Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > CÂY CỎ LÀM THUỐC

Giới thiệu các cây thuốc mang tên Tam thất: Cúc tam thất

Cập nhật ngày 19/10/2009 lúc 4:00:00 PM. Số lượt đọc: 2539.

Có khá nhiều loài cây thuốc cổ truyền của Việt Nam được sử dụng ít nhiều có những tác dụng giống với Nhân sâm và Tam thất. BVN xin tổng hợp một số loài để bạn đọc cùng tham khảo và nhận dạng, biết sử dụng hợp lý, tránh nhầm lẫn bởi có thể không có tác dụng trong điều trị bệnh tật và đôi khi gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả trị bệnh và sức khỏe.

Thông tin chung

Tên thường gọi: Cúc tam thất
Tên khác: Thổ tam thất, Bạch truật nam, Kim thất nhật
Tên tiếng Anh:
Tên khoa học: Gynura japonica (L.f.) Juel.
Tên đồng nghĩa: Arnica japonica L.f.; Cacalia segeta Lour.; Gynura segeta (Lour.) Merr.; Cacalia pinnatifida Lour.; Gynura pinnatifida (Lour.) DC.
Thuộc họ Cúc - Asteraceae

Mô tả

Cây thảo sống lâu năm, cao 50-110cm, lúc non màu tím tía. Rễ mầm tròn, trong có chất bột màu trắng, lúc tươi hơi có nhớt. Lá mọc so le sít nhau; phiến xoan, dài 10-25cm, rộng 5-10cm, xẻ thuỳ lông chim không đều, mép có răng to thưa, trên mặt lá đôi khi có nhiều đốm tím; cuống dài 2-4cm, có tai như lá kèm, hình buồm rộng. Cụm hoa đầu màu vàng sẫm đến vàng cam, có cuống dài, có lá bắc nhỏ; bao chung cao 1-5cm với vài lá bắc phía ngoài nhỏ. Quả bế có lông mào trắng.

Hoa tháng 9-10, quả tháng 4-6.


Cúc tam thất - Gynura japonica
Hình theo homepage18.seed.net.tw

Bộ phận dùng

Rễ củ - Radix Gynurae Segeti, có tên là Cúc tam thất

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam, cây thường mọc hoang ở vùng chân núi, đồi cỏ hoặc bãi bằng ở nhiều nơi miền núi và cũng được trồng để lấy củ làm thuốc. Thu hái quanh năm, rửa sạch, thái miếng, phơi khô; khi dùng sao vàng.

Thành phần hoá học

Trong củ có seneciphyllinin và seneciphyllin.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, tính ấm; có tác dụng hoạt huyết tán ứ, cầm máu, tiêu sưng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Chữa bị thương ứ máu sưng đau, thổ huyết, sau khi đẻ đau huyết khí. Người ta sử dụng nó như vị Tam thất, vì vậy mà có tên trên. Liều dùng 6-12g, dạng thuốc sắc. Ta thường dùng chữa bệnh phụ nữ có mang chán cơm, hay người gầy nóng ruột háu đói mà nhác ăn (có tác dụng bổ tỳ vị gần như Bạch truật, nên có tên gọi là Bạch truật nam). Dùng ngoài giã nhỏ đắp chữa sưng đau, mụn nhọt, rắn cắn.

anhtai.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2024