Nghiên cứu trên là giải pháp tốt cho khu vực ĐNA, nơi đất canh tác bị nhiễm độc nặng, nhất là arsenic.
Ảnh minh họa
Theo giáo sư nông học Om Parkash, để tạo ra giống lúa này nhóm đề tài đã tiến hành tăng cường một số gen giúp cho cây lúa có thể kháng lại arsenic và các loại kim loại độc hại và nhờ quá trình chuyển gen nên giống lúa mới hấp thụ các độc tố ít hơn và có năng suất cao 6-7 lần, an toàn cho sức khoẻ con người.
Cũng qua nghiên cứu nhóm đề tài còn phát hiện thấy sở dĩ đất canh tác tại khu vực châu Á bị ô nhiễm là do nguồn nước giếng khoan có chứa hàm lượng arsenic cao, vượt quá ngưỡng quy định và khi dùng để tưới ruộng nó sẽ dồn lên lớp đất mặt nơi cây trồng dễ tiếp cận, nó có thể thâm nhập vào nhiều bộ phận trong cây trồng, kể cả củ quả, hạt và đây là nguồn độc tố gây bệnh ung thư rất cao. Ngoài ra arsenic còn có mặt ở các sản phẩm phụ như rơm rạ, lá, vỏ và khi động vật ăn vào sẽ tích lại trong thịt, sữa và trứng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy tại vùng Tây Bengal và Bangladesh hiện có trên 300.000 người mắc bệnh ung thư do nhiễm độc arsenic có trong nguồn nước. Hiện nay nhóm đề tài đang tiến hành những công việc tiếp theo để thương phẩm hoá công nghệ nói trên, sử dụng gen vừa phát hiện cấy vào cho các giống lúa hiện có để tạo ra những giống mới đưa vào sản xuất đạt trà