Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC

Tính đa dạng thực vật ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ

Cập nhật ngày 28/4/2009 lúc 5:39:00 PM. Số lượt đọc: 5604.

Vấn đề đa dạng sinh học đang là vấn đề có tính chiến lược trên phạm vi toàn thế giới. Để góp phần đánh giá và bảo tồn tính đa dạng sinh học trên phạm vi cả nước chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ thuộc tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên.

Đây là vùng chạy dọc theo ven biển Nam Trung Bộ có phía Đông dốc tiếp nối với biển Đông với nhiều vực sâu, phía Tây thoai thoải, vùng này có 4 đỉnh cao trên 1000m: Vọng Phu, Hòn Me, Hoàn Con, Hoàn Giao.

Nhìn chung, về địa hình địa mạo, địa chất, thổ nhưỡng và khí hậu, thủy văn có thể được chia ra làm 2 tiểu khu: Tiểu khu 1 phía Bắc đèo Cả, nơi đây có địa hình thoai thoải, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc và gió Lào. Tiểu khu 2 từ đèo Cả đến Cam Ranh có đại hình chia cắt mạnh, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió Lào.

Nhiệt độ trung bình trong vùng là 26oC. Lượng mưa 1580 - 1670mm cao nhất ở Hòn Bà đạt tới 3748mm. Độ ẩm 80%, độ bốc hơi 700 - 1000mm. Nhìn chung vùng này được chia là 2 mùa: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8. Nhiệt độ hàng năm có 2 cực đại và 2 cực tiểu. Đất lâm nghiệp chiếm 679,516 ha trong đó 293,301 ha còn rừng bao phủ và rừng tự nhiên chiếm 285,914 ha.

Đa dạng về thành phần loài

Kết quả bước đầu, chúng tôi đã thống kê 1035 loài thuộc 599 chi, 161 họ thực vật có mạch thuộc nhành dương xỉ, hạt trần, hạt kín. Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta chiếm 21,4% số loài cả nước (138/644). Ngành hạt trần chiếm 17,5% số loài cả nước (11/63), đặc biệt ở đây phổ biến Tuế lá dừa Cycas rumphii cao tới 6m, đường kính tới 10cm, lá dài 60-70cm có khi 1m, lá tập trung ở đỉnh tỏa đều, thưa thaongs rất đẹp. Loài mọc ở Sơn Hoà (khu C Rông Trai), Vạn Ninh (Đèo Cả), đất trống ven biển.. Loài thông lá dẹt Pinus krempfii một loài cây đặc hữu, quý hiếm của nước ta chỉ mới tìm thấy ở Vọng Phu và Lâm Đồng. Độ cao 900 - 1000m vùng Hòn Bà  (huyện Hòa Khánh) gặp Thông nàng (Podocarpus imbrricatus), Kim giao (P. fleuryi) và thông tre trung (P. annamensis) mới phát hiện ở Hòn Chông, huyện Đồng Xuân. Vùng núi huyện Khánh Sơn từ 700 - 800m gặp rau bép (Gnetum gnemon var. griffithii).

Ngành Hạt kín chiếm vị trí quan trọng nhất là thành phần loài, trữ lượng gỗ giá trị kinh tế và sử dụng nó. Nó chiếm 9% số loài ở đây (887/9812) gồm lớp Hai lá mầm chiếm 7,6% và Một lá mầm chiếm 1,4%.

Các họ đa dạng

Anacardiacea           14 loài

Caesalpiniaceae        16 loài

Annonaceae             14 loài

Ebenaceae               17 loài

Apocynaceae            23 loài

Elaeocarpaceae        10 loài

Asteraceae              19 loài

Euphorbiaceae          74 loài

Fabaceae                 14 loài

Fagaceae                31 loài

Mimosaceae            15 loài

Moraceae                23 loài

Myrsinaceae             23 loài

Myrtaceae               15 loài

Rubiaceae                32 loài

Rutaceae                 25 loài

Sapindaceae             11 loài

Sterculiaceae            11 loài

Verbenaceae            27 loài

Arecaceae               24 loài

Cyperaceae              20 loài

Orchidaceae             99 loài

Poaceae                  29 loài

Các chi đa dạng

Ardisia 19, Ficus 18, Lithocarpus 12, Castanopsis 12, Phyllanthus 10, Syzygium 9, Fimbristylis 8, Mallotus 8, Diospyros 7, Elaeocarpus 7, Capparis 7, Symplocos 7, Quercus 7, Croton 6, Dioscorea 6, Pandanus 6, Smilax 6, Randia 5, Hibiscus 5, Antidesma 5, Blumea 5, Clerodendron 5.

Trên cơ sở thống kê và nghiên cứu thực địa, chúng tôi thấy có sự khác nhau giữa hai tiểu khu:

Bắc Đèo Cả

Một số loài tập trung khá nhiều cá thể và chúng được coi như các loài đặc trung cho tiểu khu bắc Đòe Cả. Đó là Guỳnh lá nhỏ - Tarrietia pariflora, Dó gạch - Aquilaria sp., Dầu đọt đỏ - Dipterocarpus grandiflorus, Quế - Cinnanomum cassia, Ddu móc - Baccaurea silvertris, Chò chai - Parashorea stellata, Gặng mây - Antheroporum pierrei.

Nam Đèo Cả

Được đặc trưng Microstemon poilanei, Cách miên - Prema cambodia, Mun - Diospyros mun, Trắc dây - Dalbergia annomensis, Thông hai lá Pinus merkusiana.

Đa dạng về nguồn cây có ích

Những họ cung cấp gỗ cho nền kinh tế 

Ở vùng Nam Trung Bộ như Thầu dầu - Euphorbiaceae, Đậu - Fabaceae, Cà phê - Rubiaceae, Dẻ - Fagaceae, Dâu tằm - Moraceae, Thị - Ebenaceae.

Một số loài cho gỗ giá trị kinh tế cao , trữ lượng lớn như Cẩm xe - Xylia xylocarpa, Sao đen - Hopea odorata, Huỳnh lá nhỏ - Tarrietia parvifolia, Kiên kiên - Hopea pierei. Một số loài có gỗ tốt, trữ lượng vốn ít, lại luôn luôn bị săn đuổi khai thác nên ngày càng hiếm dần, đang trên đà bị tuyệt chủng, nếu không có biện pháp bảo vệ hữu hiệu: Cẩm lai - Dalbergia bariaensis, Trắc mật - D. Cochinchinensis, Trắc dây - D. annamensis, Mun - Diospyos mun.

 Những loài cho trầm , chai cục, nhựa

Có gió bầu - Aquilaria crassna, Gió gạch - Aquilaria sp., Cho chai - Parashorea stellata, Dầu rái - Dipterocarpus alatus, Dầu đọt tím - D. grandiflorus, Thông hai lá - Pinus merkusiana.

Nhóm cây ăn được

Khá phong phú gồm nhiều loài cho quả ăn như: Bứa núi - Gareinia oliveri, Chôm chôm sông hậu - Nephelium bassacensis, Cọ - Livistona saribus, Dâu da - Baccaurea ramiflora, Chụt chạt - B. silvestris, Gắm - Gnetum montanum, Hương đào - Scaphium lychnophorum, Lạc tiên - Passflora foetida, Me rừng - Phyllanthus emblica, Mít nài - Artocarpus rigidus var. microphylla, Xoay - Dialium cochinchinensis. Các loài cho lá như: Chấn - Microdesmis casaeriifolia, Lá dang - Aganoneri polymorphum, Rau bép - Gnetum gnemon var. griffithii, Chiếc - Barringtomia acutengula, Rau rịa - Meliantha suavis, Rau mỏ - Gumnema trigens. Các cây cho củ gồm: Củ mài - Dioscorea persimilis, Sắn dây - Pueraria triloba, cho đọt và cho thân non như: Báng (Đoác) - Arenga pinnata v.v…

Nhóm cây làm thuốc

Khá phong phú như: Cam thảo nam - Scoparia dulcis, Tắc kè đá - Dryneria fortunei, Dền đỏ - Xylopia vilelana, Đỗ trọng nam - Euonymus chinenesis, Dướng - Broussoneria papyrifera, Hà thủ ô đỏ - Faleopia multiflora, Hà thủ ô trắng - Streptocaulon juventas, Ích mẫu - Leonurus heterophyllus, Kha tử - Terminalia chebula, Củ cun - Smilax glabra, Mã tiền - Strychnos nux-vomica, Kha đạm tử - Brucea javanica, Quế - Cinnamomum cassia, Sa nhân quả ké - Amomum xanthioides, Thiên niên kiện - Homalonema occulta, Vàng đắng - Coscinium fenestratum, Vằng - Jasminum subtripliner.

Nhóm cây cho sợi

Tra - Hibiscus tiliaceus, Gió bầu - Aquilaria crassna, các loài trong các họ Tiliaceae, Malvaceae, Sterculiaceae.

Nhóm cây làm cảnh

Khá nhiều nhưng đáng chú ý là Chụt chạt - Baccaurea silvestris, Hương đào - Scaphyum lychnophorum, Kơ nia - Irvingia malayana, Ngô đồng - Firmiana odorata, Ổ rồng - Platycarium grade, Tuế lá dừa - Cycas rumphii.

Đa dạng về các kiểu tổ thành quần xã thực vật

Dựa vào tài liệu điều tra kết hợp với tài liệu tham khảo chúng tôi phân biệt 6 kiểu rừng dưới đây.

Quần hệ thực vật á nhiệt đới núi thấp

Kiểu rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp

Kiểu này gặp ở xã Ba cụm Bắc, xã Ba cụm Nam, thuộc huyện Khánh Sơn ở độ cao 1000m trở lên, với 993 ha cây lá kim ưu thế là thông 2 lá Pinus merkusiana.

Kiểu rừng thứ hỗn giao cây lá kim với lá rộng á nhiệt đới núi thấp

Kiểu rừng này phân bố ỡ xã Ba cụm Bắc huyện Khánh Sơn ở độ cao 850 - 1000m tùy thuộc vào các yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng, mức độ phá hoại rừng của con người. Đặc biệt chú ý là mưa tập trung chủ yếu vào tháng 10-11 lại không trùng với mùa sinh trưởng của các loài mùa khô có 2 thời kỳ: tháng 12-4 (dài) và 7-8 (ngắn). Rừng ở đây có 3 tầng chính. Tầng 1 ưu thế là thông hai lá - Pinus merkusiana và các loài cận ưu thế như Cà ổi dạng lê - Castanopsis pyriformis, Sồi vàng - Lithocarpus fenestratus, De gừng - Cinnamomum obtusifolium, Chò sót - Schima crenata, Dầu lông - Dipterocarpus intricatus, Chẹo - Engelhardtia wallichiana. Tầng 2 có Lòng trứng - Lindera sp., Cọ pâu - Croton poilanei, Sum - Eurya japonica, Lành ngạnh đẹp - Cratoxylon formosum.

Rừng thưa nhiệt đới núi thấp

Rừng thưa lá rụng nhiệt đới núi thấp

Kiểu rừng này gặp phổ biến ở khu bảo tồn Crông Trai huyện Sơn Hòa ở độ cao dưới 500m trên đất feralit. Các loài phổ biến là Chàm đen - Dalbergia nigrescens, Giáng hương quả to - Pterocarpus macrocarpus, Vừng - Careya sphaerica, Cóc chuột - Lamea coronandelicas, Ké cột tròn - Pterospermum cylindricum, Trắc mật - Dalbesgia cochinchinensis.

Rừng thưa nửa rụng lá nhiệt đới núi thấp

Kiểu này gặp ở Crông Trai huyện Sơn Hòa. Các loại tầng ưu thế thuộc họ Bằng lăng - Lythraceae, họ Ban - Hyperidaceae, họ Na - Annonaceae, họ Vang - Caesalpiniaceae. Loài ưu thế là Bằng lăng - Lagerstroemia calyculata.

Rừng rậm nhiệt đới núi thấp

Phân bố ở Hòn Chông, huyện Đồng Xuân, Hòn Nhọn huyện Tuy Hòa, Bằng Cau Hon huyện Vạn Ninh, xã Khánh Thượng, huyện Khánh Vĩnh, Hòn Bà huyện Duyên Khánh ở độ cao dưới 1000m trên đất feralit, Trầm vỏ đỏ - Syzygium zeylanicum, De gừng - Cinnamomum obtusifolium, Mang lá nhỏ - Pterospermum pierei, Sao đen - Hopea odorata. Tùy theo các đặc điểm khác nhau, do tổ hợp các điều kiện lập địa đã tạo ra các quần xã khác nhau:

  • Quần xã gió gạch (Aquilaria sp.) + Huỳnh lá nhỏ (Tarrietia parvifolia) + Kim giao (Podocarpus fleyryi) + Nơ (Tristania burmaniaca) + Thông tre trung (Podocarpus ananamensis). Quần xã này gặp ở Hòn Chông.
  • Quần xã Vàng anh (Saraca indica) + Sâng (Pometia pinnata) + Kiền kiền (Hopea pierei). Quần xã này gặp ở Hòn Nhọn.
  • Quần xã quế (Cinnamomum cassia) + Dầu đọt tím (Dipterocarpus grandiflorus) + Ràng ràng cam bốt (Ormosia cambodiana) + Ngũ liệt bông (Pentaphylax spicata) + Tô hạt hương (Altirgia siamensis). Quần xã này gặp ở Bằng Cau Hón.
  • Quần xã Hèo đá (Drypetes hoaensis) + Số nhụy năm (Dillenia pentagyna). Quần xã này gặp ở Khánh Thượng.
  • Quần xã Chang chang (Microstemon poilanei) + Cọ phèn (Protium serratum) + Thông năng (Podocarpus imbricatus) + Sổ lá nhỏ (Dillenia blanchardii) + Thồi lồi (Crypteronia paniculata) + Sữa (Alstonia scholaris). Quần xã này gặp ở Hòn Bà.

Theo TC Lâm nghiệp số 8/1999
Nguyễn Nghĩa Thìn
Đại học Quốc gia Hà Nội
Vũ Văn Cần
Viện Điều tra Quy hoạch rừng

Hanh.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2024