Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > HỆ THỰC VẬT

Đa dạng thực vật và giá trị bảo tồn ở khu bảo tồn thiên nhiên Tà Sùa, tỉnh Sơn La

Cập nhật ngày 3/2/2012 lúc 3:06:00 PM. Số lượt đọc: 8441.

Trước thực trạng đang diễn ra tại KBTTN Tà Sùa thì việc nghiên cứu khu hệ thực vật và giá trị bảo tồn để làm cơ sở xây dựng kế hoạch quản lý, bảo tồn tính ĐDSH, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, xã hội là hết sức cần thiết

Khu Bảo tồn Thiên nhiên (KBTTN) Tà Sùa được UBND tỉnh Sơn La thành lập năm 2003, nằm trên địa bàn 4 xã; Tà Sùa, Háng Đồng (huyện Bắc Yên), và Mường Thải, Suối Tọ (huyện Phù Yên), tỉnh Sơn La, với tổng diện tích là 17,650 ha, nằm ở sườn Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn, địa hình cao dốc, mức độ chia cắt  mạnh, có nhiều đỉnh cao trên 2000 m dọc theo dãy Phu Sa Phìn, cao nhất là đỉnh Phu Chiêm Sơn, có độ cao 2765 m, là khu hệ sinh thái rừng kín thường xanh núi cao vùng Tây Bắc, có giá trị bảo tồn nguồn gen và nghiên cứu khoa học, bởi còn lưu trữ được nhiều loài động, thực vật  quý hiếm [2] [5]. Tuy nhiên, hiện tượng phá rừng làm nương rẫy, sử dụng lửa rừng, khai thác quặng vẫn đang diễn ra. Do đó nguy cơ làm mất đi nhiều diện tích rừng, gây tổn thất đa dạng sinh học là rất tiềm tàng, và sẽ khó có thể phục hồi lại rừng nguyên trạng.


(ảnh minh họa theo nguoiduatin / zigzag88)

Trước thực trạng đang diễn ra tại KBTTN Tà Sùa thì việc nghiên cứu khu hệ thực vật và giá trị bảo tồn để làm cơ sở xây dựng kế hoạch quản lý, bảo tồn tính ĐDSH, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, xã hội là hết sức cần thiết.

Báo cáo này là kết quả nghiên cứu về đa dạng thực vật ở KBTTN Tà Sùa, Sơn La, góp phần vào công tác bảo tồn ĐDSH tại địa phương.

Phương pháp nghiên cứu

1. Kế thừa các tài liệu

Kế thừa các tài liệu về quá trình hình thành và xây dựng KBTTN Tà Xùa, cũng như các tài liệu về kết quả điều tra khu hệ thực vật của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Quá trình kế thừa có tính chọn lọc.

2. Toạ đàm, phỏng vấn qua phiếu

Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn người dân địa phương, thợ săn, cán bộ kiểm lâm, cán bộ lâm nghiệp để tìm hiểu về hiện trạng, giá trị tài nguyên trong khu vực.

3. Điều tra ngoại nghiệp

Xây dựng các tuyến điều tra qua nhiều kiểu trạng thái khác nhau.

  • Tuyến 1: Từ  Trạm kiểm lâm Suối Khang (21020’01,6’’N - 104036’16,3’’E) - Háng Tê La - Đỉnh Suối Đỏ - Háng Lề Sờ Pó - Háng Hông Chùa  (21019’68,7’’N - 104035’26,8’’E) 
  • Tuyến 2: Từ  Trạm kiểm lâm Suối Khang (21020’01,6’’N - 104036’16,3’’E) -  Háng Sò - Háng Vàng Dua - Núi Ka Long - Háng Đồng C (21019’00’’N - 104035’51,9’’E) 
  • Tuyến 3: Từ  Trạm kiểm lâm Suối Chiếu (21020’65,2’’N - 104040’89,8’’E) -  Suối Bạu - Suối Lạt Con - Bãi Lâm Trường 1 (đà 50) - Đỉnh Suối Lạt Con  - Suối Khò - Suối Bon (21020’52,8’’N - 104041’75,6’’E)

4. Phân tích và định loại mẫu vật

Xác định thành phần loài thực vật: Tất cả các mẫu vật thu được trong quá trình điều tra, được xác định tên khoa học bằng phương pháp hình thái so sánh, sử dụng các tài liệu chính như Cây cỏ Việt Nam và Cây gỗ rừng Việt Nam. Xây dựng danh lục thực vật, đánh giá sự đa dạng trong các taxon theo Phương pháp Nghiên cứu Thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn. Các mẫu vật được lưu giữ tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

Xác định giá trị bảo tồn qua các loài quý hiếm: theo Danh lục Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ IUCN (2009), Nghị Định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ (2006) và Quyết Định 74/2008/QĐ-BNN ngày 20 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT và Công ước CITES (2008).

Kết quả nghiên cứu

1. Đa dạng thực vật KBTTN Tà Sùa

Kết quả nghiên cứu này đã xác định tại khu vực Tà Sùa có 733 loài, 473 chi, 159 họ thực vật bậc cao của 6 ngành thực vật, cụ thể (Bảng 01). So với các nghiên cứu trước đây về khu hệ thực vật Tà Sùa [5] thì nghiên cứu này đã bổ sung thêm 6 họ, 55 chi và 120 loài.  Số lượng các taxon được ghi nhận tại thời điểm nghiên cứu chưa phản ánh hết được thành phần các taxon tại khu vực Tà Sùa, theo chúng tôi các taxon thu thập được chỉ chiếm khoảng 80-85% tổng số các taxon có mặt tại đây, do thời điểm thu mẫu không phải là mùa ra hoa, quả; điều kiện địa hình đi lại khó khăn, và thời gian cho công tác thực địa ngắn nên những nhóm thực vật ngành Pinophyta và nhóm Orchidaceae, Ericaceae chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Bảng 1. Phân bố các taxon trong các ngành thực vật bậc cao

Đa dạng các taxon ngành

Trong 6 ngành của hệ thực vật Tà Sùa, ngành Mộc lan đa dạng nhất với tổng số 692 loài, 443 chi và 138 họ, chiếm ưu thế vượt trội với tỷ trọng từ 86,76% đến 94,4 %. Ngành khuyết lá thông là ngành chỉ có 1 họ, 1 chi và 1 loài chiếm tỷ trọng trung bình thấp nhất 0,14% đến 0,63%. Dẫn liệu bảng 1 cho thấy trong ngành Mộc lan, lớp Mộc lan có 571 loài (chiếm 94,4%) thuộc 443 chi (chiếm 93,66%) của 112 họ (chiếm 70,44%), chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với lớp Hành trong ngành Mộc lan. Tỷ trọng của các Taxon (họ, chi, loài) của lớp Mộc lan cao hơn 3,5 – 4 lần so với lớp Hành, cho thấy hệ thực vật Tà Sùa mang tính chất của một hệ thực vật nhiệt đới rất rõ.

Đa dạng các taxon dưới ngành

Tính đa dạng của hệ thực vật KBTTN Tà Sùa được xem xét trên 10 họ và 10 chi có số lượng loài nhiều nhất. Hệ thực vật KBTTN Tà Sùa có 10 họ đa dạng nhất, dù chỉ chiếm 6,29% tổng số họ nhưng có 312 loài và 196 chi.  Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một số họ có số lượng loài được ghi nhận nhiều nhất tại khu vực Tà Sùa  như họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 43 loài, họ Cúc (Asteraceae) 40 loài, họ Dẻ (Fagaceae) 16 loài, họ Long não (Lauraceae) 21 loài, họ Đậu (Fabaceae) 18 loài, họ Cà phê (Rubiaceae) 18 loài, đây cũng là những họ nằm trong 10 họ thực vật giàu nhất của khu hệ thực vật Việt Nam. Một số họ thực vật khác cũng có số lượng loài lớn như họ Cói (Cyperaceae) 14 loài, họ Phong lan (Orchidaceae) 12 loài, Họ Cam (Rutaceae) 14 loài, họ Gừng (Zingiberaceae) 12 loài,  …

Trong hệ thực vật Tà Sùa, 10 chi đa dạng nhất (chiếm 2,05% tổng số chi của toàn hệ thực vật) với 54 loài, chiếm 7,37% tổng số loài của toàn hệ. Các chi này gồm: Garcinia (Clussiaceae) 5 loài, Elaeocarpus (Elaeocarpaceae) 5 loài, Castanopsis (Fagaceae) 7 loài, Listsea (Lauraceae) 5 loài, Michelia (Magnoliaceae) 4 loài, Ficus (Moraceae) 11 loài, Ardisia (Myrsinaceae) 5 loài, Alocasia (Areceae) 5 loài, Carex (Cyperaceae) 7 loài, Alpinia (Zingiberaceae) 5 loài. Các chi này bao gồm các loài thực vật tiên phong, ưa sáng, chiếm ưu thế trong các kiểu rừng thứ sinh sau khai thác và nương rẫy tại khu vực nghiên cứu.

Đa dạng các dạng sống của hệ thực vật KBTTN Tà Sùa

Trong tổng số 733 loài của hệ thực vật, kiểu dạng sống thân gỗ có 212 loài, chiếm 28,92%; kiểu dạng cây bụi có 188 loài, chiếm 25,65%; kiểu dạng thân thảo có 178 loài chiếm 24,28%; kiểu dạng dây leo với 85 loài chiếm 11,6; kiểu dạng phụ sinh có 30 loài chiếm 4,09%; kiểu dạng khuyết thực vật có 40 loài chiếm 5,46%. Đây là những dạng sống chính và quan trọng trong khu hệ thực vật Tà Sùa, nó giữ vai trò tạo nên các kiểu thảm thực vật, đặc biệt ở những đai cao.

2. Các giá trị bảo tồn của hệ thực vật Tà Sùa

Dựa vào kết quả điều tra, nghiên cứu về phân bố, tình trạng của các loài thực vật tại khu vực Tà Sùa, kết hợp so sánh với Sách Đỏ Việt Nam (2007), Nghị Định số 32/2006/NĐ-CP của  chính phủ, Danh lục Đỏ của IUCN (2009), Công ước CITES (2006), chúng tôi đã thống kê được 56 loài thực vật quý hiếm ở đây (Bảng 2) có giá trị bảo tồn cao:

Bảng 2. Danh sách các loài thực vật quý hiếm tại KBTTN Tà Sùa

TT

 

Tên Việt Nam

Tên Khoa học

Tên họ

SĐVN

2007

IUCN

2009

NĐ 32

2006

CITES

2006

1.             

Tẩm

Altingia chinensis Oliv. ex Hance

Altingiaceae

EN

 

 

 

2.             

Ngũ gia bì gai

Acanthopanax trifoliatus  Voss.

Araliaceae

EN

 

 

 

3.             

Song mật

Calamus platyacanthus

Arecaceae

VU

 

 

 

4.             

Biến hoá núi cao

Asarum balansae Franch.

Aristolochiaceae

EN

 

 

 

5.             

Hoa tiên

Asarum glabrum Merr.

Aristolochiaceae

VU

 

II.A

 

6.             

Dương kì thảo

Achillea millefolium L.

Asteraceae

VU

 

 

 

7.             

Đại kế

Cirsium japonicum Fish. ex DC.

Asteraceae

VU

 

 

 

8.             

Nấm đất

Balanophora laxiflora Hemsl.

Balanophoraceae

EN

 

 

 

9.             

Mã hồ

Mahonia nepalensis DC.

Berberidaceae

EN

 

 

 

10.          

Bát giác liên

Podophyllum tonkinense Gagnep.

Berberidaceae

EN

 

 

 

11.          

Đinh

Markhamia stipulata Seem. ex Schum

Bignoniaceae

VU

 

II.A

 

12.          

Trám đen

Canarium tramdenum Dai & Yakovl.

Burseraceae

VU

 

 

 

13.          

Đẳng sâm

Codonopsis javanica Hook.f.

Campanulaceae

VU

 

II.A

 

14.          

Trai Lý

Garcinia fagraeoides A. Chev.

Clusiaceae

 

 

II.A

 

15.          

Hoàng tinh cách

Disporopsis longifolia Craib

Convallariaceae

VU

 

II.A

 

16.          

Xà xì bắc bộ

Ophiopogon tonkinensis Rodr.

Convallariaceae

VU

 

 

 

17.          

Sâm cau

Peliosanthes teta Andr.

Convallariaceae

VU

 

 

 

18.          

Hoàng tinh vòng

Polygonatum kingianum Coll. ex Hemsl.

Convallariaceae

EN

 

II.A

 

19.          

Pơ Mu

Fokienia hodgsinsii A. Henry & Thomas

Cupressaceae

EN

LR

II.A

 

20.          

Chò nâu

Dipterocarpus retusus Blume

Dipterocarpaceae

VU

 

 

 

21.          

Hoè

Sophora tonkinensis Gagnep.

Fabaceae

VU

 

 

 

22.          

Cà ổi Sapa

Castanopsis lecomtei Hickel & A. Camus

Fagaceae

VU

 

 

 

23.          

Sồi đá lá mác

Lithocarpus balansae A. Camus

Fagaceae

VU

 

 

 

24.          

Sồi đĩa

Quercus platycalyx Hickel & A. Camus

Fagaceae

VU

 

 

 

25.          

Chò đãi

Annamocarya sinensis J.Leroy

Juglandaceae

EN

 

 

 

26.          

Gù hương

Cinnamomum balansae H. Lecomte

Lauraceae

VU

 

II.A

 

27.          

Re hương

Cinnamomum parthenoxylon  Meisn.

Lauraceae

CR

 

II.A

 

28.          

Mã tiền tán

Strychnos umbellata Merr.

Loganiaceae

VU

 

 

 

29.          

Vàng tâm

Manglietia dandyi   Dandy

Magnoliaceae

VU

 

 

 

30.          

Giổi lông

Michelia balansae Dandy

Magnoliaceae

VU

 

 

 

31.          

Giổi lụa

Tsoongiodendron odorum Chun

Magnoliaceae

VU

 

 

 

32.          

Giổi xương

Paramichelia baillonii  S. Y. Hu

Magnoliaceae

VU

 

 

 

33.          

Lát Hoa

Chukrasia tabularis A. Juss.

Meliaceae

VU

LR

 

 

34.          

Củ gió

Tinospora sagittata Gagnep.

Menispermaceae

VU

 

 

 

35.          

Hoàng đằng

Fibraurea recisa Pierre

Menispermaceae

VU

 

II.A

 

36.          

Bình vôi nhị ngắn

Stephania brachyandra Diels

Menispermaceae

EN

 

II.A

 

37.          

Lá khôi tía

Ardisia sylvestris  Pitard

Myrsinaceae

VU

 

 

 

38.          

Rau sắng

Meliantha suavis  Pierre

Opiliaceae

VU

 

 

 

39.          

Lan kim tuyến

Anoectochilus setaceus Blume

Orchidaceae

EN

 

I.A

A2

40.          

Đại giác

Dendrobium longicornu Lindle.

Orchidaceae

EN

 

 

A2

41.          

Thanh thiên quỳ

Nervilia  fordii  Schlechter

Orchidaceae

EN

 

II.A

A2

42.          

Hài xanh

Paphiopedilum malipoense S.C. Chen & Z. H. Tsi

Orchidaceae

EN

 

 

A2

43.          

Hài lông

Paphiopedilum villosum  Stein

Orchidaceae

EN

 

 

A2

44.          

Du sam đất

Keteleeria evelyniana Masters

Pinaceae

VU

 

 

 

45.          

Thông tre

Podocarpus neriifolius D. Don

Podocarpaceae

 

LR

 

 

46.          

Hà thủ ô đỏ

Fallopia multiflora Haraldson

Polygonaceae

VU

 

 

 

47.          

Cốt toái bổ

Drynaria fortunei J. Smith

Polypodiaceae

EN

 

 

 

48.          

Hoàng liên

Coptis chinensis Franch.

Rannunculaceae

CR

 

 

 

49.          

Hoàng liên chân gà

Coptis quinquesecta W. T. Wang

Ranunculaceae

VU

 

I.A

 

50.          

Thổ Hoàng Liên

Thalictrum foliosum DC.

Ranunculaceae

CR

 

 

 

51.          

Sến mật

Madhuca pasquieri H.J.Lam

Sapotaceae

EN

 

 

 

52.          

Trầm hương

Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte

Thymelaeceae

EN

 

 

 

53.          

Nghiến

Excentrodendron tonkinense Chang & Miau

Tiliaceae

EN

 

II.A

 

Trong tổng số 53 loài quý hiếm, loài đang bị đe doạ đã ghi nhận tại KBTTN Tà Sùa chiếm 7,23 %  tổng số loài đã biết, thì có:

  • 51 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007 chiếm khoảng 6,96 % tổng số loài đã biết trong khu vực nghiên cứu và chiếm khoảng 11,54 % tổng số loài có tên trong SĐVN, trong đó: 3 loài thuộc cấp rất nguy hiểm (CR), 19 loài thuộc nhóm nguy cấp (EN), 29 loài thuộc nhóm sẽ nguy cấp (VU).
  • 3 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, 2009 thuộc cấp ít nguy cấp (LR), chiếm khoảng 0,41% tổng số loài đã biết trong khu vực nghiên cứu.
  • 15 loài nằm trong NĐ32/2006 NĐ-CP chiếm khoảng 2,05% tổng số loài đã biết trong khu vực nghiên cứu và chiếm khoảng 27% tổng số loài có tên trong NĐ32/2006 NĐ-CP, trong đó 2 loài nằm ở nhóm IA, 13 loài nằm ở nhóm IIA.
  • 5 loài nằm trong phụ lục II của công ước CITES 2006 chiếm khoảng 0,68% tổng số loài đã biết trong khu vực nghiên cứu.

KBTTN Tà Sùa là nơi hiện diện của nhiều taxon đại diện cho hệ thực vật nguyên thủy cổ á nhiệt đới và nhiệt đới của các ngành Thông và ngành Mộc lan. Các họ đặc trưng cho hệ thực vật cổ á nhiệt đới ở KBTTN Tà Sùa như: họ Tuế (Cycadaceae), họ Kim giao (Podocarpaceae), họ Thông (Pinnaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Long Não (Lauraceae), họ Chè (Theaceae), họ Đỗ quyên (Ericaceae). Các họ đặc trưng cho hệ thực vật cổ nhiệt ở khu vực nghiên cứu như: họ Na (Annonaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Bứa (Clusiaceae), họ Chuối (Musaceae)...

3. Đa dạng về nguồn tài nguyên thực vật

Phân tích các thông tin tổng hợp kết hợp với kết quả phỏng vấn ngoài thực địa, tham khảo các chuyên khảo, chúng tôi đã kiểm kê được 435 loài có ích, chiếm 59,35% tổng số loài của hệ thực vật Tà Sùa, thuộc 9 nhóm công dụng như: cây làm thuốc; cây cho gỗ; cây làm cảnh, bóng mát; cây thực phẩm; cây cho tanin, thuốc nhuộm; cây tinh dầu, hương liệu; cây độc và nhóm cây cho công dụng khác.

Bảng 3. Thống kê các nhóm tài nguyên thực vật ở KBTTN Tà Sùa

Nhóm tài nguyên

Kí hiệu

Loài

% Tài nguyên

% Khu hệ

Cây thuốc

M

285

65,52

38,88

Cây cho gỗ

T

194

44,6

26,47

Cây làm cảnh, bóng mát

Or

86

19,77

11,73

Cây thực phẩm

F

64

14,71

8,73

Cây cho tanin, thuốc nhuộm

Ta

57

13,1

7,78

Cây lấy sợi

Fi

26

5,98

3,55

Cây tinh dầu, hương liệu

Oil

38

8,74

5,18

Cây độc

Mp

23

5,29

3,14

Công dụng khác

U

12

2,76

1,91

Qua bảng 3 cho thấy, trong 9 nhóm tài nguyên thực vật, nhóm cây thuốc chiếm ưu thế vượt trội với 285 loài chiếm 65,52% tổng số loài cây có giá trị sử dụng và chiếm 38,88 tổng số loài của khu hệ thực vật Tà Sùa, tiếp theo là nhóm cây cho gỗ có 194 loài, chiếm 44,6% tổng số loài có giá trị sử dụng và 26,47% tổng số loài của khu hệ thực vật; nhóm cây làm cảnh và bóng mát có 86 loài, chiếm 19,77% tổng số loài có giá trị sử dụng và 11,73% tổng số loài của khu hệ; cây thực phẩm có 64 loài chiếm 14,71% tổng số loài có giá trị sử dụng và 8,73% số loài của toàn khu hệ; nhóm cho tanin, thuốc nhuộm có 57 loài chiếm 13,1% tổng số loài có giá trị và chiếm 7,78% tổng số loài của khu hệ. Các nhóm còn lại chiếm tỷ lệ thấp dưới 10% tổng số loài có giá trị sử dụng và toàn khu hệ.

Kết luận

Hệ thực vật  Tà Sùa đã ghi nhận được 733 loài thuộc 473 chi, 159 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch;  Kết quả này cũng ghi nhận 53 loài thực vật quý hiếm, đang bị đe doạ, nguy cấp cần được bảo vệ chiếm 7,23 %  tổng số loài đã biết, trong đó: 49 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, 2007; 3 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, 2009; 15 loài nằm trong NĐ32/2006 NĐ-CP; 5 loài nằm trong phụ lục II của công ước CITES 2006.

Các loài thực vật hữu ích ở Tà Sùa đã thống kê được 435 loài có ích, chiếm 59,35% tổng số loài của hệ thực vật Tà Sùa, thuộc 9 nhóm công dụng như: cây làm thuốc; cây cho gỗ; cây làm cảnh, bóng mát; cây thực phẩm; cây cho tanin, thuốc nhuộm; cây tinh dầu, hương liệu; cây độc và nhóm cây cho công dụng khác, trong đó nhóm cây thuốc chiếm ưu thế vượt trội với 285 loài chiếm 65,52% tổng số loài cây có giá trị sử dụng và chiếm 38,88% tổng số loài của khu hệ thực vật Tà Sùa

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007:  Sách Đỏ Việt Nam (phần II: Thực vật). Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên & Công nghệ, Hà Nội.
  2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, 2002: Dự án đầu tư xây dựng KBTTN Tà Sùa – Sơn La.
  3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2006: Nghị Định số 32/2006/NĐ-CP, ký ngày 30/3/2006, của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
  4. CITES, 2006: www.cites.org
  5. Đỗ Tất Lợi, 2005: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB. Y học
  6. IUCN, 2009: www.redlist.org
  7. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên), 2001-2005: Danh lục các loài thực vật Việt Nam, I (2001), II (2003), III (2005). Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
  8. Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000: Cây cỏ Việt Nam. I (1999), II (2000), III (2000). Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội.
  9. Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, 1971-1986: Cây gỗ rừng Việt Nam. I (1971), II (1978), III (1980), IV (1981), V (1982), VI (1983), VII (1986). Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội

Đỗ Văn Trường
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Lê Văn Phúc
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
(Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
- Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ tư, Hà Nội 21/10/2011)

dovantruong

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2025