuyển hạng (12/2001) nhưng nó có một vai trò rất quan trọng trong hệ thống các VQG, KBT của khu vực Bắc Trung Bộ với diện tích 98.000 ha vùng lõi và hơn 45.000 ha vùng đệm, Phong Nha - Kẻ Bàng được xem như là VQG lớn nhất trên toàn quốc hiện nay. Với sự đa dạng về địa hình (núi đá vôi, núi đất, đất ngập nước…), vi khí hậu, chế độ thủy văn, thổ nhưỡng… Phong Nha - Kẻ Bàng còn là một trung tâm đa dạng sinh học quan trọng của giải Trường Sơn, miền Trung Việt Nam. Do vậy việc tìm hiểu mối quan hệ về thành phần taxon cấu trúc hệ thực vật của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng bằng cách so sánh với các VQG, KBT gần gũi về mặt địa lý (cùng thuộc giải Trường Sơn - miền Trung Việt Nam) như VQG Pù Mát về phía Bắc, VQG Bạch Mã và KBT Bà Nà về phía Nam và các VQG, KBT xa hơn như VQG Sa Pa - Hoàng Liên, KBT Hữu Liên ở phía Bắc cùng với VQG Yok Đôn và VQG Cát Tiên ở phía Nam sẽ phần nào có thể nói lên tính đa dạng của hệ thực vật nơi này.

Quan hệ của Phong Nha - Kẻ Bàng và Pù Mát

Mối tương quan hệ của Phong Nha - Kẻ Bàng về mức độ loài so với VQG là Pù Mát: có đến 45% số loài của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là những loài cũng phân bố ở VQG Pù Mát do đó chỉ số thân thuộc ở cấp độ loài giữa hai hệ thực vật này là 0,38. Nếu theo mức ý nghĩa của chỉ số thì hai hệ thực vật có mối quan hệ trung bình.

Bảng 1. Chỉ số tương đồng loài của hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng với Pù Mát


Bậc quan hệ       PN - KB     Pù Mát      Trùng nhau      Chỉ số S
Loài                    2393        2494           
Chi                     822          931
Họ                      174          204
 
 
Tuy nhiên nếu chỉ xem xét ở mức độ loài thì thấy rằng mức độ thân thuộc của chúng thấp nhưng ở mức độ chi và cao hơn nữa là mức độ họ thì thấy rằng chỉ số đó là khá cao. Có đến 78% số họ và 71% số chi của Phong Nha - Kẻ Bàng cũng là các họ, các chi có mặt ở Pù Mát, do đó ở mức độ họ và chi thì có thể nói rằng hai hệ thực vật này là rất khá thân thuộc với nhau. Điều đó có thể giải thích phần nào là do mỗi họ gồm nhiều chi và mỗi chi có nhiều loài do đó ở các taxon cấp càng lớn thì vùng phân bố càng lớn nên các hệ thực vật khác nhau nhiều ở cấp loài, chỉ số thân thuộc cấp họ thấp nhưng lại có chỉ số ở cấp họ và chi khá cao.

Quan hệ của Phong Nha - Kẻ Bàng và Bạch Mã

Không giống như mối quan hệ của Phong Nha - Kẻ Bàng đối với Pù Mát, Phong Nha - Kẻ Bàng và Bạch Mã có mối quan hệ ở cấp độ loài là trung bình (0,35) trong khi đó ở cấp độ chi và họ thì đều thể hiện mối quan hệ khá gần gũi (bảng 2). Điều đó cho thấy mặc dù Phong Nha - Kẻ Bàng cũng nằm gần Bạch Mã về mặt địa lý như Pù Mát nhưng rõ ràng chúng có mối quan hệ không tương tự nhau, mặc dù điều kiện tự nhiên khá giống nhau và lịch sử hình thành là chung nhau, đều là sự hình thành của hệ thực vật Bắc Trường Sơn nhưng Phong Nha - Kẻ Bàng và Pù Mát bởi có diện tích rộng hơn nên số loài lớn hơn nhiều so với Bạch Mã và do đó chúng phần nào thể hiện mức độ tương đồng với nhau nhiều hơn.

Bảng 2. Chỉ số tương đồng loài của hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng với Phong Nha - Kẻ Bàng

Bậc quan hệ     PN - KB      Bạch Mã       Trùng nhau     Chỉ số S
Loài                  2393         1759            732                 0,35
Chi                    822          765               508                 0,64
Họ                    174           192              143                  0,78 

Quan hệ của Phong Nha - Kẻ Bàng và Bà Nà

Bà Nà là khu hệ thực vật có thể nói là rất gần gũi với Phong Nha - Kẻ Bàng về mặt địa lý, tuy nhiên do sự chia cắt của đèo Hải Vân và đây cũng là yếu tố làm thay đổi tính chất của khí hậu giữ hai miền Nam - Bắc của giải Trường Sơn. Nằm trên ranh giới của hai nơi khác nhau đó, Bà Nà và Phong Nha - Kẻ Bàng có thể được coi như là sự giao thoa của hai yếu tố: hệ thực vật phía Bắc (Phong Nha - Kẻ Bàng) và hệ thực vật phía Nam (Bà Nà) của giải Trường Sơn.

Tuy nhiên, không giống như những gì chúng ta mong đợi, hệ thực vật Bà Nà và hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng chỉ có 363 loài trùng nhau, số loài đó chỉ chiếm 21% số loài của Phong Nha - Kẻ Bàng, chỉ số thân thuộc đạt 0,26. Như vậy hai hệ thực vật này rõ ràng khác xa nhau về thành phần loài mặc dù ở mức độ chi và đặc biệt là mức độ họ chúng có chỉ số thân thuộc rất cao, có thể nói rằng hầu hết các họ thực vật có ở Bà Nà thì cũng có ở Phong Nha - Kẻ Bàng (151 / 156, bảng 3). Điều đó cho thấy sự chia cắt về địa hình và qua đó làm thay đổi khí hậu có phần rất quan trọng trong việc hình thành hệ thực vật.

Bảng 3. Quan hệ của hai hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng và Bà Nà

Bậc quan hệ          PN - KB        Bà Nà    Trùng nhau     Chỉ số S  
Loài                       2393           1030        
Chi                         822             542
Họ                         174              156

Quan hệ của Phong Nha - Kẻ Bàng và Yok Đôn

Hệ thực vật của VQG Yok Đôn mặc dù cũng có vị trí địa lý khá gần với Phong Nha - Kẻ Bàng nhưng cũng giống như với Bà Nà, nó bị chia cắt với Phong Nha - Kẻ Bàng bởi chính đèo Hải Vân và do đó nó là đại diện của hệ thực vật ở phía Nam của dãy Trường Sơn. So sánh về thành phần loài của hệ thực vật ở VQG Yok Đôn với hệ thực vật của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng thấy rằng hai hệ thực vật này có số loài giống nhau rất ít, còn ít hơn cả số loài giống nhau giữa Phong Nha - Kẻ Bàng và Bà Nà: 296 loài, chiếm 17% số loài của Phong Nha - Kẻ Bàng. Chỉ số thân thuộc là rất thấp, thể hiện mối quan hệ không gần gũi với nhau. Tuy rằng ở mức độ chi thì chỉ số thân thuộc của Yok Đôn với Phong Nha - Kẻ Bàng cũng thấp như của Bà Nà và Phong Nha - Kẻ Bàng nếu so sánh với chỉ số đó giữa Phong Nha - Kẻ Bàng với Pù Mát hay Phong Nha - Kẻ Bàng nhưng ở cấp độ họ thì rõ ràng chúng có mối quan hệ cũng tương tự nhau. Như vậy trên toàn giải Trường Sơn thì về mức độ họ, Phong Nha - Kẻ Bàng có mối quan hệ gần như là tương đồng với các hệ thực vật khác.

Bảng 4. Quan hệ của hai hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng và Yok Đôn

Bậc quan hệ      PN - KB      Yok Đôn      Trùng nhau      Chỉ số S
Loài                   2393          
Chi                     822
Họ                      174

Quan hệ của Phong Nha - Kẻ Bàng và Hữu Liên

So với Hữu Liên, Phong Nha - Kẻ Bàng rất xa về mặt địa lý cũng như khí hậu và thủy văn, một bên đại diện cho hệ thực vật miền Bắc, hệ thực vật phát triển trên đất đá vôi chiếm phần lớn và một bên đại diện cho dải Trường Sơn, hệ thực vật phát triển trên đất đá vôi không nhiều. Sự khác biệt đó dẫn đến hai khu hệ này chỉ có 173 loài giống nhau (10% số loài của Phong Nha - Kẻ Bàng) và chỉ số thân thuộc 0,1 cho thấy chúng thực sự không có mối quan hệ nào đáng kể. Các loài chung nhau của hai khu hệ này có lẽ cũng chỉ là những loài có vùng phân bố rộng chung cho toàn hệ thực vật Việt Nam mà thôi. Tuy nhiên cung cần nhấn mạnh rằng ở cấp độ họ thì chỉ số thân thuộc của hai hệ thực vật là khá cao mặc dù còn thấp hơn một chút so với chỉ số của Phong Nha - Kẻ Bàng với các hệ thực vật trên giải Trường Sơn..

Bảng 5. Quan hệ của hai hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng và Hữu Liên

Bậc quan hệ       PN - KB     Hữu Liên      Trùng nhau     Chỉ số S
Loài                     2393        1850
Chi                       822          755
Họ                       174          165

Quan hệ của Phong Nha - Kẻ Bàng và Hoàng Liên

Sự khác nhau của Phong Nha - Kẻ Bàng với Hữu Liên thể hiện là hai khu vực đại diện cho hai hệ thực vật miền Bắc và miền Trung nhưng giữa hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng và hệ thực vật Sa Pa Hoàng Liên tuy rằng cũng khác xa nhau về mặt địa lý, cũng là một khu hệ ở miền Trung và một khu hệ ở miền Bắc nhưng số loài giống nhau giữa chúng lại cao hơn so với Hữu Liên, có 270 loài chung nhau giữa hai hệ thực vật, chiếm 15% số loài của Phong Nha - Kẻ Bàng. Như vậy ngoài những loài có vùng phân bố rộng phủ lên cả hai miền thì giữa Phong Nha - Kẻ Bàng và Hoàng Liên có những loài khác mà qua đó phần nào cho thấy mức độ tương đồng ít nhiều về điều kiện tự nhiên và sinh cảnh của hai hệ thực vật.

Bảng 6. Quan hệ của hai hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng và Hoàng Liên

Bậc quan hệ            PN - KB          Hoàng Liên       Trùng nhau       Chỉ số S
Loài                         2393              2024
Chi                          822                774
Họ                           174               202

tuy nhiên ở cấp độ chi và họ thì sự khác biệt của hai hệ thực vật lại thể hiện rất rõ, chỉ có 46% số chi và số họ của Phong Nha - Kẻ Bàng trung với các chi các họ của Hoàng Liên. Với một hệ thực vật đặc biệt như Hoàng Liên thì việc có các họ đặc trưng cho vùng á nhiệt đới núi cao, ôn đới sẽ làm cho nó khác biệt với các hệ thực vật khác. Chỉ có những loài, chi và họ của vùng nhiệt đới mới có thể là những cầu nối cho hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng và Sa Pa Hoàng Liên được mà thôi.

Quan hệ của Phong Nha - Kẻ Bàng và Cát Tiên

Hệ thực vật VQG Cát Tiên là đại diện cho hệ thực vật khu vực miền Nam được làm đối tượng để so sánh với hệ thực vật của Phong Nha - Kẻ Bàng. Với tổng số 358 loài giống nhau của hai khu vực, hệ số thân cận giữa chúng ở cấp độ loài là 0,23 trong khi đó hệ số chi đạt 0,51 và ở cấp độ họ thì chỉ số thân cận là 0,67. Hệ thực vật như Cát Tiên rõ ràng là một hệ thực vật nhiệt đới điển hình, đại diện cho hệ thực vật miền Nam Việt Nam, các chỉ số trên đều cho thấy hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng có quan hệ ít nhiều thân cận với hệ thực vật này. Điều đó cho thấy Phong Nha - Kẻ Bàng cũng là hệ thực vật có tính chất nhiệt đới. Mức độ giống nhau đó tương đồng với mối quan hệ của Phong Nha - Kẻ Bàng và các khu hệ thực vật ở ngay sát phía nam đèo Hải Vân là Bà Nà và Yok Đôn.

Bảng 7. Quan hệ của hai hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng và Cát Tiên

Bậc quan hệ         PN - KB      Cát Tiên       Trùng nhau       Chỉ số S
Loài                      2393          1403
Chi                       822             716
Họ                        174            174

Đánh giá về hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng bằng các mối quan hệ

Hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng, bằng việc so sánh thành phần các taxon để xác định mức độ thân thuộc với các hệ thực vật khác đã cho thấy nó có quan hệ gần gũi với các hệ thực vật ở miền Trung, trên giải Trường Sơn, đặc biệt là các khu hệ thuộc phía Bắc như Pù Mát và Phong Nha - Kẻ Bàng. Đối với các khu hệ thực vật ở phía Nam giải Trường Sơn, do sự chia cắt về địa hình và tạo nên sự khác nhau về chế độ khí hậu bởi đèo Hải Vân nên các hệ thực vật ở hai bên đèo ít nhiều không có được mối quan hệ thân thuộc giống như ở phía Bắc của đèo. Với các hệ thực vật ở khu vực miền Bắc Việt Nam, hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng có quan hệ rất ít, chủ yếu là những taxon có phân bố rộng là chung cho hai khu vực, ở Sa Pa Hoàng Liên tuy có nhiều loài giống nhau với Phong Nha - Kẻ Bàng hơn là của Hữu Liên và qua đó thì chỉ số thân cận ở cấp độ loài cao hơn nhưng vì có Hoàng Liên là một khu hệ đặc biệt và có tính chất của vùng á nhiệt đới núi cao, ôn đới nên ở các taxon cao hơn, chỉ số thân thuộc với Phong Nha - Kẻ Bàng là rất thấp. So sánh với phía Nam, hệ thực vật Cát Tiên được đánh giá là có mối quan hệ với Phong Nha - Kẻ Bàng cũng giống như nó nằm cùng trong giải Trường Sơn vậy. Điều đó cho thấy mặc dù trong khu vực, hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng có thiên hướng nghiên về phía Bắc của khu vực miền Trung nhưng trên toàn quốc thì có lẽ nó mang tính chất nhiệt đới điển hình của các khu hệ thực vật miền Nam Việt Nam.

Bảng 8. Tổng kết các chỉ số quan hệ của hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng với các VQG và KBT khác

Bậc quan hệ   Bạch Mã    Pù Mát    Yok Đôn     Bà Nà    Hoàng Liên   Hữu Liên     Cát Tiên
Loài                0,35          
Chi                 0,64
Họ                  0,78

Tài liệu tham khảo


Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời, 1998. Đa dạng thực vật có mạch vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Pan. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội.

Nguyễn Nghĩa Thìn - Mai Văn Phô (chủ biên) và tập thể, 2003. Đa dạng hệ Nấm và thực vật VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Nghĩa Thìn - Nguyễn Thanh Nhàn, 2004. Đa dạng thực vật VQG Pù Mát. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Nghĩa Thìn - Ngô Tiến Dũng và tập thể, 2005. Đa dạng thực vật VQG Yok Đôn, một hệ sinh thái đặc biệt ở Tây Nguyên. (sách đang hoàn thiện bản thảo).

Nguyễn Nghĩa Thìn và tập thể, 2003. Báo cáo tổng kết công trình nghiên cứu khoa học cơ bản Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, đề tài “Điều tra, đánh giá tính đa dạng sinh vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha”. Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.

Nguyễn Nghĩa Thìn và tập thể, 2003. Báo cáo tổng kết công trình nghiên cứu khoa học trọng điểm Đại học Quốc gia Hà Nội, đề tài “Điều tra, đánh giá tính đa dạng sinh vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn”. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Vũ Anh Tài, 2002. Khóa luận tốt nghiệp hệ đại học chính qui, chuyên ngành thực vật học, đề tài “Đánh giá tính đa dạng hệ thực vật có mạch ở vùng lõi của vườn quốc gia Cát Tiên”. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Nguyễn Nghĩa Thìn và tập thể, 2003. Đề tài nghiên cứu cơ bản, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, “Nghiên cứu đa dạng sinh vật ở KBTTN Bà Nà, thành phố Đà Nẵng”, đề tài nhánh: “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật KBTTN Bà Nà”. Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.

Anne E. Magurran, 1991, Ecological Diversity and Its Measurement. Chapman and Hall, London, New York, Tokyo, Melbourne, Madras. Trang 92 – 96.

anhtai.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2025