Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > TIN TỨC CHUNG - THỜI SỰ

Cây thìa canh chữa bệnh

Cập nhật ngày 20/8/2009 lúc 11:22:00 PM. Số lượt đọc: 1881.

Ngành y khoa Ayurvedic Ấn Độ còn ghi nhận cây thìa canh (Gymnema sylvestre, thuộc họ Thiên lý - Asclepiadaceae) có tác dụng hạ đường huyết. Có khoảng 70 nghiên cứu về tính chất hạ đường huyết và giảm mỡ của cây thià canh và cây này được bán dưới dạng health food tại Hoa Kỳ và Nhật Bản.

http://www.indiamart.com/jensonenterprises/pcat-gifs/products-small/gymnema-sylvestre_10769253.jpg
Cây thìa canh, ảnh theo indiamart.com

Cây này có ở vùng bắc VN và có tên trong sách ”Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của Võ Văn Chi. Đây là loại dây leo, thân gỗ, thường gặp ở Phi châu, Ấn Độ. Lá cây thìa canh được dùng ở Ấn Độ từ 2.000 năm nay để trị bệnh “nước tiểu ngọt” như mật (madhu meha). Nhai lá làm vị giác mất khả năng nhận biết được vị ngọt nên có tên là “gurma” hay chất hủy diệt đường.

Thành phần hóa học

Chất chính của cây có tác dụng làm giảm đường là gymnemic acid, conduritol. Ngoài ra còn có 2 résin (một tan trong rượu), saponin, stigmasterol, quercitol, các dẫn xuất acid amin bétain, choline và trimethylamine.

Gymnemic acid là những saponin với cấu trúc triterpenoid, có trên 10 loại và những chất liên hệ được cô lập. Mỗi gymnemic acid trong lá chiếm khoảng 0,05% – 0,12%. Vì thường khó tách rời từng gymnemic acid nên người ta thường nghiên cứu chung cho toàn thể gymnemic acid.

Cơ chế tác dụng

Cây thìa canh tác dụng với cơ chế kép: nghiên cứu trên động vật bị gây tiểu đường bằng beryllium nitrate và streptozotocin làm tăng gấp đôi lượng tế bào béta tụy tạng và làm đường huyết bình thường trở lại.

G. sylvestre tăng hoạt enzym giúp tế bào thu nhận và sử dụng đường, ức chế sử dụng glucoz ở ngoại vi dưới tác dụng của somatotropin và corticotropin. Cao thià canh còn ngăn đường tăng cao do epinephrine.

Tế bào vị giác có cấu trúc giống tế bào hấp thụ đường, còn gymnemic acid gồm những phân tử sắp xếp giống phân tử đường glucoz trám đầy các các vị trí thụ thể trong tế bào vị giác từ 1-2 giờ, làm các tế bào này không bị khích động bởi đường trong thức ăn và không hấp thụ đường trong ruột.

Dược tính

Cây có tính kích thích dạ dày, làm se da, lợi tiểu, bổ dưỡng và giảm đường trong máu ở thú vật cũng như ở người, làm mất vị giác đắng và ngọt (kể cả aspartam) nhưng không ảnh hưởng đến vị giác chua, chát, cay. Tác dụng này có lẽ do ức chế thần kinh hơn là tương tác hoá học. Tác dụng này quá đặc biệt với vị ngọt cho nên các vị ngọt khác nhau của đường, acid amin và các chất ngọt hoá học đều mất.

Cần nhiều giờ mới phục hồi được vị giác nhưng kháng thể chống gurmarin trong huyết thanh có thể rút ngắn thời gian này. mặt khác, tiêm mạch gurmarin không làm mất vị giác ngọt. Do đó, người ta nghĩ gurmarin tác dụng trên đỉnh của tế bào vị giác và có lẽ đã bám lên thụ thể protein của vị giác ngọt.

Tính hạ đường huyết

Một nghiên cứu so sánh cao thìa canh (100mg/kg/ngày) với tolbutamide (5mg/kg/ngày) trên chuột lớn (cho uống trong 1 tháng), kết quả cho thấy cây thià canh hạ đường huyết tương đương với tolbutamid. Chưa biết rõ mức độ an toàn nếu dùng lâu dài. Cần nghiên cứu thêm.

Thí nghiệm trên 22 bệnh nhân tiểu đường loại II: cho uống cao thìa canh 400mg/ ngày, từ 18-20 tháng cùng với thuốc trị tiểu đường. Nhóm này giảm đường và hemoglobin A1C đáng kể và tăng lượng insulin tiết ra từ tụy tạng. Lượng thuốc uống trị tiểu đường cũng giảm và 5 người có thể bỏ thuốc hoàn toàn.

Tác dụng giảm mỡ và cholesterol trong máu

Nghiên cứu cho chuột uống dịch chiết cao lá thìa canh (GSE), chất kết tủa từ dịch chiết ở môi trường acid (GSA) và phân tách cột (GSF) của gymnemagenin nhưng không cho chuột uống nước tự do rồi phân tích lượng steroid tiết ra theo phân.

Mặc dù thể trọng và lượng thức ăn không thay đổi đáng kể, lượng GSF tách rời theo cột làm tăng lượng steroid trung tính tiết ra theo phân, đặc biệt là acid mật phụ thuộc steroid trung tính và acid cholic. Chứng minh trên cho thấy liều cao thìa canh làm tăng sự bài thải cholesterol và acid cholic theo phân.

Tác dụng chống béo phì

Thuốc trị béo phì OB-200G bán ở Ấn Độ là một hợp chất gồm:

• – cây thià canh (gymnema sylvestre)

• – cỏ đuôi lươn (garcinia cambogia – G. cochinchinensis)

• – gừng (zingiber officinale)

• – tiêu lốt hay tiêu hoa tím (piper longum)

• – nhữa một dược (myrrha) từ cây commiphora mokul (C. Momol là một dược họ trám).

Kết quả thử nghiệm của ĐH Panjab Ấn Độ trên chuột cho thấy: OB-200G đối kháng đáng kể đối với hiệu quả thèm ăn của PCAP (p – chlorophenylalanine), 8 -OH-DAPAT (di-N-propylamino-tetralin), cyproheptadin.

Độc tính

Độc tính chưa được biết nhiều. Nghiên cứu ở thú không cho nhiều chi tiết về mức độ an toàn. Không thấy báo cáo về tính độc hại cho người và chưa rõ mức độ an toàn nếu dùng dài ngày. Liều trên 10 viên G. Sylvestre / ngày có thể tạo tác dụng hạ đường huyết.

Cần nghiên cứu thêm về tác dụng trị tiểu đường và hạ mỡ. Hy vọng có thể dùng cây thìa canh cho những bệnh nhân bị lờn tác dụng của insulin.

Nguồn: caycanhvietnam.com

Hanh.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2023