Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > TIN TỨC CHUNG - THỜI SỰ

Trái cây xuất khẩu và động lực thành công 'GAP': 'Anh cả' thanh long

Cập nhật ngày 17/12/2008 lúc 9:42:00 PM. Số lượt đọc: 433.

Thanh long là loại trái cây được tổ chức sản xuất thành công đầu tiên theo chương trình “Thực hành nông nghiệp tốt - GAP” ở mức trên 100 ha. Động lực nào giúp các nhà vườn thành công trong việc sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn GAP là vấn đề được người sản xuất, nhà quản lý rất quan tâm

phan loai thanh long

Chợ Thanh long ở địa phương

Vườn Thanh long

Sự kiện trái thanh long Eurep GAP được cấp visa vào Mỹ đã đem lại một hiệu ứng tích cực để thúc đẩy sản xuất trái cây chất lượng cao và an toàn thực phẩm, để từ tiền đề này, ngành nông nghiệp có kinh nghiệm áp dụng cho các loại trái cây khác trên cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. 

Tính đến tháng 12/2007 có 117,7 ha thanh long nhận được văn bằng chứng nhận GAP, trong đó có 1 HTX, 1 công ty và 3 trang trại, tất cả đều thuộc tỉnh Bình Thuận. Ngoài ra, có 191 ha thanh long của Tiền Giang và Long An là “ứng viên thực hiện GAP”. Vận dụng tài liệu hướng dẫn sản xuất trái cây GAP của Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam - SOFRI (cũng là cơ quan biên soạn Việt GAP của Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn), các cơ quan khuyến nông ba tỉnh trồng thanh long đã hướng dẫn, tổ chức các trang trại, tổ tự nguyện, hợp tác xã, cố gắng đưa thanh long lên một vị thế mới về chất lượng sản phẩm.

Hiện tại, tuy chỉ có 117,7 ha được cấp văn bằng chứng nhận GAP, thanh long là ngành hàng cây trồng có diện tích cao nhất nhận văn bằng chứng nhận “Thực hành nông nghiệp tốt - GAP”. Những lô hàng thanh long có văn bằng chứng nhận GAP sẽ mở ra hướng xuất khẩu thanh long vào các thị trường lớn. Sau những nỗ lực đàm phán để thực hiện các Hiệp định thương mại WTO, Hiệp định SPS, ngày 30/7/2008, Hoa Kỳ công bố chấp nhận nhập khẩu thanh long Việt Nam có chứng nhận Eurep GAP, tất nhiên có kèm theo các yếu tố về hồ sơ sản phẩm, bao bì, đóng gói, xử lý nhiệt hay chiếu xạ. Vận chuyển và “giá cạnh tranh” cũng là các yếu tố không kém quan trọng của các thương vụ xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp trong môi trường thương mại toàn cầu.

Nếu so với tổng diện tích thanh long Bình Thuận, thanh long có chứng nhận Eurep GAP chỉ tương ứng 1,2%. Về sản lượng, mới chỉ có trên dưới 4.000 tấn được quyền công bố tiêu chuẩn sản xuất GAP để vào thị trường các nước chấp nhận thanh long Eurep GAP. Điều này có nghĩa, thanh long xuất khẩu sang châu Âu, châu Mỹ vẫn ở mức rất thấp. Nếu chưa tổ chức hàng loạt các trang trại, tổ, hợp tác xã sản xuất thanh long GAP thực sự thì dù cơ hội xuất khẩu thanh long vào Mỹ và châu Âu đã xuất hiện nhưng vẫn chưa thực sự phát huy như với trái kiwi của Tân Tây Lan và nhãn Ido của Thái Lan
 

 

(theo binhthuan.org.vn)

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2024