Những thông tin khoa học của phân họ Chu đằng ở Đông Dương cũng như ở Việt Nam sẽ góp phần không nhỏ để giải quyết vấn đề trên. Chính vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu phân họ Chu đằng ở Việt Nam với đề tài: “Phân họ Chu đằng - Periplocoideae thuộc họ Thiên lý - Asclepiadaceae ở Việt Nam”.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh hình thái được áp dụng trong nghiên cứu này. Đây là phương pháp truyền thống trong phân loại học thực vật.
Kết quả nghiên cứu
1. Subfam. Periplocoideae R. Br. ex Endl. __ Phân họ Chu đằng
Endl. 1838. Gen. Pl. 2: 587; S. Liede & F. Albert, 1994. Taxon 43: 203.
Bao phấn 4 ô, hạt phấn họp thành nhóm 4 hoặc dính thành khối phấn nhưng không có sáp bao bên ngoài vách khối phấn. Cơ quan truyền phấn hình thìa có đáy mở rộng thành đĩa dính mềm, không có gót đính.
Typus: Periploca L.
Phân họ Chu đằng gồm 1 tông Chu đằng (Trib. Periploceae)
2. Khoá định loại các chi của phân họ Chu đằng (Periplocoideae) thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae) ở Việt Nam
1A. Cây bụi đứng ................................................................ 1. Telectadium
1B. Cây leo hay trườn
2A. Tràng phụ dính với tràng
3A. Tiền khai hoa van....................................................... 2. Hemidesmus
3B. Tiền khai hoa vặn
4A. Vảy tràng phụ không xẻ thùy................................ 3. Cryptolepis
4B. Vảy tràng phụ xẻ sâu thành 2 thùy.......................4. Zygostelma
2B. Tràng phụ không dính với tràng
5A. Giữa các chỉ nhị không có tuyến
6A. Vảy tràng phụ hình trứng.................................. 5. Gymnanthera
6B. Vảy tràng phụ hình sợi ......................................... 6. Finlaysonia
5B. Giữa các chỉ nhị có tuyến
7A. Mặt trong của đài không có tuyến ở đáy
8A. Vảy tràng phụ ngắn, hình tam giác...............7. Atherolepis
8B. Vảy tràng phụ dài, hình sợi.......................... 8. Atherandra
7B. Mặt trong của đài có tuyến ở đáy
9A. Bao phấn có lông. Thùy tràng phụ chia 3 phần, phần ở
giữa dạng sợi, 2 phần bên rộng ra dạng cái nắp túi ................
..................................................................... 9. Periploca
9B. Bao phấn nhẵn. Thùy tràng phụ không chia thành 3 phần như trên
10A. Quả không có gờ như cánh, có lông dày..................
.................................................... 10. Streptocaulon
10B. Quả có gờ như cánh, nhẵn...............11. Myriopteron
3. Mô tả các chi của phân họ Chu đằng ở Việt Nam
3.1. Telectadium Baill.-Vệ tuyền
Baill. 1889. Bull. Soc. Linn. Paris 2: 801; Cost. 1912. Fl. Gen. Indoch. 4: 36; Endress & Bruyns, 2000. Bot. Rew. 66(1): 44.
Tên Việt khác: Phao lưới.
Cây bụi đứng. Lá mọc đối hay đôi khi mọc vòng, thường thuôn hẹp. Cụm hoa có lá bắc rất phát triển. Nụ rộng ở dưới hơn trên. Tràng hình bánh xe; cánh hoa vặn, phủ nhau phải. Tràng phụ gồm 5 vảy dày. Chỉ nhị rời; bao phấn 4 ô; hạt phấn họp thành nhóm 4; cơ quan truyền phấn hình thìa có đáy mở rộng thành đĩa dính mềm.
Typus: Telectadium edule Baill.
Có khoảng 3-4 loài phân bố ở nhiệt đới Châu Á. Ở Việt Nam có 3 loài: Telectadium edule Baill.-Vệ tuyền ngọt, Telectadium linearicarpum Pierre ex Cost.-Vệ tuyền lá hẹp, Telectadium dongnaiense Pierre ex Cost.-Vệ tuyền đồng nai
Khóa định loại các loài của chi Telectadium ở Việt Nam
1A. Cơ quan truyền phấn cao hơn hay bằng 2mm, ống tràng không chia thành 2 phần
2A. Quả hình bầu dục................................................................ 1. T. edule
2B. Quả hình dải ........................................................ 2. T. linearicarpum
1B. Cơ quan truyền phấn cao 1,1-1,4mm, ống tràng chia thành 2 phần rõ (phần gốc phồng to lên dạng cầu, phần trên thu hẹp lại thành dạng hình trụ) 3. T. dongnaiense
3.2. Hemidesmus R. Br.-Bán tràng
R. Br. 1810. Asclep. 45; id. 1811. Mem. Werner. Nat. Hist. Soc. 1: 56; Hook. f. 1883. Fl. Brit. Ind. 4: 4; K. Schum. in Engl. & Prantl, 1895. Nat. Pflanzenfam. 4 (2): 218; Decne. in A. DC. 1844. Prodr. 8: 494; Cost. 1912. Fl. Gen. Indoch. 4: 15; Endress & Bruyns, 2000. Bot. Rew. 66 (1): 43.
Cây bụi trườn. Lá mọc đối, hiếm khi mọc chụm 4. Cụm hoa ngắn, nhánh ngắn, ít hoa. Nụ hình trứng-nón. Đài ngắn, hình trứng, gốc đài có 5 tuyến. Tràng hình bánh xe; tiền khai hoa van, ống tràng ngắn hơn thùy tràng. Vảy tràng phụ 5, ngắn, nạc, dính với tràng. Chỉ nhị rời hay gần rời, chỉ nhị dính ở gốc tràng, thường dài, uốn cong ra phía ngoài; bao phấn 4 ô, gắn với đầu nhụy, bao phấn có phần phụ dạng lá ngắn; hạt phấn họp thành nhóm 4; cơ quan truyền phấn hình thìa có đáy mở rộng thành đĩa dính mềm. Quả thường gồm 2 đại.
Typus: Hemidesmus indicus (L.) R. Br. ex Schult.
Có khoảng 2 loài phân bố ở Châu Á từ Ấn Độ đến Việt Nam, Thái Lan, Malaixia, Xrilanca. Ở Việt Nam có 1 loài: Hemidesmus indicus (L.) R. Br. ex Schult.-Bán tràng
3.3. Cryptolepis R. Br.- Ẩn lân
R. Br. 1810. Asclep. 58; id. 1811. Mem. Werner. Nat. Hist. Soc. 1: 69; Hook. f. 1883. Fl. Brit. Ind. 4: 5; K. Schum. in Engl. & Prantl, 1895. Nat. Pflanzenfam. 4(2): 219; Cost. 1912. Fl. Gen. Indoch. 4: 23; Back. & Bakh. f. 1965. Fl. Java 2: 250; Tsiang & Li, 1977. Fl. Reip. Pop. Sin. 63: 262; P. T. Li & al. 1995. Fl. China 16: 193; Endress & Bruyns, 2000. Bot. Rew. 66 (1): 43.
Tên Việt khác: Càng cua.
Cây bụi trườn. Lá mọc đối, hình bầu dục đến thuôn, có nhiều gân nằm ngang. Cụm hoa xim, ít hoa. Nụ hoa kéo dài thành hình cái khoan. Thuỳ đài nhỏ, đầu gần tù; gốc đài có 5 hay nhiều tuyến (vảy). Tràng hình bánh xe, tiền khai hoa vặn, phủ nhau phải; ống tràng ngắn hơn thùy tràng. Tràng phụ có 5 vảy nạc, không xẻ thùy, gần hình trứng, dính ở giữa ống tràng. Chỉ nhị ngắn, rộng ở dưới, hẹp ở trên, dính nhau một phần ở đáy; bao phấn 4 ô, dính vào đầu nhụy tạo thành dạng nón nhọn; hạt phấn họp thành nhóm 4; cơ quan truyền phấn hình thìa có đáy mở rộng thành đĩa dính mềm. Đầu nhụy hình nón rộng. Quả gồm 2 đại, tỏa rộng, nhẵn.
Typus: Cryptolepis buchananii Roem. & Schult. (vide S. Liede & F. Albers, 1994).
Có 12 loài ở Châu Á và nhiệt đới Châu Phi. Ở Việt Nam có 2 loài: Cryptolepis buchananii Roem. & Schult. -Ẩn lân buchana, Cryptolepis sinensis (Lour.) Merr. Dây lá bạc.
Khóa định loại các loài của chi Cryptolepis ở Việt Nam
1A. Gân bên 25-30, đài nhẵn.................................................... 1. C. buchananii
1B. Gân bên 5-9, đài có lông......................................................... 2. C. sinensis
3.4. Zygostelma Benth. __ (Dây) Dy gốt
Benth. in Benth. & Hook. f. 1876. Gen. Pl. 2: 740; K. Schum. in Engl. & Prantl, 1895. Nat. Pflanzenfam. 4(2): 221; Cost. 1912. Fl. Gen. Indoch. 4: 18; Endress & Bruyns, 2000. Bot. Rew. 66 (1): 44. -Tên Việt khác: Xy gốt.
Cây bụi leo hay trườn. Lá mọc đối, thuôn. Cụm hoa xim, ngắn, ít hoa. Nụ rộng ra ở dưới, hình chùy dài, vặn ở trên. Thuỳ đài ngắn, hình bầu dục hay hình trứng; ở gốc đài có 5 tuyến. Tràng hình bánh xe, nạc; cánh hoa hình trứng, tiền khai hoa vặn, phủ nhau phải; ống tràng ngắn hơn thùy tràng. Tràng phụ gồm 5 vảy, mỗi vảy xẻ sâu thành 2 thùy, dính với tràng. Chỉ nhị ngắn, dính nhau ở phần dưới (gần rời); bao phấn 4 ô; bao phấn kéo dài thành phần phụ mỏng và nối với đầu nhụy phồng lên tạo thành hình nón, hạt phấn họp thành nhóm 4; cơ quan truyền phấn hình thìa có đáy mở rộng thành đĩa dính mềm.
Typus: Zygostelma benthamii Baill. (vide S. Liede & F. Albers, 1994).
Có 1 loài phân bố ở vùng Đông Nam Á (Lào, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan): Zygostelma benthamii Baill. -(dây) Dy gốt
3.5. Gymnanthera R. Br. - Lõa ti giả
R. Br. 1810. Asclep. 47; id. 1811. Mem. Werner. Nat. Hist. Soc. 1: 58; K. Schum. in Engl. & Prantl, 1895. Nat. Pflanzenfam. 4(2): 213; Cost. 1912. Fl. Gen. Indoch. 4: 20; Back. & Bakh. f. 1965. Fl. Java 2: 248; Tsiang & Li, 1977. Fl. Reip. Pop. Sin. 63: 260; P. T. Li & al. 1995. Fl. China 16: 193; Endress & Bruyns, 2000. Bot. Rew. 66 (1): 43. - Tên Việt khác: Lõa hùng.
Cây bụi leo hay trườn, có nhiều nhánh. Lá mọc đối, hình trứng hay thuôn. Hoa họp thành xim 2 ngả mọc ở nách lá. Nụ hình trứng rộng hay hình trụ ở dưới. Lá đài ngắn, rộng, nhọn đầu; gốc đài có 5 đến nhiều tuyến. Tràng hình bánh xe, thuỳ tràng hình trứng rộng đến hình trứng, vặn, phủ nhau phải. Tràng phụ dính với chỉ nhị hay dính gần với nhị; vảy tràng phụ rộng, rời, hình trứng, nhọn đầu, nguyên hay xẻ 2 thùy, không dính với tràng. Chỉ nhị rời, rộng ở gốc, dính ở phần trên cao của tràng, giữa các chỉ nhị không có tuyến; bao phấn 4 ô, hạt phấn họp thành nhóm 4; cơ quan truyền phấn hình thìa có đáy mở rộng thành đĩa dính mềm. Đầu nhụy hình nón ngắn. Quả thường gồm 2 đại.
Typus: Gymnanthera oblonga (Burm. f.) P. S. Green
Có 2 loài ở vùng nhiệt đới Châu Á và Châu Úc. Ở Việt Nam có 1 loài: Gymnanthera oblonga (Burm. f.) P. S. Green - Lõa ti giả
3.6. Finlaysonia Wall. - Phin lai sơn
Wall. 1831. Pl. Asiat. Rar. 2: 48, t. 162; Hook. f. 1883. Fl. Brit. Ind. 4: 7; K. Schum. in Engl. & Prantl, 1895. Nat. Pflanzenfam. 4(2): 211; Cost. 1912. Fl. Gen. Indoch. 4: 19; Back. & Bakh. f. 1965. Fl. Java 2: 248; Endress & Bruyns, 2000. Bot. Rew. 66 (1): 43. - Tên Việt khác: Lay sơn.
Cây bụi leo hay trườn, nhẵn. Lá mọc đối. Cụm hoa ngắn, nhánh ngắn. Nụ hình bầu dục. Thuỳ đài hình trứng ngắn. Tràng hình bánh xe, mặt trong có lông; cánh hoa vặn, phủ nhau phải. Tràng phụ nằm gần với nhị, không dính với tràng, vảy tràng phụ rời, hình sợi. Chỉ nhị rời, giữa các chỉ nhị không có tuyến; bao phấn 4 ô; hạt phấn họp thành nhóm 4; cơ quan truyền phấn hình thìa có đáy mở rộng thành đĩa dính mềm. Đầu nhụy có 5 cạnh, phía trên phẳng. Quả dày, chiều dọc có 1-4 khía hay có cánh. Hạt có mào lông ngắn.
Typus: Finlaysonia obovata Wall.
Có 6-7 loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Việt Nam, Thái Lan, Malaixia, Indonexia (Java). Ở Việt Nam có 1 loài: Finlaysonia obovata Wall. -Phin lai sơn.
3.7. Atherolepis Hook. f.-Gai lân
Hook. f. 1883. Hooker' Icon. Pl. 14: 26, t. 1433; id. 1883. Fl. Brit. Ind. 4: 8; K. Schum. in Engl. & Prantl, 1895. Nat. Pflanzenfam. 4(2): 214; Cost. 1912. Fl. Gen. Indoch. 4: 28; Endress & Bruyns, 2000. Bot. Rew. 66 (1): 43.
Cây bụi leo hay trườn. Lá mọc đối. Cụm hoa rất ngắn. Nụ hình nón, vặn ở trên, có lông. Thuỳ đài ngắn, hình trứng, mặt trong của đài không có tuyến ở đáy. Tràng hình bánh xe, cánh hoa ngắn, dạng trứng, vặn, phủ nhau phải. Tràng phụ dính với nhị hay dính gần với nhị; vảy tràng phụ rời, ngắn, hình tam giác. Chỉ nhị rời hay gần rời, ngắn, giữa các chỉ nhị có tuyến gần tròn; bao phấn 4 ô; hạt phấn họp thành nhóm 4; cơ quan truyền phấn hình thìa có đáy mở rộng thành đĩa dính mềm; trung đới kéo dài thành phần phụ dài tù đầu. Đầu nhụy nhỏ, tù.
Typus: Atherolepis wallichii (Wight & Arn.) Hook. f.
Có 2 loài ở vùng Châu Á từ Ấn Độ đến Việt Nam. Ở Việt Nam có 1 loài: Atherolepis pierrei Cost.-Gai lân
3.8. Atherandra Decne.-Gai hùng
Decne. in A. DC. 1844. Prodr 8: 497; Hook. f. 1883. Fl. Brit. Ind. 4: 9; K. Schum. in Engl. & Prantl, 1895. Nat. Pflanzenfam. 4(2): 214; Cost. 1912. Fl. Gen. Indoch. 4: 26; Back. & Bakh. f. 1965. Fl. Java 2: 249; Endress & Bruyns, 2000. Bot. Rew. 66 (1): 43.
Cây bụi leo hay trườn, nhẵn hay có lông, có nhiều nhánh nhỏ. Lá mọc đối, thuôn hay bầu dục, đỉnh nhọn. Mặt trong của đài không có tuyến ở đáy. Cụm hoa xim ở tận cùng hay ở nách lá. Nụ hoa hình cái mỏ. Thuỳ đài hình dùi, nhọn đầu; gốc đài không có tuyến. Tràng hình bánh xe; thuỳ tràng dài, mảnh khảnh, uốn cong lại, vặn, phủ nhau phải. Tràng phụ gồm 5 vảy, rời, dài, hình sợi, dính với chỉ nhị. Chỉ nhị rời, dài, hình sợi, giữa chúng có nhiều tuyến; bao phấn 4 ô, dính vào đầu nhụy, hình mũi tên; trung đới kéo dài thành mũi nhọn vượt quá các ô phấn; hạt phấn họp thành nhóm 4; cơ quan truyền phấn hình thìa có đáy mở rộng thành đĩa dính mềm. Đầu nhụy cao, hình nón và chia 2 thùy.
Typus: Atherandra acutifolia Decne. Có 1 loài phân bố ở Java, Sumatra, Việt Nam: Atherandra acutifolia Decne.-Gai hùng mũi.
3.9. Periploca L. - Chu đằng
L. 1753. Sp. Pl. 211; id. 1754. Gen. Pl. ed. 5. 100; Hook. f. 1883. Fl. Brit. Ind. 4: 11; K. Schum. in Engl. & Prantl, 1895. Nat. Pflanzenfam. 4(2): 216; Tsiang & Li, 1977. Fl. Reip. Pop. Sin. 63: 272; P. T. Li & al. 1995. Fl. China 16: 195; Endress & Bruyns, 2000. Bot. Rew. 66 (1): 43.
Cây bụi leo. Lá mọc đối. Cụm hoa dạng xim ở đầu cành hay ở ngoài nách lá, mảnh. Thuỳ đài ngắn, 3 cạnh, đầu nhọn hay tù; ở gốc đài có 5 tuyến. Tràng hình bánh xe; cánh hoa nằm ngang, vặn, phủ nhau phải, có nhiều lông. Tràng phụ dính gần với nhị, không dính với tràng; vảy tràng phụ chia 3 phần rõ rệt, dính nhau ở đáy. Chỉ nhị rời, ngắn, rộng, giữa các chỉ nhị có tuyến; bao phấn 4 ô; ở mặt lưng bao phấn có lông; bao phấn thẳng, nối với đầu nhụy phồng lên, tận cùng có phần phụ ngắn và nhọn; hạt phấn họp thành nhóm 4; cơ quan truyền phấn hình thìa có đáy mở rộng thành đĩa dính mềm.
Typus: Periploca graeca L.
Có khoảng 10 loài phân bố ở nhiệt đới Châu Á, nam Châu Âu và nhiệt đới Châu Phi. Ở Việt Nam có 1 loài: Periploca calophylla (Wight & Arn.) Falc. -Chu đằng lá hẹp.
3.10. Streptocaulon Wight & Arn.-Hà thủ ô nam
Wight & Arn. 1834. Contr. Bot. Ind. 64; Benth. & Hook. f. 1876. Gen. Pl. 2: 744; Hook. f. 1883. Fl. Brit. Ind. 4: 9; K. Schum. in Engl. & Prantl, 1895. Nat. Pflanzenfam. 4(2): 214; Cost. 1912. Fl. Gen. Indoch. 4: 30; Back. & Bakh. f. 1965. Fl. Java 2: 249; Tsiang & Li, 1977. Fl. Reip. Pop. Sin. 63: 267; P. T. Li & al. 1995. Fl. China 16: 194; Endress & Bruyns, 2000. Bot. Rew. 66 (1): 44. - Tên Việt khác: Bạc căn, Dây sữa.
Cây bụi leo hay trườn, nhiều lông. Lá mọc đối, hình trứng, bầu dục hay trứng ngược. Cụm hoa xim thưa hay dày đặc, mang các hoa nhỏ. Thuỳ đài nhỏ, hình trứng nhọn đầu; mặt trong của đài có 5 tuyến nhỏ ở gốc. Tràng hình bánh xe; ống tràng ngắn; thuỳ tràng hình trứng, vặn và phủ nhau phải. Tràng phụ gồm 5 vảy hình sợi, rời, dính với chỉ nhị. Chỉ nhị rời, giữa các chỉ nhị có các tuyến rất nhỏ; bao phấn 4 ô, nhẵn, nối với đầu nhụy lồi cao; trung đới kéo dài lên phía trên thành phần phụ dài dạng lá, nhọn đầu; hạt phấn họp thành nhóm 4; cơ quan truyền phấn hình thìa có đáy mở rộng thành đĩa dính mềm. Quả không có gờ như cánh, mặt ngoài có lông dày.
Typus: Streptocaulon kleinii Wight & Arn.
Có khoảng 5 loài phân bố ở Châu Á. Ở Việt Nam có 3 loài: Streptocaulon juventas (Lour.) Merr. - Hà thủ ô nam, Streptocaulon kleinii Wight & Arn. -Bạc căn nhỏ, Streptocaulon wallichii Wight - Bạc căn wallich.
Khóa định loại các loài của chi Streptocaulon ở Việt Nam
1A. Cuống hoa có lông
2A. Gân bên 14-20 cặp. Cơ quan truyền phấn dài khoảng 350µm.....1. S. juventas
2B. Gân bên ít hơn 13 cặp. Cơ quan truyền phấn dài khoảng 540µm.....2. S. kleinii
1B. Cuống hoa nhẵn .......................................................................... 3. S. wallichii
3.11. Myriopteron Griff. -Bạch căn giả
Griff. 1844. Calcutt. Journ. Nat. Hist. 4: 385; Hook. f. 1883. Fl. Brit. Ind. 4: 10; K. Schum. in Engl. & Prantl, 1895. Nat. Pflanzenfam. 4(2): 215; Cost. 1912. Fl. Gen. Indoch. 4: 35; Tsiang & Li, 1977. Fl. Reip. Pop. Sin. 63: 270; P. T. Li & al. 1995. Fl. China 16: 194; Endress & Bruyns, 2000. Bot. Rew. 66 (1): 43. - Tên Việt khác: Sí quả đằng.
Cây leo hay bụi trườn. Lá mọc đối. Thuỳ đài nhỏ, hình trứng tù đầu, có nhiều tuyến nhỏ ở gốc. Tràng dạng bánh xe; thuỳ tràng nhỏ, mảnh khảnh, dạng thuôn, vặn phải. Tràng phụ gồm 5 vảy dạng sợi, rời; phần gốc mở rộng dính vào chỉ nhị. Chỉ nhị dính nhau ở gốc, có nhiều vảy nhỏ mọc xen kẽ, bao phấn 4 ô, nhẵn, dính vào đầu nhụy; trung đới kéo dài ra thành phần phụ nhọn đầu; hạt phấn họp thành nhóm 4; cơ quan truyền phấn hình thìa có đáy mở rộng thành đĩa dính mềm. Đầu nhụy phồng lên. Quả có nhiều gờ như cánh.
Typus: Myriopteron paniculatum Griff.
Có 2 loài phân bố từ Ấn Độ đến Nam Trung Quốc, Đông Dương và Inđônêxia. Ở Việt Nam có 1 loài: Myriopteron extensum (Wight & Arn.) K. Schum. -Bạch căn giả.
Kết luận
Phân họ Chu đằng (Periplocoideae) ở Việt Nam gồm 11 chi với 16 loài. Đặc điểm các chi và sự phân biệt các loài của mỗi chi thuộc phân họ Chu đằng đã hoàn thành. Phân họ Chu đằng phân biệt với các phân họ khác của họ Thiên lý (Asclepiadaceae) bởi đặc điểm “cơ quan truyền phấn hình thìa có đáy mở rộng thành đĩa dính mềm, không có gót đính”.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Thế Bách, 2005: Danh lục các loài thực vật Việt Nam. T3: 58-75, NXB. Nông nghiệp.
2. Backer C. A., R. C. Bakhuizen Van der Brinkjr, 1965: Flora of Java 2: 245-274. Noordhoff, Gconinger, the Netherlands.
3. Bentham G., J. D. Hooker, 1876: Genera Plantarum, 2: 681-785, London.
4. Brown R., 1810: On The Asclepiadeae, a natural order of plants separated from Apocineae of Jussieu. London.
5. Costantin J., 1912: Flore Générale de L’ Indo-Chine 4(1): 1-154, Masson et Cie, Paris.
6. Phạm Hoàng Hộ, 1993: Cây cỏ Việt Nam 2(2): 910-949. Montréal.
7. Phạm Hoàng Hộ, 2000: Cây cỏ Việt Nam 2: 724-755. NXB. Trẻ.
8. Li P. T., M. G. Gilbert, W. D. Stevens, 1995: Flora of China 16: 193-270. United States.
9. Linnaeus C., 1753: Species Plantarum, 1: 214-218.
10. Schumann K., 1895: Die Naturlichen Pflanzenfamilien, 4(2): 189-310, Leipzig.
Trần Thế Bách, Vũ Tiến Chính, Đỗ Văn Hài, Bùi Hồng Quang
Viện ST&TNSV - Viện KH&CN Việt Nam
Joongku Lee
Viện Nghiên cứu sinh học và Công nghệ sinh học Hàn Quốc
(Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 - Viên ST&TNSV - Viện KH&VN Việt Nam)