Dự án này được thực hiện bởi một nhóm các chuyên gia ở đại học tổng hợp Washington Mỹ (UOW) đứng đầu là bà Sharon Doty.
Trọng tâm của nghiên cứu này là dùng cây trồng để làm sạch các chất ô nhiễm thông qua kỹ thuật phytoremediation, sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, rẻ hơn gấp 10 lần so với các công nghệ khác, đặc biệt là không gây hại, gây phá huỷ và để lại các phản ứng phụ.
Chính nhờ yếu tố chi phí thấp nên rất phù hợp với những khu vực có mức độ ô nhiễm nặng cần tới nguồn chi phí cao.
Ảnh minh họa "phương thuốc thực vật"- phytoremediation
Một trong những loại cây chuyển đổi gen thích hợp nhất cho mục đích nói trên là các loại thông, bạch dương và qua các thí nghiệm cho thấy những loại cây trồng này có thể làm sạch tới trên 91% hoá chất trichloroethylene, hoá chất rất phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước ngầm tại Mỹ hiện nay (trên 1.200 cơ sở bị ô nhiễm nặng và 500.000 cơ sở ô nhiễm mức trung bình). Trong khi đó các loại thông, bạch dương nếu không qua kỹ thuật chuyển đổi gen chỉ đạt mức không quá 3%. Còn thông, bạch dương đã qua chuyển đổi gen lại tạo ra rất nhiều loại enzyme và có cường độ làm việc mạnh hơn, nhanh hơn trong việc bẻ gãy các phân tử độc hại thành các sản phẩm phụ vô hại với tần suất cao hơn 100 lần so với những loại cây trồng thông thường.
Ngoài việc khử tricholoroethylene, cây trồng đã qua chuyển đổi gen còn có tác dụng khử loại độc tố khác như choloroform có trong nước, carbon tetrachloride, vinyl chloride- hợp chất thường được dùng trong sản xuất nhựa plastic, gây ung thư rất mạnh.
Ngoài ra các loại cây trồng đã qua chuyển đổi gen còn có khả năng khử các chất tricholoroethylene dạng khí, benzen dạng khí hay còn gọi là các chất ô nhiễm không khí, thủ phạm gây ra nhiều loại bệnh nan y nguy hiểm cho con người.
Cùng với việc tạo ra các loại thông, bạch dương có khả năng "ăn" các chất ô nhiễm, các chuyên gia ở UOW còn phối hợp với nhóm đề tài ở Đại học York của Anh tạo ra những loại cây trồng có thể khử được các chất gây nổ độc hại hay còn được gọi là chất RDX, một loại hợp chất có thể gây nhiễm độc cả nguồn đất lẫn nguồn nước và tự nó rất khó phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Qua nghiên cứu nhóm đề tài đã tìm ra một loại khuẩn có thể bẻ gãy RDX bằng cách di chuyển trong đất. Các nhà khoa học đã cách ly được các gen khử độc và đưa nó vào hạt của cải xoong (Arabidopsis thaliana), giống cải này có khả năng làm sạch các chất RDX nhanh hơn rất nhiều so với các loại cây trồng truyền thống. Có thể bẻ gãy nhanh RDX thành các chất metalotes không độc và sử dụng các chất này giống như nguồn đạm nitơ.
Dự kiến tới đây người ta sẽ lai tạo một số loại cây trồng khác như thông, các loại cỏ có mang gen này giống như cải xoong để trồng ở những nơi có nguồn ô nhiễm RDX cao.