Có nhiều nguyên nhân, các loài cây có nhiều đốm khác nhau trên mặt lá. Một trong những tình trạng thường sảy ra là khi các tế bào trên mặt lá mất đi chất diệp lục và khả năng quang hợp, làm cho chúng một bề ngoài trắng bệch. Trên lý thuyết, những loài cây như thế này có bất lợi vì khả năng quang hợp hạn chế.

Lá bên trái có nhiều vệt màu trắng do bị sâu ăn, còn những đốm trắng trên lá bên phải do cây tạo ra để đánh lừa bướm đêm. Ảnh: BBC
Nhưng khám phá ngẫu nhiên này của các nhà thực vật học nhận định rằng, không phải lúc nào cũng đúng như thế. Thay vào đó, một vài loài cây bị có nhiều đốm trên lá cây có thể giả bệnh để tránh bị ăn, và điều này mang lại cho cây một lợi thế riêng.
Sigrid Liede-Schumann, Ulf Soltau, Stefan Dotterl của đại học Bayreuth tại Đức đang điều tra các cây tầng dưới của các cánh rừng miền nam Ecuador. Họ lưu ý rằng, các lá cây xanh trơ của một loài cây được gọi là Caladium steudneriifolium thì bị tổn hại thường xuyên bởi các loài sâu đêm ăn hơn là những lá cây có nhiều đốm trên lá của cùng loài ở khoảng cách gần.
Những con sâu bướm đẻ ấu trùng trên lá. Các con sâu bướm khi đó nhai hết bề mặt lá, để lại một vệt trắng trên lá do sâu phá hoại.
Liede-Schumann cho BBC News cho biết “Sự giống nhau về các kiểu hình đốm là hình chéo do bị các con âu trùng nhai đã dẫn đến ý tưởng rằng, có lẽ chúng ngăn cản các con sâu bướm khỏi đẻ trứng trên đó”.
Để kiểm tra khái niệm này, các nhà khoa học đã sử dụng chất xoá màu trắng để làm những hình đốm giả trên hàng trăm lá cây khoẻ.
Ba tháng sau, họ đã đếm số lá cây bị các con sâu bướm gây hại, so với các lá cây có nhiều đốm, lá cây màu xanh lá cây và những lá có sơn màu trắng trong như các đốm trên lá.
Liede-Schumann cho biết “Những kết quả này thì tương tự nhau”.
“Những lá cây nhìn có đốm trên lá thì đặc biệt ít bị sâu tàn phá hơn những lá xanh trơn”.
Những con sâu bướm đã ăn khoảng 8% lá cây màu xanh lá cây, nhưng chỉ ăn khoảng 1,6% lá có đốm và 0,4% những lá được sơn để trông như có đốm.
Liede-Schumann cho biết “tôi thật sự ngạc nhiên”
Bà đã cho rằng cây giả bệnh, tạo ra những lá cây trông có vẻ như chúng đang bị tàn phá bởi những ấu trùng của sâu bướm. Vẻ ngoài ngăn cản các con sâu bướm không đẻ thêm những trên lá cây bởi vì các con sâu bướm cho rằng những con sâu bướm trước kia đã lấy hết dinh dưỡng của lá cây.
Bà cho biết “Việc có cả hai loại lá màu trơn và các đốm trong các một loài cây chỉ cho tôi thấy rằng, cả hai thì có ích trong sự thành công lâu dài của loài đó”.
Các nhà khoa học tin rằng, sự suy giảm khả năng vủa những lá có đốm trong việc quang hợp thì hơn cả bù đắp bởi các lợi ích là không bị ăn. Nếu đúng sự thật, điều này cho thấy rằng, hình đốm đã tồn tại trong các cây dại bởi vì chúng mang đến một lợi ích về chọn lọc.
Khám phá này được công bố trên tạp chí Sinh học tiến hoá Evolutionary Ecology
Nguồn: dost-dongnai.gov.vn (redorbit)