Các miếng khoai tây rán bên trái được lấy từ những củ khoai tây bị nhiễm bệnh sọc vằn nâu (zebra chip) - căn bệnh làm biến đổi lượng đường, làm cho đường biến thành đường caramen và bị khét, theo tiến sĩ Don Henne.
Henne, 1 nhà nghiên cứu khoa học thuộc chương trình nghiên cứu bệnh lý của cây trồng trong cuộc nghiên cứu Texas AgriLife ở Amarillo, là 1 trong những người đang cố tìm ra lời giải đáp về căn bệnh sọc vằn nâu ở khoai tây. Bệnh sọc vằn nâu là căn bệnh dịch mới nhất trong ngành trồng khoai tây, đặc biệt là cho những ai buôn bán khoai tây.
Tiến sĩ Charlie Rush – nhà nghiên cứu bệnh ở cây trồng thuộc dự án nghiên cứu AgriLife và là người dẫn đầu của chương trình nghiên cứu này – bắt đầu thực hiện công trình nghiên cứu theo yêu cầu của những người sản xuất ở địa phương vào đầu năm 2007. Công việc của ông sau này đã trở thành 1 phần của sáng kiến quốc gia về bệnh sọc vằn nâu ở khoai tây thông qua Bộ Nông nghiệp Texas.
Sáng kiến này đã mang các nhà nghiên cứu trên khắp các bang và đất nước lại với nhau để cố tìm ra lời giải đáp cho căn bệnh sọc vằn nâu, Rush cho biết.
Ông nói rằng: “Lúc đầu khi chúng tôi thực hiện cuộc nghiên cứu này, vẫn chưa ai biết về mầm bệnh và sinh vật truyền bệnh của nó. Các nhà nghiên cứu chỉ khoanh vùng chúng mới gần đây. Rush nói rằng, Henne được đưa vào chương trình nghiên cứu vào tháng 5 vì các kinh nghiệm và lí lịch của ông. Nhiệm vụ quan trọng nhất của ông là giúp hiểu được các nhân tố tác động đến việc khởi phát và lan truyền bệnh. Zebra chip là căn bệnh làm biến đổi lượng đường trong khoai tây, Henne cho biết. Đường biến thành đường caramen và làm cho khoai tây chiên ngả sang màu âu khi được chiên, làm cho nó có vị ôi và bị cháy bên ngoài. Mặc dù căn bệnh này không có gì nguy hại nhưng đó là 1 vấn đề về thị hiếu và thẩm mỹ đối với người tiêu dùng.
Những người trồng khoai tây đã phải bỏ đi toàn bộ các cánh đồng khoai tây bị nhiễm bệnh, trị giá thiệt hại khoảng 2 triệu dola mỗi năm, ông cho biết.
Henne, tốt nghiệp ngành côn trùng học, đang cố xua đuổi loại rầy phấn ở khoai tây – loại côn trùng có thể mang các mầm bệnh gây bệnh. Ông đang cố tìm ra nguyên nhân khiến cho mầm bệnh này lan ra khắp cánh đồng, cũng như khi nào nó lan rộng và lan rộng nhanh thế nào.
Năm nay ông đã đến thăm các cánh đồng khoai tây từ Weslaco đến Pearsall và từ Olton đến Dalhart, cũng như đã tiếp xúc với các nhà nghiên cứu khác về bệnh sọc vằn nâu trong cả nước để làm quen với căn bệnh ở khoai tây gần đây này. Bệnh sọc vằn nâu lần đầu tiên xuất hiện ở Mexico và Guatemala vào đầu những năm 2000. Căn bệnh này được tìm thấy trên các cánh đồng khoai tây ở phía Nam Texas và thung lũng Rio Grande, và nay đã lan xuống các đồng bằng phía Nam và các khu vực ở Panhandle.
Căn bệnh này có biểu hiện như bệnh cuốn lá và bệnh chậm phát triển ở cây trồng, và sau đó các củ sẽ xuất hiện 1 kiểu sọc hoặc vằn màu nâu khi được cắt lát, Henne cho biết.
Chương trình nghiên cứu AgriLife và các nhà khoa học khác khắp cả nước đã nghiên cứu về sinh vật truyền bệnh hay côn trùng truyền mầm bệnh, ông cho biết. Những người khác đang cố xác định mầm bệnh hay vi khuẩn thực sự gây bệnh ở cây trồng khi con rầy phấn ăn nó.
Henne và các nhà nghiên cứu ở Amarillo sẽ cộng tác với những người trồng khoai tây thương mại để giám sát sự di chuyển của côn trùng này và các biểu hiện của căn bệnh. Đồng thời, họ đã tạo ra các miếng đất trồng khoai tây ở trạm nghiên cứu AgriLife Texas ở Bushland.
Henne cho biết: “Chúng tôi đang tập trung vào các phương diện dịch tễ của căn bệnh này. Chúng tôi đang cố hiểu xem căn bệnh này phát triển như thế nào trong khoai tây theo thời gian.
Henne và tiến sĩ Fekede Workneh – 1 nhà nghiên cứu các bệnh ở cây trồng – đã trồng 6 mẫu Anh khoai tây ở Bushland, nơi mà họ đang xem xét ngày trồng, cấu trúc vòm và sự phân tán côn trùng.
Khoai tây được trồng vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 6 ở Panhandle, vì thế họ sẽ thử nghiệm các ngày trồng – ngày 2 tháng 5 và 16 tháng 6 - ở Bushland để biết xem có mối liên hệ nào giữa côn trùng và việc di chuyển của côn trùng cũng như tính nghiêm trọng của căn bệnh.
Henne cho biết: “Ngoài ra, chúng tôi đang cấy ghép các phần tử bị nhiễm bệnh vào các cây khỏe mạnh trong phòng thí nghiệm để biết được sự lây lan của căn bệnh này ở cây trồng”.
Ông cho biết: “Chúng tôi muốn biết căn bệnh này tiến triển thế nào, như vậy chúng tôi mới có thể tập trung vào các công việc quản lý trên các khu vực cụ thể”.
Không có đủ khả năng để kiểm soát côn trùng và căn bệnh này cùng 1 lúc, ông nói. Bởi vì còn có những căn bệnh khác có những triệu chứng tương tự như bệnh sọc vằn nâu, nên 1 trong những thách thức mà họ phải đối mặt đó là có thể xác định được chính xác các cây bị bệnh trên cánh đồng.
Ông nói: “Khi nào chúng tôi tìm thấy những cây bị nhiễm bệnh, chúng tôi sẽ mang các củ của nó vào phòng thí nghiệm, ở đó họ sẽ chúng cắt ra từng miếng và chiên lên để đưa ra quyết định cuối cùng”.
Snowwhite (Theo ScienceDaily)